Menu

Halothan có tác dụng gây mê đường hô hấp ra sao? Cách dùng và những lưu ý quan trọng

Halothan
Hoạt chất

Halothan

    Đóng gói: Thuốc dạng lỏng, dạng dung dịch, dạng kem bôi

    Loại thuốc: Thuốc gây mê

    Công ty sản xuất: Piramal Healthcare Limited - ẤN ĐỘ

    Quốc gia sản xuất: Ấn Độ

    Công ty đăng ký: Rhodia - PHÁP

Halothan là loại thuốc có tác dụng gây mê đường hô hấp đem lại hiệu quả nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để gây mê toàn thân phù hợp với mọi lứa tuổi. Halothan được sử dụng trước khi tiến hành các phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh và có mức độ hồi tỉnh nhanh.

Halothan là thuốc gì? Công dụng như thể nào?

Halothan là một hydrocarbon halogen – một chất lỏng không màu và có mùi khá dễ ngửi. Halothan khá dễ bay hơi, tuy nhiên do trong thành phần thuốc có thymol (một chất không bay hơi) nên thuốc thường bốc hơi và đọng lại ngay trong lọ chứa, phần thuốc còn lại cũng có thể chuyển sang màu vàng.

Halothan là một loại thuốc gây mê toàn thân và gây mê đường hô hấp mang lại tác dụng khá nhanh. Thuốc được sử dụng cho người bệnh ở mọi lứa tuổi, dùng trước khi tiến hành các cuộc phẫu thuật trong thời gian ngắn hoặc thời gian dài.

Thuốc Halothan có công dụng gì?
Thuốc Halothan có công dụng gì?

Halothan hoạt động bằng cách ức chế một cách từ từ đường hô hấp của người dùng, sau đó gây mê sâu mà không gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp hay tăng tiết dịch nước bọt. Thời gian hồi tỉnh của người bệnh sau khi sử dụng thuốc Halothan thường khá nhanh và không gây mất kiểm soát hành động.

Thuốc Halothan được bào chế dưới các dạng chính như:

  • Thuốc dạng lỏng có hàm lượng: 30ml, 50ml, 200ml và 250ml.
  • Dạng dung dịch có hàm lượng là: 30ml, 50ml, 200ml, 250ml.
  • Dạng kem bôi thì có hàm lượng là: 0,1% (tương đương với 30g, 60g và 216g)

Dược động học của thuốc Halothan

  • Hấp thụ: Vì là thuốc dễ bốc hơi nên thuốc Halothan thường dễ hấp thu ở các phế nang.
  • Phân bố: Thuốc ít tan trong máu, nồng độ thuốc trong máu và phế nang thường ở mức ổn định.
  • Chuyển hóa: Chất chuyển hóa chính của thuốc là acid trifluoroacetic và một số loại muối khoáng khác tùy phân bố theo từng cách chuyển hóa riêng biệt. Nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện sau khoảng 24 giờ dùng thuốc.
  • Đào thải: Phần lớn thuốc Halothan (khoảng 80%) đều được đào thải qua phổi dưới dạng không đổi. Phần còn lại sẽ được thải trừ qua thận và thời gian sẽ kéo dài trong khoảng 1 tuần.

Cách dùng thuốc Halothan

Halothan được các bác sĩ trực tiếp chỉ định sử dụng ngay tại các cơ sở y tế. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo các quy định của bác sĩ để đảm bảo việc gây mê an toàn.

Có thể dùng thuốc Halothan theo hệ thống gây mê có vôi soda giúp hấp thụ dioxyd carbon. Ngoài ra, loại thuốc này cũng được sử dụng theo hệ thống gây mê nửa hở nửa kín để có thể hấp thụ khí carbonic.

Nên phối hợp thuốc Halothan với oxygen hoặc dùng với oxygen và dinitrogen oxyd (N2O).

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu người dùng sử dụng thuốc theo các cách khác nhau dưới sự giám sát trực tiếp bởi đội ngũ y bác sĩ. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có trong quá trình gây mê và phẫu thuật.

Liều dùng thuốc Halothan

Với mỗi một đối tượng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành phân chia các liều lượng thuốc cụ thể. Thuốc được chia ra cho 2 đối tượng bệnh nhân cụ thể là: người lớn và trẻ nhỏ.

1. Liều dùng cho người lớn

Dùng hỗn hợp Halothan với oxygen – dinitrogen oxyd

  • Liều khởi đầu: 1 – 2,5% với lưu lượng là 8L/phút
  • Liều duy trì: Dùng thuốc Halothan với liều 0,5 – 1,5%.

Dùng thuốc Halothan đơn thuần

  • Liều lượng thuốc sẽ là 4 – 5% sử dụng trước khi tiến hành phẫu thuật.

Kết hợp Halothan với fentanyl

  • Nồng độ thuốc được khuyến cáo sử dụng là 0,5 – 2%.

Phối hợp Halothan với sucinyl – cholin

  • Sự kết hợp thuốc này được sử dụng trong những trường hợp cần giãn cơ nhiều. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm ngắt quãng vào tĩnh mạch hoặc tiêm truyền nhỏ giọt cho bệnh nhân.

2. Liều dùng thuốc cho trẻ nhỏ

  • Cho trẻ dùng thuốc Halothan với liều lượng khoảng 1,5 – 2%.
  • Liều lượng duy trì trong thời gian dài có thể sử dụng liều 0,5 – 2%.

Khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ, người dùng cần tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải. Trong thời gian dùng thuốc, nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.

Tác dụng phụ của thuốc Halothan

Khi dùng thuốc không đúng liều lượng cần thiết hoặc cơ địa mẫn cảm với thành phần thuốc, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn và nôn mửa nhiều
  • Huyết áp hạ nhanh quá mức bình thường
Một trong những tác dụng phụ của Halothan là gây rối loạn nhịp tim
Một trong những tác dụng phụ của Halothan là gây rối loạn nhịp tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Khó thở, đau tức ngực
  • Thân nhiệt tăng cao
  • Cơ thể run rẩy, đặc biệt là ở chân tay
  • Có dấu hiệu ngừng hô hấp
  • Nhịp tim yếu dần, có thể xảy ra hiện tượng tim ngừng đập
  • Gây hoại tử gan

Khi gặp phải một trong những triệu chứng như trên, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời. Nếu để quá lâu, các triệu chứng trên có thể trở lên nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Nên làm gì khi dùng thuốc quá/lỡ liều?

Thuốc Halothan được các bác sĩ sử dụng trực tiếp ngay tại cơ sở mà người bệnh tiến hành gây mê và phẫu thuật. Do đó, việc quá hoặc lỡ liều rất ít khi xảy ra.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người dùng có thể bị dùng thuốc quá liều so với sự thích ứng của cơ địa. Điều này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.

Lúc này, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về những triệu chứng đang gặp phải để được chữa trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bảo quản thuốc Halothan

  • Bảo quản thuốc ở những nơi có nhiệt độ phòng (từ 15 – 25 độ C)
  • Thuốc Halothan rất dễ bay hơi nên hạn chế để chúng ở những nơi có ánh nắng trực tiếp. Chính vì điều này mà thuốc Halothan thường được bảo quản trong những lọ có màu nâu và bìa cứng tối màu. Ngoài ra, cũng nên hạn chế để thuốc ở nơi có độ ẩm cao.
  • Bảo quản thuốc cẩn thận trong lọ được nắp chặt. Chỉ mở nắp hộp thuốc khi cần sử dụng để tránh thuốc bị biến đổi chất.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong gia đình.
  • Không sử dụng khi thuốc có dấu hiệu bất thường về màu sắc cũng như mùi.
  • Thuốc thường được các bác sĩ trực tiếp bảo quản với điều kiện phù hợp nhất tại các cơ sở y tế. Với trường hợp cần dùng thuốc tại nhà, người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bảo quản đúng cách.
  • Với thuốc bị hết hạn sử dụng, người bệnh nên xin ý kiến bác sĩ về cách hủy thuốc an toàn.

Tương tác thuốc Halothan

1. Những thuốc nào tương tác với Halothan?

Sự tương tác có thể làm thay đổi công dụng vốn có của thuốc Halothan, thậm chí làm gia tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ cho người bệnh. Do đó, người dùng cần tránh sử dụng thuốc Halothan cùng một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc cường giao cảm
  • Thuốc Chlorpromazine
  • Thuốc Theophylline
  • Thuốc Adrenaline
  • Thuốc Midazolam
  • Độc tính phenytoin
  • Thuốc Morphine
  • Thuốc giãn cơ không khử cực
  • Thuốc Tubocurarine
  • Thuốc Aminoglycosides

Để hạn chế những tương tác không đáng có giữa các thuốc, người dùng cần liệt kê chính xác cho bác sĩ biết về các loại thuốc hiện tại đang sử dụng hoặc có ý định dùng trong thời gian tới. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để điều chỉnh lưu lượng thuốc sao cho phù hợp với sức khỏe của người dùng.

2. Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc Halothan không?

Thức ăn và bia rượu có thể gây ra một số tác động nhất định đến thuốc. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh tương tác thuốc.

Lưu ý, không nên dùng rượu bia hoặc các đồ uống có chất kích thích khác cùng với Halothan vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho người dùng.

3. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc?

Bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cũng có thể gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến công dụng của Halothan. Do đó, người bệnh cần cho bác sĩ biết về các bệnh lý đang gặp phải, đặc biệt là tình trạng suy giảm chức năng tim, gan, bệnh u tế bào, bệnh phụ khoa hoặc là người dùng đang mang thai ở thời kỳ đầu.

Các bệnh lý về gan có thể gây ảnh hưởng xấu đến công dụng của thuốc Halothan
Các bệnh lý về gan có thể gây ảnh hưởng xấu đến công dụng của thuốc Halothan

Thận trọng khi dùng thuốc

Khi sử dụng thuốc Halothan, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cho bác sĩ biết nếu người dùng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Liệt kê chính xác các loại thuốc đang sử dụng hoặc sắp dùng để bác sĩ có sự điều chỉnh hợp lý.
  • Thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe của bản thân
  • Cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nếu dùng thuốc cho trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi.
  • Trường hợp đang mang thai, dự định có con hoặc đang cho con bú, người dùng cần xin ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc một cách an toàn nhất.

Thuốc Halothan giá bao nhiêu?

Giá thuốc sẽ có những chênh lệch nhất định giữa các địa điểm bán, thường dao động trong khoảng 2.400.000 – 2.600.000 đồng. Trong trường hợp thực sự cần sử dụng, người dùng có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc cửa hàng tân dược uy tín để mua thuốc với giá cả hợp lý.

Trên đây là những thông tin về loại thuốc gây mê Halothan. Hy vọng bài viết có thể giúp người dùng có cái nhìn chính xác về loại thuốc này, từ đó hạn chế được tối đa những rủi ro trong quá trình sử dụng.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Thuốc gây tê, gây mê Ketamine hoạt động như thế nào? Có tốt không?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023

Bình luận

*
*

Top