Menu

Lá tía tô chữa bệnh gì? Những công dụng cực tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết

Lá tía tô
Thảo dược

Lá tía tô

    Tác dụng: Dùng để điều trị bệnh gút, đau dạ dày, hạ sốt, giảm ho và để làm đẹp da

Lá tía tô có màu xanh hoặc tím kèm theo một lớp lông mỏng trải đều bên trên bề mặt lá thường được sử dụng trong chế biến món ăn. Thế nhưng trên thực tế, nó còn được biết đến là loại thảo dược xuất hiện trong một số bài thuốc điều trị bệnh gút, đau dạ dày, hạ sốt, giảm ho…

Đặc điểm và nguồn gốc của lá tía tô

Tía tô là loại cây rau gia vị thơm ngon phổ biến ở nước ta với tên khoa học là Perilla frutescens, thuộc họ bạc hà Lamiaceae. Nó còn có một số tên gọi khác là tô ngạnh, tử tô, é tia, xích tô.

Tía tô có nguồn gốc từ Đông Nam Á và vùng cao nguyên Ấn Độ. Hiện tại, nó được trồng nhiều ở bán đảo Triều Tiên, Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á.

Một loại rau quen thuộc với người dân Việt
Một loại rau quen thuộc với người dân Việt

Theo các chuyên gia nghiên cứu, cây tía tô có chứa 0.5% tinh dầu cùng nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng khác như vitamin A, C, Ca, Fe, P nên được người dùng đánh giá rất cao. Được biết, người ta có thể thu hoạch phần lá, hạt, cành về sử dụng. Trong đó phần lá tía tô chính là bộ phận được dùng nhiều nhất.

Lá tía tô có màu xanh hoặc tím kèm theo một lớp lông mỏng trải đều bên trên bề mặt lá. Nó thường mọc cân xứng, hình quả trứng, đầu nhọn, hai bên mép lá đều có hình răng cưa. Trên từng chiếc lá có đường vân rõ ràng. Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, mỗi chiếc lá tía tô có chiều dài khoảng 4-12cm, rộng 2.5-10cm.

Lá tía tô chữa bệnh gì?

Từ trước đến nay, chắc hẳn nhiều người quen thuộc với hình ảnh lá tía tô được sử dụng để làm gia tăng hương vị cũng như màu sắc của một số các món ăn như trứng cuộn tía tô, cháo… Hay nó chỉ đơn giản là một loại rau ăn sống bình thường.

Thế nhưng trên thực tế, không ít công trình nghiên cứu của các lương y cùng các nhà khoa học đã thừa nhận rằng loại rau quen thuộc này có tầm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Cho đến thời điểm hiện tại, người ta vẫn tìm thấy nguyên liệu lá tía tô xuất hiện trong một số bài thuốc điều trị bệnh:

1. Lá tía tô trị mụn cóc

Một trong những phương pháp dân gian chữa mụn cóc tại nhà hiệu quả đó là sử dụng lá tía tô. Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, chứa nhiều vitamin A, C cùng nhiều khoáng chất nên có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới đã khẳng định chất Perila Aldehyde và Limonene trong loại lá này có tác dụng điều hòa cân bằng cơ chế tự điều tiết của da, giúp ngăn chặn và loại bỏ virus HPV hiện đang trú ngụ bên trong mụn cóc. Do đó để chữa mụn cóc bằng lá tía tô, mọi người hãy áp dụng đúng theo hướng dẫn dưới đây:

Cách 1:  Trị mụn cóc bằng lá tía tô nguyên chất

  • Rửa sạch 200-300g lá xích tô, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10-15 phút để loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất
  • Vớt ra để cho ráo nước
  • Giã nát lá tía tô
  • Rửa sạch vùng da xuất hiện mụn cóc
  • Đắp phần nguyên liệu đã được giã nát lên mụn cóc, dùng băng gạc hoặc miếng vải để cố định lại
  • Để như vậy khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước mát
  • Thực hiện 2 lần/ngày, duy trì trong vòng 2 tuần, mụn cóc sẽ nhanh chóng biến mất và không để lại bất cứ dấu vết nào

Cách 2: Sử dụng lá tía tô kết hợp với nha đam

Chuẩn bị: 300-400g lá tử tô, 1 nhánh nha đam

Cách làm:

  • Rửa sạch các lá, giã nát lấy nước chấm vào nốt mụn cóc trước
  • Dùng thìa lấy sạch phần gel màu trắng bên trong nhánh nha đam rồi trộn đều với phần bã lá tía tô vừa giã
  • Đem hôn hợp đắp lên vùng da đang bị mụn cóc
  • Dùng băng cố định lại để tránh làm nguyên liệu bị rơi
  • Để như vậy qua đêm, hôm sau rửa lại thật sạch bằng nước mát
  • Thực hiện đều đặn ít nhất một lần trong ngày để mụn cóc hoàn toàn biến mất
Loại lá này trị mụn cóc vô cùng hiệu quả
Loại lá này trị mụn cóc vô cùng hiệu quả

2. Điều trị bệnh gút

Hiện tại trên thị trường có nhiều loại thuốc tây giúp chữa bệnh gút. Tuy nhiên về lâu dài, việc uống quá nhiều thuốc cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ nguy hiểm. Bởi vậy, thay vì dùng cách trên, người bệnh hãy tham khảo cách sử dụng lá tía tô chữa bệnh gút.

Theo nhiều nghiên cứu của Nhật Bản, trong loại lá quen thuộc này có chứa 4 chất khác nhau giúp ức chế các enzym canthine oxidase (nguyên nhân hình thành axit uric), từ đó tạo điều kiện cân bằng hàm lượng axit uric trong cơ thể, đảm bảo nó luôn ở mức an toàn. Theo đó, nếu muốn dùng lá tía tô trị gout, mọi người hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:

Cách 1: Sử dụng nước lá tía tô

Chuẩn bị: 6-12g lá tía tô tươi, một chút muối

Cách làm:

  • Rửa sạch từng lá, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất
  • Cho tất cả lá vào nồi nước sạch, đun đến khi sôi thì tắt bếp (chú ý không đun quá 15 phút để tránh làm cho tinh dầu trong lá bị bay hơi)
  • Dùng ray lọc bỏ bã, chỉ giữ lại nguyên phần nước
  • Uống loại nước này thay nước lọc hàng ngày
  • Chỉ sau 30 phút, tình trạng bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm rõ ràng

Cách 2:  Đắp lá

  • Rửa sạch phần lá và cành tía tô, ngâm với nước muối khoảng 10 phút
  • Để ráo nước rồi giã nát tất cả
  • Đắp phần bã vào khu vực bị sưng đau do bệnh gút gây ra
  • Lá tía tô chữa bệnh gout sẽ mang đến hiệu quả nhanh chóng nếu như mọi người kiên trì thực hiện hàng tuần

Cách 3: Dùng bột lá tía tô

  • Tía tô rửa sạch, phơi khô, sao vàng
  • Giã nát thành bột mịn
  • Mỗi ngày hãy sử dụng loại bột này pha nước uống thay cho nước thông thường
  • Sau khi uống hết nước, hãy dùng phần bã bột và đắp vào những khu vực xương khớp đang bị sưng đau
  • Người bệnh cũng có thể sử dụng bột lá tía tô để pha cùng nước ấm làm nước ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ để hạn chế sự xuất hiện của cơn đau của bệnh gút vào ban đêm

3. Điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày

Theo y học dân gian, tía tô là vị thuốc nam có tác dụng điều trị các bệnh về dạ dày vô cùng hiệu quả. Được biết, thành phần Tanin và Glucosid có trong loại lá này có khả năng chống viêm, giúp các vết lở loét, sẹo ở dạ dày liền lại nhanh chóng. Đồng thời, nhiều ý kiến cho rằng lá tử tô còn giúp điều tiết axit trong dạ dày, ngăn chặn chứng trào ngược, ợ nóng, rất tốt cho đường tiêu hóa.

Các bệnh về dạ dày có thể bị đánh bại nhờ loại lá này
Các bệnh về dạ dày có thể bị đánh bại nhờ loại lá này

Dưới đây là cách dùng lá tía tô chữa dạ dày mà không nhiều không biết:

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Chuẩn bị:

  • 16g tía tô
  • 16g cây ngũ sắc được sao vàng hạ thổ
  • 16g biển đậu
  • 15g hoàng kỳ
  • 10g trần bì
  • 10 chỉ xác
  • 12g xương bồ
  • 16g sâm đại hành
  • 16g đương quy
  • 12g lá lốt
  • 4g sinh khương
  • 16g hoài sơn
  • 16 bạch truật
  • 16g lá đắng

Cách làm:

  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một chiếc nồi hoặc ấm
  • Đổ nước vào để sắc thành thuốc uống mỗi ngày
  • Mọi người nên uống 2 ngày 1 thang thuốc, chia làm 2 lần uống sau mỗi bữa ăn
  • Thực hiện trong vòng 2 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm

Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô

  • Chuẩn bị một nắm lá xích tô tươi hoặc khô
  • Rửa sạch rồi đem sắc lấy nước uống hàng ngày
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày
  • Tuy nhiên mẹo này chỉ áp dụng khi tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ
  • Những người thường xuyên bị ợ nóng, ợ chua có thể thực hiện cách này để điều trị bệnh

4. Trị dứt điểm chứng bệnh mề đay, rôm sảy

Lá tía tô trị mề đay là một trong những mẹo dân gian được mọi người lưu truyền từ đời này sang đời khác. Bộ phận này của cây có chứa nhiều chất quan trọng như vitamin A, C và các chất khoáng P, Fe, Ca,… giúp sát khuẩn, chống viêm và điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa vô cùng hiệu quả.

Cách 1: Chườm nóng với lá tía tô

  • Rửa sạch khoảng 60g lá tử tô, có thể ngâm với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo nước
  • Đem cắt khúc rồi cho lên chảo để sao nóng
  • Cho phần nguyên liệu đã được sao vào túi vải
  • Dùng nó chườm trực tiếp lên vùng da bị mề đây, mẩn ngứa
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày, lá tía tô chữa bệnh mề đay sẽ vô cùng hiệu quả

Cách 2: Tắm bằng lá tía tô

  • Rửa sạch một nắm lá tía tô, cho vào nồi nước
  • Đun trên bếp khoảng 20 phút
  • Đổ nồi nước lá vào chậu, pha thêm nước sạch để cho nguội bớt
  • Khi nước còn ấm, mọi người hãy dùng nó để tắm
  • Dùng phần bã lá nhẹ nhàng chà xát lên vùng da đang bị tổn thương do bệnh mề đay
  • Tắm với lá tía tô trong vài ngày, các tinh chất trong loại lá này sẽ ngấm vào da và từ từ đánh bật bệnh mề đay

Các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng lá tía tô tắm cho trẻ sơ sinh để trị rôm sảy vô cùng hiệu quả. Cách làm tương tự như trên, mẹ lưu lại để thực hiện khi cần nhé. Ngoài ra để trị rôm sảy bằng lá tía tô, mẹ có thể giã nát lá rồi nấu sôi với 1 lít nước. Mẹ dùng nước tinh chất đó nấu canh hoặc cháo cho con ăn là được.

Lá tử tô có thể dùng để trị rôm sảy cho trẻ
Lá tử tô có thể dùng để trị rôm sảy cho trẻ

5. Lá tía tô hạ sốt

Chắc hẳn với những ai đã làm mẹ, mọi người không lạ lẫm gì với mẹo dùng lá tía tô hạ sốt cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, uống nước sắc từ loại lá này có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi để thải bỏ độc tố.

Để dùng nước lá tía tô hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian này, các mẹ hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây nhé.

  • Đối với trẻ đang bú mẹ: Mẹ rửa sạch khoảng 10 lá xích tô, để ráo nước rồi giã lấy nước cốt. Hãy cho bé uống trực tiếp rồi cho bé bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt.
  • Đối với trẻ uống sữa công thức: Mẹ rửa sạch 20g lá, để ráo nước rồi giã nát và cũng dùng ray lọc lấy nước cốt. Mẹ pha dung dịch đó với một chút nước ấm để cho bé uống khoảng nửa muỗng cà phê mỗi lần, ngày 3 lần là được.

6. Chữa ho vô cùng hiệu quả

Lá tía tô chữa ho cho người lớn:

  • Cách 1: Dùng 150g lá loại tươi, 3 củ hành tươi xắt nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cháo nóng, trộn đều và ăn sẽ giúp giảm ho rất tốt
  • Cách 2: Rửa sạch lá xích tô, đun nước thật lâu, gạn bỏ xác lá rồi nấu cô đặc phần nước lại để thành cao. Đậu đỏ đem sao vàng, sau đó tán nhỏ và trộn với phần cao đã được làm ở trên, viên thành hạt để uống. Công thức này nên được sử dụng khi ho có kèm theo máu.

Lá tía tô trị ho cho trẻ sơ sinh:

Chuẩn bị: 20g lá tử tô, 5-10g hoa đu đủ đực, 5g hoa khế, 5g đường phèn

Cách làm:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu
  • Giã nát rồi lọc lấy nước cốt
  • Cho đường phèn vào hôn hợp rồi hấp cách thủy, để nguội và cho bé uống dần
  • Mỗi ngày uống 5 lần, mỗi lần 2.5ml
Mẹ có thể dùng lá tử tô chữa ho cho trẻ
Mẹ có thể dùng lá tử tô chữa ho cho trẻ

Tác dụng lá tía tô trong làm đẹp như thế nào?

Không chỉ dùng nấu ăn hoặc để sử dụng chữa một số bệnh thông thường kể trên, lá tử tô còn có vai trò rất lớn trong việc làm đẹp. Vậy lá tía tô có tác dụng gì cho da mặt? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây:

1. Lá tía tô trị mụn

Nhờ chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả, lá cây tử tô còn được nhiều người truyền miệng về công dụng trị mụn. Không chỉ là những nốt mụn thông thường, lá tía tô trị mụn thịt chắc hẳn cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Cách trị mụn bằng lá tía tô như sau:

Xông lá tía tô

  • Rửa sạch một nắm lá cây tử tô, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút để loại bỏ hết tạp chất
  • Cho vào nồi có chứa săn 500ml nước, đun sôi
  • Để nguội bớt rồi dùng nước lá tía tô xông mặt
  • Mọi người hãy dùng khăn chùm kín đầu, cấu đầu xuống gần chậu nước (chú ý khoảng cách để không bị bỏng)
  • Để hơi hướng phả đều vào các vị trí trên khuôn mặt
  • Xông cho đến khi nước hết nóng
  • Thực hiện xông lá tía tô trị mụn 2-3 lần/tuần, đảm bảo làn da của mọi người sẽ sáng mịn trở lại

Mặt nạ lá tía tô

  • Rửa sạch từng chiếc lá, giã nhỏ
  • Thêm 1-2 hạt muối vào đó, trộn đều
  • Dùng hỗn hợp đó đắp lên mặt khoảng 15-20 phút rồi rửa lại thật sạch với nước mát
  • Mỗi tuần dùng lá tía tô đắp mặt 2-3 lần, các vết mụn sẽ nhanh chóng không cánh mà bay

2. Đánh bật các nốt tàn nhang, nám cứng đầu

Lá tía tô có chữa được nám không? – Câu trả lời là Có. Không chỉ nám mà ngay cả các nốt tàn nhang lâu năm trên mặt cũng có thể bị đánh bật nhờ công thức làm đẹp da với loại lá quen thuộc này. Cách dùng lá tía tô trị nám tàn nhang như sau:

  • Rửa sạch và ngâm một nắm lá tử tô trong nước muối
  • Cho vào máy xay, xay lấy nước ép
  • Dùng bông thấm vào dung dịch vào thoa đều lên vùng da bị nám, tàn nhang
  • Nhẹ nhàng mát xa để tinh chất bên trong dung dịch thấm sâu vào da
  • Để thư giãn 15 phút rồi rửa lại thật sạch với nước
  • Dùng lá tía tô trị nám 2-3 lần để thấy hiệu quả rõ ràng

3. Cách nấu lá tía tô tắm trắng

Để có một làn sa mịn màng, trắng sáng, chị em phụ nữ hãy áp dụng theo mẹo này nhé:

  • Rửa sạch khoảng 30g lá tử tô
  • Cho vào nồi nước đun sôi khoảng 15 phút
  • Sau khi nước sôi, tắt bếp
  • Hòa nước cùng với nước lạnh để có được độ ấm vừa phải
  • Dùng nước đó tắm toàn thân khoảng 4 lần/tuần sẽ giúp cải thiện độ sáng của làn da
Mẹo làm trắng da bằng lá tía tô
Mẹo làm trắng da bằng lá tía tô

Cách nấu lá tía tô uống với mật ong để giảm cân

Lá tía tô uống có tác dụng gì? – Không ít chuyên gia y tế đã thừa nhận rằng, việc đun lá tía tô với mật ong để uống hàng ngày sẽ cực tốt cho người thừa cân béo phì vì nó có tác dụng đốt cháy lượng mỡ dư thừa trên cơ thể.

Đặc biệt, uống nước tía tô và mật ong trước bữa ăn sẽ làm đầy dạ dày, tạo cảm giác no lâu, từ đó hạn chế cảm giác thèm ăn, giúp mọi người giảm cân nhanh chóng mà không lo mệt mỏi. Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 100g lá tử tô tươi, 2 muỗng canh mật ong, 2 lít nước lọc

Cách làm:

  • Rửa sạch từng chiếc lá, ngâm nước muối pha loãng rồi vớt ra rổ, để ráo nước
  • Vò nát lá, cho vào nồi nước đun sôi khoảng 3 phút
  • Lọc lấy nước, cho mật ong vào và trộn đều
  • Đổ dung dịch vào bình thủy tinh, cho vào ngăn mát tủ lạnh để uống cả ngày
  • Trước bữa ăn chính khoảng 20 phút, hãy uống một cốc đầy nước loại này nhé

Các món ăn ngon bổ dưỡng từ tía tô

Lá xích tô vẫn được dùng để chế biến món ăn. Dưới đây chúng tôi sẽ mách mọi người cách làm 2 món ngon và hấp dẫn nhất có chứa nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm này:

Dê hấp lá tía tô:

Chuẩn bị:

  • 500g thịt dê
  • Một nắm lá tử tô
  • 1 củ sả, nửa quả ớt sừng, gừng
  • Nửa thìa cà phê sa tế
  • Gia vị gồm hạt nêm, tiêu, đường

Cách làm:

  • Thái thịt dê thành từng miếng nhỏ
  • Ướp thịt với các gia vị cùng với sa tế
  • Cho sả đã được cắt thành từng khúc và đập dập vào phía dưới nồi
  • Cho thịt dê lên trên và có rải lá xích tô ở lớp trên cùng rồi tiến hành hấp cách thủy. Đợi khoảng 1 tiếng thịt dê sẽ chín

Bò hấp lá tía tô

Chuẩn bị:

  • 1kg thịt bò tươi
  • 1 nắm lá tử tô
  • Sả cắt nhỏ, 1 quả ớt sừng
  • Gia vị gồm sa tế, gừng, hạt nêm, muối, hạt tiêu…

Cách làm:

  • Rửa sạch thịt và lá tử tô rồi thái nhỏ
  • Ướp thịt bò với đầy đủ gia vị, để khoảng 30 phút cho thịt ngấm gia vị
  • Rải một lớp mỏng sả đã được thái lát ở dưới đáy nồi, sau đó xếp thịt bò lên trên và lớp tiếp theo là lá tía tô rồi tiến hành hấp cách thủy đến khi chín là được
Món ăn hấp dẫn cho mọi người
Món ăn hấp dẫn cho mọi người

Một số lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này để chữa bệnh

  • Tía tô là thảo dược nên việc dùng để điều trị bệnh sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các phương pháp khác. Do đó người bệnh cần phải kiên trì, không nên nóng vội
  • Mọi người chỉ nên sử dụng lá tử tô như một phương pháp chữa bệnh khi bệnh mới chỉ ở mức độ nhẹ. Nếu tình trạng đã chuyển biến nặng, tốt nhất bệnh nhân cần đi bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra lời khuyên tốt nhất
  • Không tự ý bỏ phác đồ điều trị đã được bác sĩ chỉ định để chuyển sang dùng tía tô
  • Tránh dùng loại lá này trong trường hợp bệnh nhân bị cảm nóng, người ra nhiều mồ hôi
  • Người bệnh không nên sử dụng quá nhiều lá xích tô mỗi ngày vì có thể khiến cơ thể mệt mỏi, kém ăn, choáng váng, táo bón…

Lá tía tô vốn rất quen thuộc với người dân Việt nhưng chắc hẳn nhiều người không biết đến những tác dụng kể trên của nó. Hy vọng thông qua bài viết này, mọi người đã sưu tầm được cho mình một mẹo dân gian hiệu quả giúp chữa ho, hạ sốt, gút, đau dạ dày… hoặc sử dụng để làm đẹp, trắng da.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thảo dược nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Nguồn tham khảo
Top