Menu

Dùng thuốc Acetaminophen giảm đau, hạ sốt trong trường hợp nào và lưu ý gì?

Acetaminophen
Hoạt chất

Acetaminophen

    Đóng gói: Dạng dung dịch, viên nén, viên nang, thuốc đặt, dạng bột, bột pha dung dịch, siro, hỗn dịch, elixir

    Loại thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị gútvà các bệnh xương khớp

    Công ty sản xuất: Công ty cổ phần Pymepharco - VIỆT NAM

    Quốc gia sản xuất: Việt Nam

Acetaminophen là thuốc gì? Công dụng của thuốc như thế nào và cách dùng làm sao để mang lại hiệu quả cao… là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Chính vì vậy, hiểu được điều trăn trở của bạn trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về thuốc Acetaminophen.

Acetaminophen là thuốc gì?

Acetaminophen còn có tên gọi khác là paracetamol, một loại thuốc rất phổ biến và quen thuộc đối với chúng ta. Thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả.

Hay bạn có thể hiểu Acetaminophen là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, có tác dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả, có thể dùng thay thế cho Aspirin.

Acetaminophen hay Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt
Acetaminophen hay Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt

Tuy nhiên, Acetaminophen khác với Aspirin thuốc không hoặc ít có tác dụng chống viêm. Thuốc được hấp thu bằng đường miệng hoặc dùng theo đường hậu môn và đôi khi thuốc cũng được dùng để tiêm tĩnh mạch trong điều trị.

Thuốc Acetaminophen có những dạng, hàm lượng nào?

Liều dùng phổ biến nhất của thuốc là Acetaminophen 500mg, dạng này được dùng trong nhiều thuốc biệt dược.

Ngoài ra, Acetaminophen có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dạng dung dịch, viên nén bao gồm (Viên hòa tan, viên nén phóng thích kéo dài, viên nén nhai, viên sủi bọt), viên nang, bột hoặc bột pha dung dịch, thuốc đặt, sirô, hỗn dịch hoặc elixir.
  • Hàm lượng: 325 mg – 30 mg; 325 mg – 60 mg; 120 mg – 12 mg/5 ml; 300 mg – 15 mg; 300 mg – 30 mg; 300 mg – 60 mg; 650 mg – 30 mg; 650 mg – 60 mg.

Công dụng của thuốc Acetaminophen là gì?

Acetaminophen là thuốc thường được sử dụng để giảm đau và hạ sốt. Chính vì vậy, theo khuyến cáo từ nhà sản xuất bạn có thể sử dụng Acetaminophen để chữa nhiều vấn đề như đau đầu, đau cơ, đau lưng, viêm khớp, đau răng, cảm lạnh, sốt.

Theo đó, thuốc được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

Acetaminophen được chỉ định giảm đau trong trường hợp nhức đầu
Acetaminophen được chỉ định giảm đau trong trường hợp nhức đầu
  • Thuốc được chỉ định để điều trị đau từ nhẹ tới vừa ở những người bị: Đau do hành kinh, thoái hoá khớp, nhức đầu, tổn thương mô mềm, thấm chí là đau nửa đầu, đau răng;
  • Điều trị sốt (khi sốt làm người bệnh khó chịu), kể cả trong trường hợp sốt sau tiêm chủng.
  • Paracetamol hay Acetaminophen được dùng kết hợp với các thuốc giảm đau gốc opium giúp làm giảm các cơn đau nặng hơn ví dụ như đau do ung thư và đau hậu phẫu thuật.

Ngoài ra, thuốc Acetaminophen có thể được dùng cho mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn này.

Liều dùng và cách dùng thuốc Acetaminophen như thế nào?

1. Thuốc Acetaminophen nên sử dụng như thế nào?

  • Để sử dụng thuốc một cách có hiệu quả bạn cần phải uống thuốc theo đúng như chỉ dẫn của bác sĩ hoặc làm theo hướng dẫn sử dụng có trong hộp thuốc.
  • Do thuốc có nhiều dạng khác nhau, nên bạn có thể uống hoặc đặt viên đạn khi dùng.
  • Nếu trước khi dùng thuốc bạn không chắc chắn về cách dùng hoặc bất cứ vấn đề nào bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Không tự ý dùng thuốc, ngừng thuốc hoặc sử dụng thuốc thường xuyên hơn với quy định của bác sĩ chuyên khoa.

2. Liều dùng thuốc Acetaminophen như thế nào?

Đối tượng dùng thuốc Acetaminophen khá rộng và có thể dùng được cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, mỗi đối tượng sẽ có liều dùng khác nhau để có được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn.

Liều dùng Acetaminophen với người lớn:

Liều thông thường cho người lớn bị sốt hoặc đau: Đối với dạng thuốc uống, bạn sẽ dùng như sau:

  • Với dạng thuốc phóng thích nhanh: Bạn dùng 325mg đến 1g và uống mỗi lần cách nhau từ 4 đến 6 giờ. Liều tối đa đơn liều là 1g (1000mg) và tối đa 4g (4000mg) trong vòng 24 giờ;
  • Thuốc phóng thích kéo dài: Bạn dùng 1300mg uống mỗi lần cách nhau 8 giờ. Liều tối đa là 3900 mg trong 24 giờ.
  • Đối với chế phẩm đặt trực tràng, người bệnh dùng 650mg mỗi lần cách nhau từ 4 đến 6 giờ, liều tối đa 3900mg trong 24 giờ.

Liều dùng thuốc Acetaminophen cho trẻ em:

Liều thuốc dùng cho trẻ em sẽ phụ thuộc vào từng nhóm độ tuổi khác nhau. Bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh thích hợp cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cho bé.

Liều dùng cho trẻ em sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng
Liều dùng cho trẻ em sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng
  • Liều thông thường cho trẻ bị sốt hoặc đau: Trẻ dưới 12 tuổi sẽ được xác định liều dùng Acetaminophen dựa theo cân nặng. Theo đó bạn cho trẻ uống 10 – 15mg/kg mỗi liều, mỗi liều cách nhau từ 4 đến 6 giờ, sử dụng tối đa 5 liều trong 24 giờ.

Ngoài ra cũng có thể hiệu chỉnh liều thuốc cho trẻ như sau:

  • Trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 0-3 tháng (cụ thể cân nặng từ 2,7-5,3 kg): Bạn sẽ cho trẻ uống mỗi liều 40mg. Với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn sẽ cho trẻ uống 1,25ml;
  • Trẻ từ độ tuổi 4-11 tháng (cân nặng từ 5,4-8,1 kg): Liều dùng cho trẻ đó là uống mỗi liều 80mg. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn sẽ cho trẻ uống 2,5ml;
  • Nhóm trẻ từ 12-23 tháng (cân nặng từ khoảng 8,2-10,8kg), bạn cho trẻ uống mỗi liều 120mg. Đối với dung dịch thuốc uống (160mg/5ml), bạn cho trẻ uống 3,75ml. Với thuốc dạng viên nén nhai hàm lượng 80mg, bạn sẽ cho trẻ uống 1,5 viên;
  • Trẻ nhỏ độ tuổi từ 2-3 (cân nặng khoảng 10,9-16,3kg), bạn cho trẻ uống mỗi liều 160mg. Với dung dịch thuốc uống (160mg/5ml), bạn cho trẻ uống 5ml. Đối với dạng viên nén nhai, bạn cho trẻ uống 2 viên nén 80mg hoặc 1 viên nén hàm lượng 160mg;
  • Với trẻ từ 4-5 tuổi (cân nặng 16,4-21,7kg), bạn cho bé uống liều 160 mg. Với dạng dung dịch bạn cho trẻ uống 7.5 ml (160 mg/5 ml) hoặc dùng 3 viên nén nhai 80mg hoặc 1.5 viên nén nhai hàm lượng 160mg;
  • Đối với trẻ từ 6-12 tuổi, bạn cho bé uống 325mg mỗi liều cách nhau 4-6 giờ. Liều dùng mỗi ngày không được vượt quá 1,625g trong 5 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ;
  • Với nhóm trẻ độ tuổi từ 12 trở lên có thể dùng các dạng thuốc sau:

* Dạng thuốc regular strength: Bạn cho trẻ dùng 650mg mỗi liều cách nhau 4-6 giờ, liều dùng không được vượt quá 3,25g trong 24 giờ. Việc dùng thuốc có sự giám sát của chuyên viên y tế, liều có thể đạt 4g mỗi ngày;

* Dạng extra strength: Bạn cho trẻ dùng 1000mg mỗi liều cách nhau 6 giờ, liều dùng trong 24 giờ không được vượt quá 3g, và việc dùng thuốc dưới sự giám sát của chuyên viên y tế, có thể đạt 4g mỗi ngày;

* Đối với dạng thuốc Acetaminophen phóng thích kéo dài: Bạn cho trẻ uống 1,3g mỗi liều cách nhau 8 giờ, liều dùng trong ngày (24 giờ) không được vượt quá 3,9g.

Acetaminophen có gây ra tác dụng phụ không?

Theo thông tin từ nhà sản xuất, thường thì thuốc Acetaminophen không có tác dụng phụ. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc thì hãy báo cáo ngay cho bác sĩ, dược sĩ của bạn biết.

Thuốc Acetaminophen có thể gây ra một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhưng hiếm xảy ra
Thuốc Acetaminophen có thể gây ra một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhưng hiếm xảy ra

Sau đây là một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm xảy ra khi dùng thuốc Acetaminophen, bao gồm:

  • Đi đại tiện thấy phân có máu hoặc màu đen hoặc màu hắc ín (màu nhựa đường);
  • Khi tiểu nước tiểu đục hoặc có lẫn máu;
  • Người bị sốt kèm hoặc không kèm triệu chứng ớn lạnh (tình trạng này không xuất hiện trước khi điều trị);
  • Đau ở lưng dưới hoặc đau một bên lưng, cơn đau có thể nghiêm trọng hoặc đau nhói;
  • Trên da xuất hiện các đốm đỏ;
  • Nổi mề đay, ban da, ngứa;
  • Người bệnh xuất hiện triệu chứng đau họng (tác dụng phụ này không xuất hiện trước khi dùng thuốc);
  • Môi hoặc miệng bạn bị đau, hoặc xuất hiện các vết loét, đốm trắng;
  • Lượng nước tiểu giảm đột ngột;
  • Chảy máu bất thường hoặc bị bầm tím;
  • Cơ thể đột nhiên bị mệt hoặc yếu;
  • Vàng da hoặc mắt.

Thực tế không phải ai cũng có thể gặp các tác dụng phụ mà chúng tôi kể trên. Có thể cong có những tác dụng phụ khác như không được đề cập. Để biết rõ hơn các tác dụng phụ khi mua thuốc bạn hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để dùng thuốc an toàn.

Khi dùng thuốc Acetaminophen nên thận trọng những gì?

1. Trước khi dùng thuốc Acetaminophen bạn cần lưu ý gì?

Trước khi dùng thuốc Acetaminophen, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với acetaminophen hoặc bất kỳ thành phần nào hoặc thuốc nào;
  • Nói cho bác sĩ và dược sĩ biết được những loại thuốc bạn đang sử dụng gồm cả thuốc kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng và cả những loại thảo dược;
  • Nói cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý của bạn, đặc biệt là những bệnh lý về gan, điển hình là suy gan, thiếu máu mạn tính, suy nhược thận, suy thận, thường xuyên sử dụng hoặc nghiện các loại thức uống có cồn;
  • Bạn bị bệnh Phenylketone niệu (đây là một bệnh di truyền cần được kiểm soát bởi chế độ ăn uống đặc biệt để giảm nguy cơ thiểu năng trí tuệ) hoặc tiểu đường (đái tháo đường) bởi vì một số dạng bào chế của Acetaminophen như viên nhai có tá dược là đường và aspartame;
  • Bạn có thai khi đang sử dụng Acetaminophen.
Nếu có thai khi dùng thuốc hãy báo cho bác sĩ ngay
Nếu có thai khi dùng thuốc hãy báo cho bác sĩ ngay

Thuốc Acetaminophen chống chỉ định trong những trường hợp:

  • Người bệnh bị mẫn cảm với Acetaminophen.
  • Không dùng thuốc nếu người bệnh thiếu hụt G6PD.

2. Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Hiện nay, vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định những rủi ro khi dùng thuốc này với phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, Acetaminophen có thể vào sữa mẹ, do đó bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú trong thời gian dùng Acetaminophen, cũng như cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc.

Tương tác thuốc Acetaminophen như thế nào?

1. Acetaminophen có thể tương tác với thuốc gì?

Sự tương tác của thuốc có thể làm thay đổi đi tính năng hoạt động hoặc có thể làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ mà thuốc gây ra.

Một số thuốc có thể tương tác với Acetaminophen khi dùng chung đó là:

  • Nếu thuốc Acetaminophen dùng chung các thuốc chống động kinh như Phenytoin, Barbiturates, Carbamazepine sẽ làm giảm nồng độ thuốc trong máu của các thuốc kể trên;
  • Nếu phối hợp trong thời gian dài thuốc Acetaminophen có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông như Warfarin;
  • Thuốc Acetaminophen có thể làm tăng hấp thu của Metoclopramide và Domperidone khi dùng chung;
  • Acetaminophen có thể làm tăng nồng độ Probenecid, Chloramphenicol trong máu;
  • Khi dùng chung thuốc Acetaminophen làm giảm hấp thu của Colestyramine;

  • Khi dùng chung với phenothiazine thuốc có thể gây hạ thân nhiệt quá mức.

2. Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng đến thuốc acetaminophen không?

Khi dùng rượu và thuốc lá có thể làm tăng tác dụng phụ độc gan của thuốc Acetaminophen. Chính vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chủ trị về vấn đề uống thuốc cùng thức ăn, thuốc lá và rượu.

3. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Acetamincophen?

Bất cứ tình trạng sức khỏe nào của bạn đều có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc Acetamincophen. Theo đó, bạn cần phải báo cáo cho bác sĩ biết. Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Cho bác sĩ biết về các vấn đề sức khỏe của bạn để dùng thuốc hiệu quả
Cho bác sĩ biết về các vấn đề sức khỏe của bạn để dùng thuốc hiệu quả

Trường hợp khẩn cấp/quá liều/ quên liều Acetamincophen phải làm sao?

1. Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Khi dùng thuốc nếu rơi vào trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều người bệnh hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115. Hoặc đến trạm Y tế tại địa phương gần nhất để được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Trong trường hợp, nếu trong vòng 24 giờ, bạn dùng 10 – 15g hoặc 150mg/kg Acetamincophen có thể gây hoại tử tế bào gan nặng và đôi khi hoại tử ống thận. Lúc này cách xử trí hiệu quả là người nhà nên nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện.

2. Bạn nên làm gì nếu bạn quên một liều?

Nếu như bạn quên uống một liều thuốc thì hãy uống nó càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu gần với liều kế bạn hãy bỏ qua liều thuốc đã quên và sử dụng liều kế tiếp theo đúng như liệu trình. Khi uống bạn nhớ không nên dùng liều gấp đôi liều đã được bác sĩ quy định.

Acetaminophen mua ở đâu? Giá thuốc bao nhiêu?

Như chúng tôi đã đề cập đến ở trên, thuốc Acetaminophen có rất nhiều dạng khác nhau do đó giá bán thuốc sẽ không giống nhau mà có sự khác biệt nhất định.

Mức giá tham khảo cho thuốc Acetaminophen 500mg với lọ 100 viên rơi vào khoảng 70.000 đồng. Tuy nhiên, giá bán có thể chênh với giá nhà sản xuất đưa ra nhưng sẽ không đáng kể.

Mua thuốc Acetaminophen ở đâu? Thuốc hiện có bán ở tất cả các nhà thuốc tân dược trên toàn quốc nên mọi người có thể dễ dàng mua được. Khi mua thuốc bạn hãy lựa chọn địa chỉ bán thuốc uy tín để mua thuốc chất lượng.

Cách bảo quản thuốc Acetaminophen như thế nào?

  • Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, tránh ẩm. Theo đó bạn không bảo quản thuốc trong ngăn đá hoặc phòng tắm.
  • Bảo quản thuốc tránh xa tầm tay, tầm nhìn của trẻ em và các loại thú nuôi.
  • Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc vào đường ống dẫn nước trừ khi bạn được chỉ định là như vậy.
  • Nếu thuốc không còn hạn sử dụng, thuốc không còn cần thiết nữa bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêu hủy thuốc một cách an toàn.

Chúng tôi mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về thuốc cũng như dùng thuốc Acetaminophen an toàn, hiệu quả. Chúc bạn sức khỏe!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Thuốc Hapacol® giảm đau hạ sốt có tốt không? Giá bao nhiêu?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Top