Menu

Thuốc Lantus có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường như thế nào? Liều lượng và cách dùng hiệu quả

Lantus
Hoạt chất

Lantus

    Đóng gói: Dung dịch tiêm dưới da

    Loại thuốc: Thuốc điều trị bệnh tiểu đường

    Công ty sản xuất: Công ty Sanofi-Aventis

    Quốc gia sản xuất: Pháp

Năm 2000, Lantus đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn cho phép sử dụng rộng rãi, vì đây là loại insulin có tác dụng lâu dài đầu tiên được sử dụng mỗi ngày một lần với khả năng giúp người mắc bệnh tiểu đường hạ đường huyết trong vòng 24 giờ.

Thuốc Lantus có công dụng gì?

Lantus là một loại insulin được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 1. Giống như các loại insulin khác, Lantus được sử dụng để bình thường hóa lượng đường trong máu. Lantus hoạt động bằng cách thúc đẩy sự di chuyển của đường từ máu vào các mô cơ thể và cũng ngừng sản xuất đường trong gan, từ đó giúp người bệnh kiểm soát tốt mức độ đường huyết trong cơ thể.

Việc sử dụng insulin nói chung hay Lantus nói riêng là điều vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân không may bị tiểu đường. Nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương thận, gặp vấn đề về mắt, phải cắt bỏ tay chân, rối loạn tình dục và thậm chí sẽ dẫn đến đột quỵ rồi tử vong.

Loại thuốc này được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường
Loại thuốc này được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường

Năm 2000, Lantus đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn cho phép sử dụng rộng rãi vì đây là loại insulin có tác dụng lâu dài đầu tiên được sử dụng mỗi ngày một lần với khả năng giúp người mắc bệnh tiểu đường hạ đường huyết trong vòng 24 giờ.

Tháng 6/2009, kết quả nghiên cứu được thực hiện ở các nước Đức, Scotland, Thụy Điển, Anh đã tiết lộ mối liên hệ có thể tồn tại giữa việc sử dụng Lantus với sự phát triển của bệnh ung thư. Có nhiều bằng chứng cho thấy nguy cơ ung thư tăng lên nếu sử dụng loại thuốc này với liều lượng mạnh. Trước công bố này, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMEA) vẫn cho phép người bệnh tiểu đường sử dụng Lantus bởi theo họ các bằng chứng đưa ra là chưa thuyết phục.

Nên sử dụng thuốc Lantus như thế nào?

Lantus là một loại insulin được tiêm dưới da (mô mỡ bên dưới da). Người bệnh có thể sử dụng kết hợp Lantus với một loại insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường dạng uống để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Liều lượng của Lantus sẽ khác nhau ở mỗi trường hợp bệnh nhân. Bác sĩ sẽ căn cứ vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe, độ tuổi của người bệnh để có thể kê đơn một cách chính xác nhất. Người dùng nên đi kiểm tra sức khỏe để được bác sĩ tư vấn và đưa ra chỉ định hợp lý nhất.

Một số lưu ý khi tiêm thuốc Lantus người bệnh nhất định phải nhớ:

  • Tiêm thuốc vào những khu vực có nhiều mô mỡ, ít nhạy cảm nhất như vùng ngoài của bắp tay, hai bên đùi hoặc vùng bên trên rốn khoảng 5cm
  • Mỗi lần tiêm nên thay đổi khu vực tiêm, tránh tiêm một vị trí quá nhiều lần liên tiếp
  • Lantus nên được thực hiện 1 lần/ngày vào cùng một thời điểm mỗi ngày
  • Lantus không được dùng để tiêm tĩnh mạch vì có thể gây hạ đường huyết nặng
  • Ghi chép cụ thể từng thời điểm tiêm thuốc và ghi lên nhãn mác lọ thuốc
Các khu vực thích hợp để tiêm Lantus
Các khu vực thích hợp để tiêm Lantus

Thuốc Lantus có những tác dụng phụ gì?

Tác dụng phụ phổ biến nhất của các loại insulin nói chung và thuốc Lantus nói riêng là nó khiến cho lượng đường trong máu hạ ở mức rất thấp. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, việc hạ đường huyết ở mức ngoài kiểm soát sẽ rất nguy hiểm.

Lúc này, tim và não của người bệnh sẽ chịu sự tác động tương đối lớn, thậm chí nó có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, trong thời gian sử dụng Lantus, nếu thấy có hiện tượng thường xuyên run rẩy tay chân, ra nhiều mồ hôi, tim đập nhanh và tầm nhìn kém thì người bệnh cần đi bệnh viện càng sớm càng tốt.

Bên cạnh hệ lụy nghiêm trọng trên, khi sử dụng Lantus, bệnh nhân tiểu đường còn phải đối mạt với một số rắc rối khác như:

  • Phát ban
  • Khó thở
  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Trí nhớ bị ảnh hưởng, thường xuyên có sự nhầm lẫn
  • Mặt, lưỡi, cổ họng đều bị sưng
  • Tăng cân mất kiểm soát
  • Nồng độ kali bị hạ thấp
  • Thỉnh thoảng đau nhói tứ chi
  • Đi tiểu nhiều
  • Đau đầu
  • Mất tập trung
  • Co giật, ngất xỉu
  • Đau cơ thường xuyên bị chuột rút
  • Buồn nôn, nôn

Khi dùng Lantus, mọi người cần lưu ý những gì?

Khi sử dụng Lantus để kiểm soát lượng đường trong máu, người bệnh tiểu đường cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Hãy báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng
  • Không dùng Lantus khi lượng đường trong máu thấp, bị dị ứng với insulin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ em bị tiểu đường tuýp 2
  • Không dùng Lantus trong trường hợp người bệnh bị DKA (Diabetic Ketoacidosis) – tình trạng nồng độ ceton trong máu tăng lên gây nhiễm toan máu và có thể khiến bệnh nhân hôn mê, thậm chí là dẫn đến tử vong
  • Sau mỗi một liều tiêm dung dịch Lantus vào cơ thể, người bệnh cần phải vứt bỏ chiếc kim tiêm đó, không được phép tái sử dụng
  • Nên kiểm tra sức khỏe hoặc kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên khi đang sử dụng thuốc Lantus
  • Không tự ý thay đổi liều lượng sử dụng
  • Nếu muốn ngừng thuốc hãy thông báo cho bác sĩ và để được tư vấn tốt nhất
  • Không pha loãng hoặc trộn Lantus với bất kỳ loại insulin hoặc dung dịch nào khác
  • Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi tiêm thuốc
  • Quan sát kỹ lọ thuốc trước khi dùng, chỉ sử dụng khi dung dịch Lantus đựng trong lọ thuốc không có bất cứ dấu hiệu nào bất thường. Ở trạng thái bình thường, thuốc trong suốt, không màu và không có cặn bẩn.
  • Không uống rượu, bia hoặc các đồ uống có cồn khác trong thời gian tiêm Lantus
  • Trong một vài tuần đầu khi sử dụng Lantus, người bệnh nên hạn chế lái xe, ít làm việc nặng cho đến khi biết rõ ảnh hưởng của thuốc đến cơ thể như thế nào
  • Nếu chẳng may quên liều, hãy báo ngay cho bác sĩ để nghe hướng dẫn chính xác nhất
  • Chế độ ăn hàng ngày cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, do đó người bệnh hãy nhờ bác sĩ lên một thực đơn ăn uống chuẩn xác nhất. Lưu ý tuyệt đối không bỏ bữa và cũng không ăn quá nhiều
  • Có thể khó kiểm soát lượng đường trong máu nếu người bệnh thường xuyên bị căng thẳng, vì thế hãy cố gắng giữ cho tâm trạng thoải mái, tinh thần luôn lạc quan
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều dầu mỡ
  • Điều quan trọng là phải tuân thủ chính xác hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Mọi người cố gắng đừng bỏ lỡ bất cứ một liều tiêm thuốc nào
Lantus có dạng bút tiêm như hình ảnh
Lantus có dạng bút tiêm như hình ảnh

Trường hợp nào nên cẩn trọng khi sử dụng Lantus?

Các đối tượng bệnh nhân dưới đây cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe trong thời gian sử dụng thuốc Lantus để tránh tối đa việc gặp phải những tác dụng phụ kể trên:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Người mắc bệnh về thận hoặc gan
  • Trẻ em và người lớn tuổi
  • Người nghiện rượu
  • Bệnh nhân có chỉ số đường huyết quá cao
  • Người bệnh gầy yếu, thể trạng sức khỏe không tốt, thường xuyên bị ốm

Lantus tương tác với những loại thuốc nào?

Một trong những điều đặc biệt quan trọng mà các chuyên gia sức khỏe luôn nhắc nhở người bệnh đó là tránh sử dụng Lantus cùng thuốc Metreleptin (Myalept), có thể sinh ra các phản ứng xấu và điều này hoàn toàn không tốt. Nếu cả hai loại thuốc được kê đơn cùng nhau, bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh về liều lượng hoặc tần suất sử dụng của chúng.

Ngoài Metreleptin (Myalept), Lantus còn có tương tác với một số loại thuốc điển hình như:

  • Iproniazid (Marsilid)
  • Isocarboxazid
  • Linezolid (Zyvox)
  • Moclobemide (Aurorix)
  • Nialamide (Niamid)
  • Phenelzine (Nardil)
  • Procarbazine (Matulane, Matulane)
  • Rasagiline (Azilect)
  • Selegiline (Emsam)
  • Tranylcypromine (Parnate)
  • Rosiglitazone (Avandia)
  • Metoprolol (Lopressor, Toprol)
  • Propranolol (Inderal, InnoPran, Pronol)
  • Isoniazid
  • Albuterol (Proventil)
  • Victoza (liraglutide)
  • ….

Các loại thuốc khác có thể làm giảm hiệu quả của Lantus trong việc hạ đường huyết của người bệnh. Bởi vậy, người dùng hãy cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc kể cả kê đơn lẫn không kê đơn đang sử dụng để họ có sự điều chỉnh liều lượng thuốc cho thích hợp.

Thuốc tiêm Lantus
Thuốc tiêm Lantus

Nên bảo quản thuốc Lantus ra sao?

  • Lưu trữ thuốc chưa sử dụng trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2 độ C đến 8 độ C
  • Lọ thuốc đã mở (đang sử dụng) cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, dưới 30 độ C
  • Tuyệt đối không để thuốc trong ngăn đá tủ lạnh
  • Giữ thuốc ở vị trí không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Các lọ thuốc Lantus đã mở nếu đã quá 28 ngày kể cả vẫn còn thuốc trong đó, người bệnh vẫn nên vứt bỏ đi
  • Nếu thuốc có cặn hoặc đã kết tủa, hãy vứt nó đi

Thuốc Lantus có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Lantus dành cho bệnh nhân tiểu đường có giá tương đối đắt, có thể lên đến hơn 1.000.000 VNĐ/hộp. Thuốc hiện có bán tại bệnh viện và các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc. Chúng tôi khuyên mọi người nên liên lạc trực tiếp đến bệnh viện để biết chính xác giá thành của thuốc Lantus.

Có thể nói tiểu đường đang được đánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới khi tỷ lệ người mắc cũng như tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra ngày càng có xu hướng gia tăng. Hiện tại, ngay cả những người trẻ tuổi cũng dễ dàng mắc phải “căn bệnh của người giàu” này nếu không có kế hoạch ăn uống, tập luyện khoa học.

Nếu đã không may mắc bệnh, mọi người cũng không nên quá bi quan. Với sự phát triển của y học, với sự ra đời của một loạt thuốc tốt giúp kiểm soát đường huyết, điển hình là Lantus, chắc chắn sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Nên sử dụng Insulin glulisine để điều trị tiểu đường như thế nào? Cần lưu ý gì?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023

Bình luận

*
*

Top