Menu

Thuốc Ibuproxam điều trị bệnh đau xương khớp dùng như thế nào? Giá bán bao nhiêu?

Thuốc Ibuproxam
Hoạt chất

Ibuproxam

    Đóng gói: Thuốc mỡ, thuốc thoa ngoài da

    Loại thuốc: Điều trị tình trạng rối loạn cơ xương, rối loạn khớp

Khi bị đau nhức xương khớp, đau lưng hoặc bị sốt, thay vì sử dụng Ibuprofen, người bệnh hoàn toàn có thể dùng đến một loại thuốc khác có tên gọi là Ibuproxam. Theo các chuyên gia y tế, thuốc Ibuproxam sẽ giúp ức chế các enzym cyclooxygenase tham gia vào các quá trình sản xuất các chất gây viêm, đau bên trong cơ thể nên có tác dụng giảm đau rất tốt.

Tác dụng của thuốc Ibuproxam là gì?

Ibuproxam là một trong những loại thuốc giảm viêm, giảm đau, hạ sốt cho hiệu quả tốt. Ibuproxam thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (non-steroidal anti-inflammatory drug – NSAID), không có tác dụng gây nghiện.

Theo các chuyên gia y tế, nhóm thuốc NSAID sẽ ức chế hoạt động của cyclooxygenase – các enzym tham gia vào quá trình sản xuất prostaglandin – hoạt chất gây viêm, đau và sốt cho con người.

Người thường xuyên bị đau xương khớp, đau lưng có thể sử dụng thuốc Ibuproxam như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Trong các gia đình có người cao tuổi, chúng tôi khuyến cáo nên trang bị sẵn thuốc Ibuproxam hoặc Ibuprofen để tiện sử dụng khi cần thiết.

Thuốc Ibuproxam giúp giảm đau rất tốt
Thuốc Ibuproxam giúp giảm đau rất tốt

Liều lượng và cách dùng thuốc Ibuproxam

Thuốc Ibuproxam được bào chế dưới dạng thuốc bôi ngoài ra. Khi quyết định dùng loại thuốc này để điều trị bệnh, người dùng cần hỏi thật kỹ bác sĩ hoặc dược sĩ về hướng dẫn sử dụng để tránh tình trạng tiền mất tật mang nếu bôi không đúng cách.

Theo các chuyên gia y tế, với người lớn tuổi khi bị đau xương khớp, liều dùng Ibuproxam cho hiệu quả tốt nhất là khi sử dụng đều đặn 2-3 lần/ngày vào chỗ bị đau. Dùng thuốc liên tục trong khoảng 4-5 ngày để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Thuốc sẽ càng phát huy tác dụng tối đa nếu được sử dụng trong thời gian đầu phát bệnh. Điều đó có nghĩa là khi những cơn đau đang ở giai đoạn manh nha, người bệnh hãy mua thuốc về bôi càng sớm càng tốt. Nếu để bệnh đã trở nặng, cơn đau dữ dội thì việc sử dụng thuốc sẽ giảm đi phần lớn mức độ hiệu quả.

Trong khi đó với trẻ nhỏ, liều dùng Ibuproxam dành cho đối tượng này vẫn chưa được nghiên cứu chính xác. Chính vì thế trước khi có ý định sử dụng thuốc cho các bé, các bậc phụ huynh cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc Ibuproxam là gì?

Sử dụng thuốc Ibuproxam nói riêng và các loại thuốc kháng thuộc nhóm NSAID nói chung đều có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Phát ban trên da
  • Khó thở
  • Gây chảy máu dạ dày hoặc ruột
  • Mặt, môi, họng bị sưng
  • Đau ngực
  • Gặp khó khăn khi nói, nói lắp
  • Tầm nhìn ngày một kém
  • Khả năng giữ thăng bằng không tốt
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Phân kèm theo máu hoặc có màu đen
  • Buồn nôn liên tục, nôn ra máu
  • Tăng cân nhanh chóng
  • Đi tiểu ít hơn bình thường
  • Da xanh xao, vàng da
  • Dễ bị bầm tím
  • Đau nhức cơ thể
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Ngứa da

Các tác dụng phụ kể trên nếu xuất hiện ở mức độ nhẹ thì không có gì đáng lo ngại, chúng sẽ nhanh chóng biến mất và không để lại bất cứ dấu hiệu nào. Tuy nhiên, trong trường hợp những hiện tượng kể trên xuất hiện với mức độ nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần phải báo ngay cho bác sĩ.

Nhiều người có thể sẽ phải ngừng sử dụng thuốc Ibuproxam cho đến khi tình trạng sức khỏe ổn định trở lại. Do đó, trong thời gian bôi thuốc Ibuproxam, người dùng cần hiểu chính cơ thể mình để sớm nhận ra các triệu chứng bất thường. Đặc biệt mọi người cần nhớ rằng nếu sử dụng Ibuproxam trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ lên cơn đau tim hoặc đột quỵ – những tình trạng có thể khiến người bệnh tử vong rất nhanh.

Khi dùng Ibuproxam, người bệnh cần lưu ý những gì?

Trước khi sử dụng thuốc Ibuproxam để giảm đau, giảm viêm hoặc hạ sốt, người bệnh cần ghi nhớ thật kỹ một số gạch đầu dòng dưới đây. Những lưu ý này tuy nhỏ nhưng lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe mọi người.

  • Hãy hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ về liều dùng thuốc Ibuproxam trước khi sử dụng
  • Nếu đã từng có hiện tượng dị ứng với các thuốc giảm đau, người bệnh cần nói rõ tình hình với bác sĩ để có hướng điều trị khác
  • Khi bôi thuốc, người bệnh tuyệt đối không để thuốc dính vào mắt, mũi hoặc miệng. Nếu không may để thuốc dính lên các bộ phận kể trên, hãy nhanh chóng rửa sạch bằng nước
  • Rửa sạch vùng bị đau, viêm trước khi bôi thuốc
  • Đảm bảo tay phải được rửa sạch sẽ trước khi tiếp xúc với thuốc
  • Tránh dùng thuốc liên tục trong nhiều ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ
  • Sau vài ngày bôi thuốc, nếu tình trạng bệnh không đỡ, chúng tôi khuyên mọi người nên ngừng dùng thuốc và đến bệnh viện kiểm tra lại
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng đồ uống chứa caffeine trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Ibuproxam
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên hỏi thật kỹ bác sĩ về những hệ lụy có thể gặp phải nếu sử dụng loại thuốc này
  • Không được tự ý thay đổi liều lượng sử dụng thuốc mà không thông báo cho bác sĩ
Phụ nữ mang thai cần hỏi kỹ bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này
Phụ nữ mang thai cần hỏi kỹ bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này

Thuốc Ibuproxam chống chỉ định cho các trường hợp nào?

Thuốc Ibuproxam nói riêng và các loại thuốc khác thuộc nhóm NSAID nói chung đều được bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng cho các đối tượng sau:

  • Người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim
  • Bệnh nhân trên 75 tuổi cũng nên cẩn thận khi sử dụng Ibuproxam
  • Hãy thông báo cho bác sĩ nếu đang bị tiểu đường
  • Người nghiện thuốc lá
  • Bệnh nhân huyết áp cao, hen suyễn
  • Phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú
  • Thận, gan hoạt động không tốt
  • Thuốc không được khuyên dùng cho người có nguy cơ bị loét dạ dày
  • Rối loạn chảy máu hoặc đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu

Thuốc Ibuproxam có tương tác như thế nào?

Việc tương tác giữa các loại thuốc có thể khiến tình trạng sức khỏe người bệnh có chuyển biến theo chiều hướng xấu. Chính vì thế, trước khi sử dụng Ibuproxam, chúng tôi khuyên mọi người hãy liệt kê ra giấy đầy đủ các tên thuốc kể cả thuốc điều trị bệnh lẫn vitamin, thuốc bổ để cho bác sĩ/ dược sĩ kiểm tra.

Một số loại thuốc điển hình có thể tương tác không tốt với Ibuproxam là:

  • Thuốc chống trầm cảm: Sertraline (Zoloft), mirtazapine (Remeron), citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), desvenlafaxine (Pristiq, Khedezla), bupropion, levomilnacipran (Fetzima), nortriptyline (Pamelor), doxepin, phenelzine (Nardil)
  • Thuốc chống đông máu: Heparin, Clopidogrel (Plavix), Ticlopidin (Ticlid), Dipyridamol (Agrenox, Persantin), Trifusal (Disgren)…
  • Thuốc Steroid: Prednisone, dexamethasone…
Thuốc Ibuproxam có tương tác không tốt với các loại thuốc chống trầm cảm
Thuốc Ibuproxam có tương tác không tốt với các loại thuốc chống trầm cảm

Bảo quản thuốc Ibuproxam như thế nào?

Thuốc Ibuproxam nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh những nơi ẩm ướt, có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Đặc biệt nếu trong gia đình có trẻ nhỏ, người lớn cần cất thuốc ở chỗ có thể đảm bảo tránh xa tầm với của con. Theo các chuyên gia y tế nếu trẻ không may ăn phải thuốc Ibuproxam thì sẽ vô cùng nguy hiểm, nếu chậm xử lý có thể dẫn đến tử vong.

Thuốc Ibuproxam có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện nay mọi người có thể dễ dàng mua thuốc Ibuproxam tại các hiệu thuốc hoặc ngay tại bệnh viện mà không hề gặp bất kỳ khó khăn nào. Tùy từng thời điểm, từng địa chỉ bán mà giá thuốc sẽ khác nhau. Mức chênh lệch có thể sẽ không quá nhiều nên mọi người không cần bận tâm quá nhiều về vấn đề này, chỉ cần mua thuốc ở địa chỉ uy tín, dù có đắt hơn một chút cũng không có gì đáng lo ngại, chỉ cần thuốc đảm bảo chất lượng là được.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Ibuproxam mà wikibacsi.com đã tổng hợp lại và gửi đến độc giả. Hy vọng với những kiến thức này, người dùng sẽ có cái nhìn đúng nhất về loại thuốc này để giúp quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.

Wikibacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023

Bình luận

*
*

Top