Menu

Thuốc Ibopamine điều trị bệnh suy tim, giãn đồng tử tốt không? Giá bao nhiêu?

Thuốc Ibopamine
Hoạt chất

Ibopamine

    Đóng gói: Viên nang (50mg, 100mg), thuốc nhỏ mắt

    Loại thuốc: Loại thuốc kích thích thần kinh giao cảm được sử dụng cho các bệnh nhân bị suy tim, giãn đồng tử

Nếu chẳng may mắc bệnh suy tim hoặc giãn đồng tử, bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân sử dụng một loại thuốc có tên gọi là Ibopamine. Muốn biết cách dùng cũng như các tác dụng phụ của thuốc, mọi người đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Thuốc Ibopamine có công dụng gì?

Ibopamine là một trong những loại thuốc kích thích thần kinh giao cảm được sử dụng cho các bệnh nhân bị suy tim, giãn đồng tử. Thuốc đã được các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực y tế chứng nhận nên mọi người hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Thuốc Ibopamine dành cho bệnh nhân bị suy tim
Thuốc Ibopamine dành cho bệnh nhân bị suy tim

Nên sử dụng thuốc Ibopamine như thế nào?

Hiện nay trên thị trường, mọi người dễ dàng cho thể mua được sản phẩm thuốc Ibopamine dưới dạng viên nang (50mg, 100mg) hoặc thuốc nhỏ mắt (1%, 2%). Tính đến thời điểm này, thuốc Ibopamine chưa được chỉ định dùng cho trẻ nhỏ.

Liều dùng cụ thể của thuốc dành cho người lớn như sau:

  • Đối với bệnh nhân bị suy tim: dùng 100-200mg Ibopamine, chia đều làm 2-3 lần/ngày
  • Đối với bệnh nhân bị giãn đồng tử: Nhỏ lượng 2% Ibopamine vào vùng mắt bị tổn thương

Tác dụng phụ của thuốc là gì?

Không phải bất cứ bệnh nhân nào khi sử dụng Ibopamine đều gặp phải tác dụng phụ, tuy nhiên mọi người vẫn không nên xem nhẹ vấn đề này. Theo các chuyên gia y tế, Ibopamine có thể dẫn đến một số phiền phức cho người dùng như sau:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Hạ huyết áp
  • Đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu
  • Cảm xúc thay đổi bất thường
  • Mất ngủ
  • Khó thở
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải
  • Ăn không ngon miệng
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau buốt khi đi tiểu
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Tăng đường huyết
  • Giảm lượng kali trong cơ thể

Khi thấy cơ thể xuất hiện một trong các triệu chứng trên, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ hoặc trực tiếp đi bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe và có hướng điều trị thích hợp.

Cẩn thận mất ngủ khi dùng thuốc
Cẩn thận mất ngủ khi dùng thuốc

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc Ibopamine?

Thuốc sẽ không an toàn cho một số trường hợp bệnh nhân dưới đây:

  • Bị dị ứng với thuốc hoặc các thành phần có trong thuốc
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Người bệnh dưới 18 tuổi
  • Bệnh nhân trên 65 tuổi nên thận trọng khi dùng Ibopamine
  • Trường hợp người bệnh bị suy tim nặng hoặc đang bị u tủy thượng thận
  • Bị rối loạn tuyến tiền liệt
  • Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim hoặc mắc các bệnh về tim mạch cũng là đối tượng cần phải được bác sĩ xem xét cẩn thận trước khi kê đơn thuốc Ibopamine
  • Người bệnh bị cường giáp, tắc mạch máu

Khi sử dụng Ibopamine, người bệnh cần lưu ý những gì?

  • Không bóc tách viên nang ra khi dùng
  • Thuốc cần được uống cũng như nhỏ mắt hàng ngày, do đó mọi người cố gắng đừng để tình trạng quên liều xảy ra. Một lần quên liều như vậy sẽ giảm đi không ít tính hiệu quả của thuốc
  • Hạn chế uống rượu bia trong thời gian điều trị bằng thuốc Ibopamine
  • Không nên đeo tính áp tròng khi nhỏ thuốc Ibopamine
  • Thuốc có thể được uống trước hoặc sau khi ăn đều được. Nếu người dùng bị đau dạ dày thì tốt nhất nên sử dụng thuốc sau khi ăn
  • Không tự ý tăng liều dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Thời gian dùng thuốc sẽ tùy vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi người nên mọi người không nên nóng vội

Ibopamine tương tác với những loại thuốc nào?

Giống như các dược phẩm khác, Ibopamine cũng có sự tương tác nhất định với không chỉ một mà rất nhiều loại thuốc. Nếu không nắm rõ được kiến thức quan trọng này, sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do cơ chế hoạt động của từng loại thuốc có thể bị lệch hướng khi sự tương tác xuất hiện.

Do đó, trước khi sử dụng Ibopamine hoặc bất kỳ một sản phẩm y tế nào khác, người bệnh cần liệt kê đầy đủ các thuốc, gồm cả vitamin lẫn thảo dược… ra giấy và gửi lại cho bác sĩ.

Theo hầu hết các chuyên gia y tế, người bệnh tránh sử dụng đồng thời cùng một lúc Ibopamine với:

  • Thuốc chống loạn nhịp
  • Thuốc gây mê
  • Thuốc điều trị bệnh huyết áp cao
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc điều trị các bệnh về tim mạch
Ibopamine tương tác với thuốc điều trị bệnh huyết áp cao
Ibopamine tương tác với thuốc điều trị bệnh huyết áp cao

Bảo quản thuốc như thế nào?

  • Mọi người cần nhớ bảo quản thuốc trong điều kiện nhiệt độ phòng
  • Thuốc sẽ giảm tác dụng nếu như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc bị dính nước
  • Không nên để thuốc trong tủ lạnh
  • Nếu gia đình có trẻ nhỏ, người bệnh cần nhớ lưu trữ thuốc ở vị trí trên cao, tránh xa tầm với của các con
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì sản phẩm hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ

Nên mua thuốc Ibopamine ở đâu? Giá bao nhiêu?

Để mua thuốc Ibopamine, chúng tôi khuyên mọi người nên tìm đến bệnh viện. Tại đó, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe, tư vấn bệnh và kê đơn thuốc một cách chuẩn xác nhất. Thông thường thuốc tại bệnh viện sẽ đảm bảo chất lượng và có giá thành hợp lý hơn so với các hiệu thuốc bên ngoài.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về thuốc Ibopamine. Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc về loại thuốc này, mọi người đừng ngại gửi câu hỏi về cho Wikibacsi.com. Với đội ngũ những người tham vấn nổi tiếng trong lĩnh vực y học, chúng tôi sẽ nhanh chóng phản hồi lại câu hỏi của từng người.

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Nguồn tham khảo
Top