Menu

Thuốc Ivabradine điều trị bệnh suy tim dùng như thế nào cho hiệu quả tốt nhất?

Ivabradine
Hoạt chất

Ivabradine

    Đóng gói: Viên nén 5mg và 7.5mg

    Loại thuốc: Thuốc điều trị suy tim mạn tính và chống đau thắt ngực

    Công ty sản xuất: Amgen (Tập đoàn công nghệ sinh học lớn nhất thế giới) và Servier (công ty dược tư nhân hàng đầu của Pháp)

    Quốc gia sản xuất: Pháp - Mỹ

Thuốc Ivabradine đã được các nhà nghiên cứu tại Tập đoàn công nghệ sinh học Amgen và công ty dược tư nhân Servier chứng minh về mức độ cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân bị suy tim. Theo một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Suy tim – Hội tim mạch Châu Âu, Ivabradine có thể làm giảm nguy cơ tử vong đến 26%.

Thuốc Ivabradine có công dụng gì?

Suy tim là tình trạng xuất hiện khi tim không thể cung cấp đủ lưu lượng máu và oxy để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến rất nhiều người trên 65 tuổi phải nhập viện. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACCF), bệnh suy tim là mối quan tâm y tế hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới khi tỉ lệ số người mắc căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng.

Người bị suy tim mạn tính thường có một số triệu chứng điển hình như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh và không đều, phù nề chân tay, khó thở… Các chuyên gia y tế cho biết, căn bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có thể khiến người bệnh đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tổn thương gan, chức năng thận suy giảm, tràn dịch mang phổi…

Thuốc Ivabradine được sử dụng cho các bệnh nhân bị suy tim
Thuốc Ivabradine được sử dụng cho các bệnh nhân bị suy tim

Do số lượng bệnh nhân bị suy tim ngày một tăng, điều này đòi hỏi ngành y tế, đặc biệt là các nhà nghiên cứu cần tìm ra nhiều phương pháp hữu hiệu giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Một trong những thuốc hiện nay được bác sĩ cũng như bệnh nhân suy tim tin tưởng đó chính là Ivabradine.

Ivabradine thuộc nhóm thuốc có tên gọi là thuốc chẹn kênh siêu phân tử kích hoạt HCN (hyperpolarization-activated cyclic nucleotide-gated), giúp làm chậm nhịp tim để tim có thể bơm thêm máu qua cơ thể trong mỗi lần đập. Thuốc giúp các bệnh nhân hạn chế nguy cơ bị suy tim nặng và giảm thiểu các triệu chứng của cơn đau thắt ngực.

Thuốc Ivabradine đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn vào năm 2015. Giáo sư Jeffrey S. Borer, MD – Trưởng khoa Tim mạch Y khoa tại trường Đại học New York, cho biết sự phê chuẩn này chính là một bước tiến quan trọng trong ngành y học giúp điều trị bệnh suy tim mạn tính, từ đó kéo dài tuổi thọ cho những người không may mắc bệnh.

Cách dùng, liều lượng của thuốc Ivabradine

Hiện tại ở Việt Nam, thuốc Ivabradine đã được vào thị trường và được sử dụng trong điều trị với tên biệt dược là Procoralan®. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và sử dụng theo đường uống nên hoàn toàn dễ dàng sử dụng cho mọi bệnh nhân bị suy tim mạn tính hoặc thường xuyên bị đau tức ngực.

Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng 5mg thuốc Ivabradine mỗi ngày, chia đều làm 2 lần uống. Liều tối đa chỉ được phép uống trong ngày là 7.5mg, điều đó có nghĩa là mọi người không được uống quá liều lượng quy định này. Một viên thuốc 5mg có thể được bẻ làm đôi để sử dụng 2 lần/ngày (mỗi liều là 2.5mg)

Sau 2 tuần sử dụng, bác sĩ sẽ tiến hành đo nhịp tim của bệnh nhân. Dựa vào chỉ số nhịp tim của người bệnh, bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh về liều lượng thuốc. Cụ thể vấn đề điều chỉnh liều như sau:

  • Nhịp tim >60bpm: Tăng liều thêm 2.5mg (liều tối đa là 7.5mg/ngày)
  • Nhịp tim trong khoảng 50-60bpm: Duy trì liều uống như cũ
  • Nhịp tim <50bpm hoặc cảm nhận thấy nhịp tim đập chậm: Giảm liều từ 5mg xuống 2.5mg; nếu người bệnh đang dùng liều 2.5mg/ngày thì cần ngừng uống thuốc

Hiện tại chưa có nghiên cứu cuối cùng về việc tác dụng của thuốc Ivabradine đối với trẻ nhỏ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần hỏi thật rõ bác sĩ mọi thông tin về loại thuốc này trước khi cho con sử dụng.

Thuốc Ivabradine có những tác dụng phụ gì?

Trong thời gian điều trị bệnh suy tim mãn tính và đau tức ngực bằng thuốc Ivabradine, người dùng có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ điển hình như:

  • Tăng huyết áp
  • Chóng mặt, ngất xỉu
  • Nhịp tim nhanh chậm thất thường, rung tâm nhĩ
  • Tình trạng khó thở ngày càng trầm trọng
  • Mệt mỏi, cơ thể luôn uể oải
  • Nhức đầu dữ dội
  • Khó nuốt thức ăn
  • Khàn tiếng
  • Dấu hiệu sốc phản vệ (phát ban, nổi mề đay, sưng mặt…)
  • Phù mạch

Các hiện tượng trên đều tương đối nguy hiểm nếu người bệnh không thông báo kịp thời cho bác sĩ. Nó có thể khiến cho bệnh suy tim trở nên nghiêm trọng hoặc khiến mọi người gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Do đó, trong thời gian dùng thuốc, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào,  người bệnh cũng cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý tốt nhất.

Thuốc không dùng trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim
Thuốc không dùng trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim

Đối tượng nào cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc Ivabradine?

Trước khi bắt đầu điều trị bệnh với Ivabradine, người dùng hãy cho bác sĩ biết nếu đã hoặc đang bị các tình trạng:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Huyết áp không ổn định
  • Đã từng sử dụng máy tạo nhịp tim
  • Chức năng gan không tốt
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Viêm võng mạc sắc tố

Người bệnh nên lưu ý khi dùng Ivabradine?

  • Thuốc nên uống sau bữa ăn
  • Uống thuốc tại một khung giờ cố định mỗi ngày để tránh tình trạng quên liều
  • Không được dùng thuốc quá ít hoặc quá nhiều so với chỉ định của bác sĩ
  • Nếu bác sĩ chỉ định mỗi lần uống nửa viên thuốc, hãy bẻ cẩn thận theo đường kẻ trên viên thuốc. Uống một nửa theo yêu cầu, nửa còn lại cất cẩn thận để dùng cho liều tiếp theo
  • Thường xuyên nói cho bác sĩ biết về cảm giác của bản thân sau khi sử dụng thuốc Ivabradine
  • Thuốc Ivabradine chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng suy tim chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Người dùng nên tiếp tục uống Ivabradine ngay cả khi cơ thể đã khỏe mạnh
  • Mọi người không nên ngừng dùng Ivabradine mà không nói chuyện với bác sĩ
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên lạc với bác sĩ của mình
  • Không ăn bưởi, uống nước bưởi trong thời gian uống thuốc vì nó có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của thuốc
  • Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê

Ivabradine có tương tác với những loại thuốc nào?

Ivabradine sẽ có tương tác với một số thuốc như:

  • Itraconazole
  • Ketoconazole
  • Clarithromycin
  • Telithromycin
  • Diltiazem
  • Nelfinavir
  • Ritonavir
  • Nefazodone
  • Rifamycins
  • Carbamazepine
  • Phenobarbital
  • Phenytoin
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén rất dễ sử dụng
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén rất dễ sử dụng

Bảo quản thuốc Ivabradine như thế nào?

  • Cất giữ thuốc ở nhiệt độ phòng
  • Tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em
  • Đọc kỹ hướng dẫn cách bảo quản thuốc trên bao bì hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ

Thuốc Ivabradine có giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu?

Thuốc Ivabradine 5mg có giá khoảng 600.000-700.000 VNĐ/hộp 4 vỉ x 14 viên. Giá thuốc này có thể sẽ có sự dao động ít nhiều tùy vào từng thời điểm cũng như tại các địa điểm bán thuốc. Chúng tôi khuyên mọi nên liên hệ trực tiếp với các bệnh viện hoặc hiệu thuốc để được cung cấp thông tin chính xác nhất về vấn đề giá thành sản phẩm.

Một lần nữa nhắc lại suy tim không phải là căn bệnh đơn giản. Suy tim có thể cướp đi sinh mạng của một người nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Y học phát triển và cho ra đời nhiều loại thuốc quý để kéo đài tuổi thọ cho người bệnh. Chính vì thế, mọi người cần tìm hiểu thông tin thật kỹ, lựa chọn cho mình một loại thuốc chất lượng, ví dụ như Ivabradine, để giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, mọi người đừng quên kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học và rèn luyện sức khỏe đều đặn mỗi ngày.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023

Bình luận

*
*

Top