Menu

Thuốc Salbutamol điều trị các bệnh đường hô hấp dùng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Salbutamol
Hoạt chất

Salbutamol

    Đóng gói: Viên nén, dung dịch tiêm truyền, bột hít

    Loại thuốc: Thuốc điều trị bệnh ho hấp

    Công ty sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm TW2 - VIỆT NAM

    Quốc gia sản xuất: Việt Nam

Salbutamol là thuốc loại thuốc chống co giãn phế quản ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm phế quản, hen suyễn, khí phế thũng và các bệnh lý liên quan đến phổi. Bên cạnh đó, thuốc Salbutamol cũng được dùng để ngăn ngừa tình trạng khó thở do vận động mạnh, giảm triệu chứng thở khò khè, ho, hụt hơi và thở khó.

Thuốc Salbutamol có công dụng gì?

Salbutamol thuộc nhóm thuốc chủ vận beta – 2-adrenergic có chọn lọc. Nó thường được sử dụng để điều trị tình trạng co thắt phế quản ở những bệnh nhân hen suyễn, khí phế thũng, viêm phế quản và các bệnh lý liên quan đến phổi.

Ngoài ra, loại thuốc này cũng có tác dụng trong việc điều trị tình trạng khó thở do vận động nặng, giảm ho và các triệu chứng như thở khò khè, hơi thở nông, hụt hơi, khó thở.

Công dụng của thuốc Salbutamol là gì?
Công dụng của thuốc Salbutamol là gì?

Thuốc Salbutamol có vai trò làm giãn các cơ trơn ở đường hô hấp và tử cung. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng ngăn ngừa dị ứng bằng cách tác động lên dưỡng bào, từ đó ức chế các chất trung gian gây ra tình trạng co thắt phế quản.

Salbutamol được bào chế dưới các dạng và hàm lượng chính sau đây:

  • Dạng bột hít qua đường miệng với hàm lượng 200mg.
  • Dạng viên nén Salbutamol với hai hàm lượng chính là 2mg và 4mg.
  • Dạng dung dịch với các hàm lượng như: 1mg/ml; 2ml/mg; 2,5mg/2,5ml; 5mg/2,5ml. Liều dùng của người bệnh sẽ do các bệnh sĩ trực tiếp chỉ định.

Liều dùng thuốc Salbutamol

Sau khi tiến hành thăm khám, thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ kết luận và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Thuốc Salbutamol được phân chia liều lượng cụ thể cho từng đối tượng bệnh nhân như sau:

1. Liều dùng cho người lớn

  • Liều dùng được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng là 4mg, chia đều làm 3 – 4 lần sử dụng trong một ngày.
  • Trong một vài trường hợp, bác sĩ cũng có thể tiến hành tăng liều để phù hợp với thể trạng cũng như tình trạng bệnh lý của người dùng. Liều tăng tối đa có thể lên tới 8mg trong một ngày.
  • Một vài bệnh nhân cũng có thể được bác sĩ chỉ định liều lượng 2mg, chia ra sử dụng 3 – 4 lần trong ngày. Đây là liều dùng được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân là người cao tuổi hoặc người nhạy cảm với thuốc.

2. Liều dùng cho trẻ nhỏ

  • Với trẻ có độ tuổi từ 2 – 6: Dùng thuốc Salbutamol với liều lượng 1 – 2mg, chia đều ra sử dụng làm 3 – 4 lần trong ngày.
  • Với trẻ từ 6 – 12 tuổi: Sử dụng thuốc với liều lượng 2mg, chia ra làm 3 – 4 lần sử dụng trong ngày.
  • Với trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng thuốc Salbutamol với liều lượng 2 – 4mg, chia đều ra sử dụng từ 3 – 4 lần trong ngày.
  • Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể về liều dùng thuốc Salbutamol cho trẻ dưới 2 tuổi. Do đó, nếu muốn sử dụng thuốc cho đối tượng bệnh nhân này, người dùng cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh các rủi ro không đáng có.

Dùng thuốc Salbutamol như thế nào?

  • Thuốc Salbutamol được sử dụng bằng cách uống trực tiếp, hít qua đường miệng và tiêm – truyền dưới da. Tùy vào mức độ bệnh lý của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.
  • Với thuốc Salbutamol dạng viên nén, người bệnh nên uống bằng cách nuốt trọn viên. Hạn chế việc nhai hoặc nghiền nhỏ thuốc khi uống vì điều này có thể khiến thuốc phát huy công dụng mạnh tại chỗ và dễ gây ra các kích ứng có hại cho người bệnh.
  • Với thuốc dạng tiêm – truyền, trước khi sử dụng người bệnh cần tiến hành kiểm tra kỹ chất lượng dung dịch thuốc bằng mắt thường. Nếu có gì bất thường, người bệnh không nên sử dụng liều thuốc ấy mà hãy thay bằng liều mới có chất lượng hơn.
  • Trước khi tiến hành tiêm truyền, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da sẽ tiêm. Sau đó, người bệnh cần xử lý sạch sẽ các rác thải y tế như ống tiêm, lọ thuốc tiêm,…
  • Với thuốc Salbutamol dạng bột hít qua đường miệng, người bệnh cần phải đảm bảo mình biết dùng thuốc đúng cách. Nếu không nắm rõ cách sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc an toàn – hiệu quả.
  • Sau một thời gian sử dụng, nếu không thấy bệnh có chuyển biến tốt, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tác dụng phụ của thuốc Salbutamol là gì?

Khi dùng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng quy định hoặc cơ thể mẫn cảm với thành phần của thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:

  • Đau tức ngực, hít thở khó khăn
  • Mặt, môi, miệng, lưỡi, cổ họng có dấu hiệu sưng phù
  • Phát ban và nổi mề đay nghiêm trọng trên da
  • Huyết áp thấp
  • Hàm và vai đau mỏi
  • Có dấu hiệu tăng axit lactic
  • Nồng độ kali trong máu thấp
  • Đau đầu, chóng mặt
Một tác dụng phụ điển hình của thuốc Salbutamol là gây đau đầu, chóng mặt nghiêm trọng
Một tác dụng phụ điển hình của thuốc Salbutamol là gây đau đầu, chóng mặt nghiêm trọng
  • Hàm lượng đường trong máu gia tăng đột ngột
  • Tâm lý luôn trong trạng thái căng thẳng, bồn chồn
  • Rối loạn nhịp tim
  • Co thắt cơ khớp
  • Lượng axit trong cơ thể tăng cao (thường gặp ở những bệnh nhân bị đái tháo đường)
  • Co thắt phế quản nghiêm trọng (thường gặp khi dùng thuốc Salbutamol dạng bột hít)

Khi thấy cơ thể có một trong những dấu hiệu như trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, hạn chế tình trạng các triệu chứng trở nên nặng hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Bảo quản thuốc Salbutamol như thế nào?

  • Nên để thuốc ở những nơi thoáng mát và có nhiệt độ phòng ổn định.
  • Không để thuốc ở nơi có độ ẩm cao hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp.
  • Với thuốc Salbutamol dạng dung dịch, người bệnh có thể bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Nên bảo quản thuốc nguyên vẹn trong bao bì khi không sử dụng đến.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong gia đình.
  • Không để thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hoặc trong nhà tắm.
  • Khi thuốc hết hạn sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về cách hủy thuốc sao cho an toàn với môi trường.

Nên làm gì khi dùng thuốc Salbutamol quá hoặc lỡ liều?

Khi dùng thuốc quá liều, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Lúc này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Hạn chế tối đa việc tự chữa trị tại nhà vì một vài sai lầm có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Còn với trường hợp dùng thuốc lỡ liều, để an toàn nhất thì người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về liều dùng kế tiếp. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc gấp đôi liều lượng quy định.

Thận trọng khi dùng thuốc Salbutamol

Khi dùng thuốc Salbutamol, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cho bác sĩ biết nếu người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Liệt kê cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc có ý định sử dụng trong thời gian tới.
  • Dùng thuốc đúng cách, đặc biệt là thuốc Salbutamol dạng bột hít.
  • Tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc cho trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi.
  • Báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe mà người bệnh đang mắc phải
  • Với người bệnh đang có thai, dự định có con, đang cho con bú hoặc chuẩn bị phẫu thuật thì cần phải tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn.

Tương tác của thuốc Salbutamol là gì?

1. Những loại thuốc nào gây tương tác với Salbutamol?

Do bệnh lý mà không ít người phải sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc. Điều này có thể dẫn đến một số tương tác, nhẹ thì làm suy giảm công dụng của thuốc, nặng thì có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.

Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần cho bác sĩ biết về các loại thuốc mình đang dùng hoặc có ý định sử dụng. Trong đó, người bệnh cần liệt kê chi tiết, bao gồm cả các loại thuốc như thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng hoặc các viên uống vitamin. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp.

Dưới đây là một số thuốc có thể tương tác với Salbutamol mà người bệnh cần lưu ý:

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
  • Thuốc tê dạng hít
  • Thuốc điều trị các vấn đề về tim Digoxin
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chẹn beta
  • Các dẫn chất xanhthines
  • Chất ức chế monoamine oxidase
  • Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường
  • Thuốc Theophylline

2. Thức ăn và bia rượu có tương tác với Salbutamol không?

Thức ăn và bia rượu có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến công dụng của thuốc Salbutamol. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thời gian dùng thuốc. Lưu ý, tuyệt đối không uống rượu bia vì nó có thể làm gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của người bệnh.

Tuyệt đối không nên uống rượu bia trong thời gian dùng thuốc Salbutamol
Tuyệt đối không nên uống rượu bia trong thời gian dùng thuốc Salbutamol

3. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Salbutamol?

Bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cũng có thể gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến thuốc Salbutamol. Vậy nên, người bệnh nên báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe mà mình đang gặp phải, đặc biệt là các bệnh lý về tuyến giáp, tim mạch hoặc tiểu đường.

Thuốc Salbutamol có giá bao nhiêu?

Giá thuốc Salbutamol có sự chênh lệch nhất định giữa các địa điểm bán. Với thuốc dạng viên thì có dao động trong khoảng 105 – 140 đồng/viên. Còn với thuốc dạng bột khí hoặc dung dịch thì người bệnh có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc các cửa hàng thuốc uy tín để tham khảo và mua thuốc với giá cả hợp lý.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Salbutamol. Mong rằng bài viết có thể giúp ích cho người dùng trong quá trình điều trị các triệu chứng khó chịu của bệnh gây ra. Nếu còn điều gì thắc mắc về thuốc, người bệnh có thể đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp rõ ràng hơn.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Top