Menu

Thuốc Salmeterol + Fluticasone điều trị bệnh đường hô hấp dùng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Salmeterol + Fluticasone
Hoạt chất

Salmeterol + Fluticasone

    Đóng gói: Thuốc bột hít qua đường miệng, bình xịt khí dung

    Loại thuốc: Thuốc điều trị bệnh hô hấp

    Công ty sản xuất: Cipla Australia Pty Ltd

    Quốc gia sản xuất: Úc

Salmeterol + Fluticasone là sự kết hợp thuốc có tác dụng ngăn chặn và điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Loại thuốc này giúp người bệnh loại bỏ các triệu chứng khó chịu như thở khò khè, khó thở bằng cách giãn đường dẫn khí trong phổi và giảm các kích ứng trong đường hô hấp.

Công dụng của thuốc Salmeterol + Fluticasone là gì?

Thuốc này là sự kết hợp giữa hai thành phần chính là Salmeterol và Fluticasone. Mỗi thành phần thuốc đều có những tác dụng riêng biệt, kết hợp với nhau để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Salmeterol thuộc nhóm thuốc chủ vận beta có tác dụng kéo dài. Nó thường được dùng để điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý như hen suyễn, khí thũng, bệnh phổi mãn tính. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm bớt các cơn hen suyễn do vận động. Salmeterol giúp thư giãn cơ bắp, mở đường dẫn khí và cải thiện hơi thở.

Thuốc Salmeterol + Fluticasone có tác dụng gì?
Thuốc Salmeterol + Fluticasone có tác dụng gì?

Fluticasone thuộc nhóm thuốc corticosteroid, có tác dụng ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng khó chịu do căn bệnh hen suyễn gây ra. Nó giúp làm giảm sưng, giảm viêm phế quản ở phổi, mở đường dẫn khí, từ đó giúp người bệnh có thể thở một cách dễ dàng hơn. Nó thường được chỉ định kết hợp cùng một vài loại thuốc khác để điều trị hiệu quả các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

Thuốc Salmeterol + Fluticasone là sự kết hợp giữa hai thành phần trên, có tác dụng ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng do những bệnh lý về hô hấp gây ra. Nó có tác dụng điều hòa hơi thở và giúp người bệnh có thể cải thiện phần nào cuộc sống hàng ngày.

Lưu ý, loại thuốc này không đem lại công dụng ngay lập tức. Do đó, với những trường hợp người bệnh lên cơn hen đột ngột, bác sĩ sẽ khuyến cáo sử dụng ống hít cứu trợ khẩn cấp.

Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột và khí dung với hai hàm lượng chính như sau:

  • 125/25 – Fluticasone propionate 125 mcg và Salmeterol 25 mcg/ lần hít (12 g).
  • 250/25 – Fluticasone propionate 250 mcg và Salmeterol 25 mcg/ lần hít (12 g).

Dùng thuốc Salmeterol + Fluticasone đúng cách như thế nào?

  • Thuốc này được sử dụng bằng cách hít trực tiếp qua đường miệng. Liều lượng thuốc sử dụng sẽ được bác sĩ đưa ra dựa vào tình trạng bệnh lý cụ thể của từng người.
  • Người bệnh phải đảm bảo mình biết dùng thuốc đúng cách. Nếu có điều gì thắc mắc, người bệnh cần đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc đúng cách, đem lại hiệu quả cao.
  • Khi dùng thuốc, người bệnh cần đặt thiết bị theo chiều nằm ngang. Bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng thuốc 2 lần mỗi ngày vào 2 buổi sang và tối.
  • Hít thuốc trực tiếp bằng đường miệng. Người bệnh sẽ khó có thể cảm nhận được vị thuốc. Tuyệt đối không thở vào trong thiết bị vì có thể làm người bệnh dễ bị sặc thuốc.
  • Người bệnh không nên tháo rời các thiết bị dùng thuốc ra để rửa. Lưu ý, người bệnh cần đóng chặt nắp thiết bị sau mỗi lần dùng thuốc. Việc để mở nắp có thể làm thuốc tác dụng với không khí và dễ dẫn đến nhiều biến đối không tốt trong tính chất của thuốc.
  • Với những người bệnh hiện tại đang sử dụng một số loại thuốc dạng xịt, lưu ý sau khi xịt thuốc thì khoảng 1 – 3 phút sau mới được sử dụng thuốc Salmeterol + Fluticasone để hạn chế tối đa những tương tác thuốc không đáng có.
  • Sau khi dùng thuốc, người bệnh nên súc miệng sạch sẽ bằng nước để tránh tình trạng kích ứng, ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng nấm men tại vùng miệng và cổ họng. Nên súc miệng nhiều lần bằng nước sạch và rửa sạch cả vùng da xung quanh miệng.
  • Với những người thường xuyên sử dụng ống hít cứu trợ khẩn cấp (hít thuốc 4 lần/ngày), bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngừng dùng thuốc nếu muốn điều trị bằng Salmeterol + Fluticasone. Ống hít cứu trợ khẩn cấp chỉ được dùng khi người bệnh lên cơn hen đột ngột.
  • Người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu người bệnh thường xuyên dùng các loại thuốc corticosteroid khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể sử dụng song song hai loại thuốc chứ không nhất thiết phải ngưng sử dụng.
  • Thuốc Salmeterol + Fluticasone thường không đem lại tác dụng tức thì. Do đó, người bệnh cần kiên trì trong việc dùng thuốc. Không tự ý ngưng dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
  • Người bệnh nên tạo cho mình thói quen dùng thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày. Điều này giúp thuốc phát huy công dụng một cách ổn định lại vừa giúp người bệnh hạn chế tối đa được việc quên dùng thuốc.
  • Sau khi dùng thuốc, nếu người bệnh thấy bệnh lý không thuyên giảm hoặc thậm chí có xu hướng nghiêm trọng hơn, hãy đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Liều dùng thuốc Salmeterol + Fluticasone

1. Liều dùng cho người lớn

Điều trị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, viêm phế quản mãn tính, khí thũng

Liều dùng thuốc phù hợp được bác sĩ khuyến cáo sử dụng là 50mcg Salmeterol và 250mcg Fluticasone, dùng thuốc 2 lần mỗi ngày vào 2 buổi sáng – tối. Khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc là 12 tiếng.

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng liều lượng thuốc nếu không chỉ được chỉ định. Sử dụng thuốc quá liều rất dễ gây ra những ảnh hưởng có hại đến các bộ phận trong cơ thể.

Điều trị bệnh hen suyễn

  • Thuốc bột hít

– Sử dụng thuốc 2 lần mỗi ngày vào 2 buổi sáng và tối, mỗi lần dùng thuốc với liều lượng 100/50 (100mcg Fluticasone và 50mcg Salmeterol). Mỗi lần dùng thuốc cách nhau khoảng 12 tiếng.

– Liều dùng tối đa trong ngày có thể lên tới 500/50 (500mcg Fluticasone và 50mcg Salmeterol) đối với những bệnh nhân có tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

– Liều dùng trong ngày tuyệt đối không được vượt quá 500/50. Lưu ý, không dùng thuốc quá 2 lần vì nó có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

  • Thuốc Salmeterol + Fluticasone dạng bình xịt khí dung

– Dùng thuốc 2 lần mỗi ngày, mỗi lần với liều lượng 45/21 (45mcg Fluticasone và 21mcg Salmeterol), mỗi lần cách nhau khoảng 12 tiếng.

Liều dùng thuốc Salmeterol + Fluticasone cho người lớn
Liều dùng thuốc Salmeterol + Fluticasone cho người lớn

– Có thể tăng liều lượng thuốc lên tới 230/21 (230mcg Fluticasone và 21mcg Salmeterol) để phù hợp cho tình trạng bệnh lý của từng người.

– Chỉ dùng thuốc đúng 2 lần/ngày và liều lượng sử dụng thuốc tuyệt đối không được vượt quá 230/21.

2. Liều dùng cho trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ từ 4 – 11 tuổi

– Với bệnh nhân có triệu chứng corticosteroid, cho trẻ dùng thuốc dạng bột hít với liều lượng 100/50 (100mcg Fluticasone và 50mcg Salmeterol). Dùng thuốc 2 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 12 tiếng.

Trẻ từ 12 tuổi trở lên

– Dùng thuốc bột hít mỗi ngày 2 lần vào 2 buổi sáng – tối, khoảng cách giữa các lần sử dụng thuốc là 12 tiếng. Liều lượng cho một lần hít là 100/50 (10mcg Fluticasone và 50mcg Salmeterol). Có thể chỉ định tăng liều lên tới 500/50 (500mcg Fluticasone và 50mcg Salmeterol) cho người có tình trạng hen suyễn nghiêm trọng. Không dùng quá 2 lần/ngày.

– Còn với thuốc dạng bình xịt khí dung, sử dụng 2 lần mỗi ngày, liều dùng mỗi lần là 45/21 (45mch Fluticasone và 21 Salmeterol). Có thể tăng liều tối đa lên 230/21 (230mcg Fluticasone và 21mcg Salmeterol) với những người bệnh nghiêm trọng. Không dùng quá 2 lần/ngày.

Bảo quản thuốc Salmeterol + Fluticasone như thế nào thì tốt?

  • Nên cất thuốc ở nơi thoáng mát và có nhiệt độ phòng ổn định.
  • Không để thuốc ở nơi có độ ẩm cao hoặc nơi bị tác động bởi ánh nắng trực tiếp.
  • Không cất thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hoặc trong nhà tắm, nhà bếp.
  • Sau khi sử dụng thuốc, cần đóng chặt nắp thiết bị.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong gia đình.
  • Khi thuốc hết hạn sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc hủy thuốc sao cho an toàn với môi trường.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Salmeterol + Fluticasone

Để thuốc có thể phát huy công dụng một cách tốt nhất, khi dùng người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Liệt kê đầy đủ cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà mình đang dùng hoặc có ý định sử dụng trong thời gian tới.
  • Tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
  • Tuyệt đối không tự ý tăng/ giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc đột ngột khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc cho trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi.
  • Báo ngay cho bác sĩ nếu người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Thông báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe mà người bệnh đang gặp phải.
  • Trường hợp đang mang thai, đang cho con bú, dự định có thai hoặc chuẩn bị phẫu thuật, người bệnh cần tham khảo ý kiến về việc dùng thuốc sao cho an toàn với sức khỏe.

Nên làm gì khi dùng thuốc Salmeterol + Fluticasone quá hoặc lỡ liều?

Việc dùng thuốc quá liều có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Khi đó, cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Hạn chế tối đa việc tự chữa trị tại nhà vì nó có thể khiến cho tình trạng của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Còn với trường hợp dùng thuốc lỡ liều, để an toàn nhất thì người bệnh vẫn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cho liều kế tiếp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc gấp đôi liều lượng quy định.

Tác dụng phụ của thuốc Salmeterol + Fluticasone là gì?

Khi dùng thuốc không đúng cách, sai liều lượng hoặc cơ thể mẫn cảm với thành phần của thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ nhẹ như nhức đầu, chóng mặt, nghẹt mũi, ho, đau rát họng, thay đổi về giọng nói, miệng – mũi – họng khô, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy.

Bên cạnh đó, cơ thể người bệnh cũng có thể xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Sốt và ớn lạnh cơ thể
  • Xuất hiện các tổn thương hoặc đốm trắng trong miệng
  • Thường xuyên cảm thấy hồi hộp, bồn chồn
  • Run rẩy cơ thể khó kiểm soát
  • Đau thắt ngực, khó thở
  • Thở khò khè, hụt hơi
  • Ho có đờm màu vàng hoặc xanh
  • Suy giảm thị lực, mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Có dấu hiệu co thắt phế quản
  • Tình trạng hen suyễn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn
Salmeterol + Fluticasone đôi khi có thể khiến tình trạng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn
Salmeterol + Fluticasone đôi khi có thể khiến tình trạng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn

Khi thấy cơ thể có một trong những dấu hiệu như trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không được lơ là vì các triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này.

Tương tác của thuốc Salmeterol + Fluticasone là gì?

1. Những thuốc nào tương tác với Salmeterol + Fluticasone?

Không ít người do bệnh lý mà phải sử dụng cùng lúc khá nhiều loại thuốc, từ đó dẫn đến nhiều tương tác không mong muốn. Chúng có thể làm thay đổi công dụng cũng như tính chất của thuốc, thậm chí trường hợp xấu còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần liệt kê chi tiết cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà mình đang dùng hoặc có ý định sử dụng trong thời gian tới. Bác sĩ sẽ dựa vào những thông tin này để có thể điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp. Thậm chí, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh ngưng sử dụng một vài loại thuốc.

Dưới đây là một số loại thuốc có thể gây ra những tương tác với thuốc Salmeterol + Fluticasone mà người bệnh nên lưu ý:

  • Cisapride;
  • Thioridazine;
  • Sparfloxacin;
  • Dronedarone;
  • Pimozide;
  • Mesoridazine;
  • Fluconazole;
  • Posaconazole.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể điều chỉnh liều lượng của thuốc Salmeterol + Fluticasone để có thể kết hợp cùng một số loại thuốc dưới đây:

  • Xanh methylene;
  • Nebivolol;
  • Metoprolol;
  • Penbutolol;
  • Asenapine;
  • Bevantolol;
  • Atazanavir;
  • Perflutren lipid microsphere
  • Cobicistat;
  • Atenolol;
  • Boceprevir;
  • Azithromycin;
  • Befunolol;
  • Betaxolol;
  • Arsenic trioxide;
  • Bisoprolol;
  • Astemizole;
  • Bopindolol;
  • Sotalol;
  • Mitotane;
  • Nadolol;
  • Carteolol;
  • Dofetilide;
  • Carvedilol;
  • Amiodarone;
  • Ceritinib;
  • Apomorphine;
  • Ciprofloxacin;
  • Darunavir;
  • Citalopram;
  • Disopyramide;
  • Acebutolol;
  • Procarbazine;
  • Chloroquine;
  • Dabrafenib;
  • Isocarboxazid;
  • Esmolol;
  • Clarithromycin;
  • Trifluoperazine;
  • Eslicarbazepine acetate;
  • Clozapine;
  • Fosamprenavir;
  • Carbamazepine;
  • Gemifloxacin;
  • Halofantrine;
  • Chlorpromazine;
  • Flecainide;
  • Iloperidone;
  • Dasatinib;
  • Prochlorperazine;
  • Dolasetron;
  • Alfuzosin;
  • Tipranavir;
  • Propranolol;
  • Droperidol;
  • Celiprolol;
  • Furazolidone;
  • Gatifloxacin;
  • Indinavir;
  • Fingolimod;
  • Pindolol;
  • Haloperidol;
  • Idelalisib;
  • Protriptyline;
  • Timolol;
  • Granisetron;
  • Linezolid;
  • Domperidone;
  • Iproniazid;
  • Piperaquine;
  • Levobunolol;
  • Tetrabenazine;
  • Ketoconazole;
  • Labetalol;
  • Octreotide;
  • Moclobemide;
  • Propafenone;
  • Insulin degludec;
  • Itraconazole;
  • Phenelzine;
  • Ibutilide;
  • Levofloxacin;
  • Metipranolol;
  • Landiolol;
  • Tranylcypromine;
  • Primidone;
  • Trazodone;
  • Lopinavir;
  • Procainamide;
  • Nilotinib;
  • Pargyline;
  • Telithromycin;
  • Mefloquine;
  • Lumefantrine;
  • Methadone;
  • Sunitinib;
  • Terfenadine;
  • Lapatinib;
  • Mepindolol;
  • Nefazodone;
  • Telavancin;
  • Norfloxacin;
  • Mifepristone;
  • Solifenacin;
  • Nipradilol;
  • Rasagiline;
  • Oxprenolol;
  • Ofloxacin;
  • Nelfinavir;
  • Paliperidone;
  • Ondansetron;
  • Tertatolol;
  • Ziprasidone;
  • Promethazine;
  • Saquinavir;
  • Toremifene;
  • Natri phosphate dibasic;
  • Selegiline;
  • Quinidine;
  • Vardenafil;
  • Ranolazine;
  • Quinine;
  • Siltuximab;
  • Talinolol;
  • Ritonavir;
  • Natri phosphate;
  • Sorafenib;
  • Telaprevir;
  • Natri phosphate
  • monobasic;
  • Erythromycin;
  • Voriconazole.

2. Thức ăn và bia rượu có tương tác với thuốc Salmeterol + Fluticasone không?

Bia rượu là hai loại đồ uống cực kỳ có hại cho những người bị bệnh hô hấp. Bên cạnh đó, khi sử dụng song song cùng với thuốc điều trị, chúng có thể làm suy giảm công dụng của thuốc, đồng thời gây ra các tác dụng phụ không đáng có cho người bệnh. Do đó, tuyệt đối không uống rượu bia khi đang dùng thuốc.

Một số thực phẩm có thể gây ra tương tác với thuốc Salmeterol + Fluticasone. Vậy nên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp trong thời gian điều trị hen suyễn bằng thuốc.

3. Tình hình sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến thuốc Salmeterol + Fluticasone?

Bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến công dụng của thuốc. Do đó, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về các vấn đề sức khỏe mà mình đang gặp phải, đặc biệt là những bệnh lý sau đây:

  • Bệnh tiểu đường
  • Nồng độ axit ceton trong máu cao
  • Bệnh lý về mạch máu
  • Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính
  • Rối loạn nhịp tim
  • Các bệnh lý về xương
  • Hội chứng cường giáp
Các bệnh lý về gan có thể gây ảnh hưởng đến thuốc Salmeterol + Fluticasone
Các bệnh lý về gan có thể gây ảnh hưởng đến thuốc Salmeterol + Fluticasone
  • Bệnh lý về gan
  • Nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc nấm
  • Phẫu thuật hoặc có tiền sử phẫu thuật
  • Bệnh thủy đậu
  • Tâm lý thường xuyên căng thẳng, bồn chồn
  • Chấn thương
  • Nhiễm trùng mắt do virus Herpes simplex
  • Nồng độ kali trong máu thấp
  • Bệnh sởi
  • Bệnh lao hoặc có tiền sử bệnh lao
  • Người bị dị ứng nặng với sữa động vật
  • Đục thủy tinh thể
  • Bệnh động kinh hoặc có tiền sử mắc bệnh
  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Huyết áp cao
  • Bệnh lý về tim mạch

Thuốc Salmeterol + Fluticasone có giá bao nhiêu?

Giá thuốc thường có sự chênh lệch nhất định giữa các địa điểm bán, dao động trong khoảng 300.000 – 500.000 đồng. Người bệnh nên đến trực tiếp các bệnh viện hoặc nhà thuốc uy tín để có thể mua thuốc với giá cả ổn định và chất lượng đảm bảo.

Trên đây là những thông tin về loại thuốc trị bệnh hô hấp Salmeterol + Fluticasone. Hy vọng người bệnh có thể bổ sung cho mình những kiến thức này, từ đó biết dùng thuốc sao cho đúng cách và hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn trực tiếp một cách chính xác hơn.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Nguồn tham khảo
Top