Menu

Thuốc Lariam® điều trị bệnh sốt rét dùng như thế nào? Có hiệu quả không?

Lariam®
Hoạt chất

Lariam®

    Loại thuốc: Thuốc phòng và điều trị bệnh sốt rét

    Công ty sản xuất: Viện nghiên cứu quân đội Walter Reed (WRAIR)

    Quốc gia sản xuất: Mỹ

    Đóng gói: Viên nén

Thuốc Lariam® (mefloquine hydrochloride) được sử dụng để phòng tránh bệnh sốt rét do muỗi gây ra. Theo các chuyên gia y tế, sốt rét là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí là khiến bệnh nhân tử vong. Chính vì thế, việc sử dụng thuốc Lariam® để phòng và điều trị bệnh là điều vô cùng quan trọng.

Thuốc Lariam® có công dụng gì?

Khi bị muỗi anophen (thường sinh sản tại vùng nước ngọt) đốt, ký sinh trùng sốt rét Plasmodium sẽ truyền vào trong mạch máu và gây ra bệnh sốt rét. Khi mắc bệnh, mọi người sẽ thấy cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu điển hình như: Đau đầu, tiêu chảy, sốt cao, toát mồ hôi, co giật, phân lẫn máu…

Một khi mắc bệnh, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như rối loạn chức năng gan, xơ gan, suy thận, thiếu máu, hạ đường huyết… Số người tử vong do căn bệnh này không hề nhỏ. Mỗi năm, Việt Nam có hàng trăm ca tử vong do bị sốt rét ác tính.

Thuốc được sử dụng để phòng và điều trị bệnh sốt rét
Thuốc được sử dụng để phòng và điều trị bệnh sốt rét

Bệnh sẽ càng gây nguy hiểm hơn nếu người mắc là trẻ nhỏ – những đối tượng có hệ miễn dịch, sức đề kháng kém. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi phút căn bệnh này lại cướp đi tính mạng của một đứa trẻ.

Trước mối đe dọa của căn bệnh này, sự xuất hiện của thuốc Lariam® chắc chắn sẽ giúp mọi người bớt đi phần nào nỗi lo lắng, sợ hãi nếu chẳng may trở thành đối tượng tấn công của muỗi anophen. Theo thông tin tìm hiểu, thuốc Lariam® được phát hiện tại Phòng Trị liệu Thực nghiệm của Viện nghiên cứu Quân đội Walter Reed (WRAIR) sau chiến tranh Việt Nam.

Theo các chuyên gia y tế, thuốc Lariam® được chỉ định để điều trị sốt rét cấp tính nhẹ đến trung bình. Nó hoạt động bằng cách sẽ can thiệp vào sự phát triển của ký sinh trùng trong các tế bào hồng cầu, từ đó giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Năm 1989, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn cho phép sử dụng rộng rãi loại thuốc này trong việc phòng và điều trị bệnh sốt rét.

Thuốc Lariam® sử dụng như thế nào?

Thuốc Lariam® được bào chế dưới dạng viên nén 250mg. Tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, cũng như tình trạng bệnh, người bệnh khi bị sốt rét sẽ được chỉ định sử dụng Lariam® với liều lượng hoàn toàn khác nhau.

1. Liều dùng Lariam® cho người lớn khi mắc bệnh sốt rét:

  • Uống 5 viên thuốc Lariam®/ngày
  • Dùng thuốc với khoảng 240ml nước
  • Nếu người bệnh cảm thấy kho khăn khi nuốt viên thuốc, hãy nghiền nát nó ra rồi trộn vào một ly sữa, nước hoặc đồ uống khác, khuấy đều và uống

2. Liều dùng cho người lớn để phòng tránh bệnh:

Nếu có việc phải đi xa đến khu vực khác và lo sợ mắc phải căn bệnh sốt rét, mọi người hoàn toàn có thể sử dụng thuốc Lariam® với một số điểm lưu ý như sau:

  • Uống thuốc trước thời điểm xuất phát đến khu vực khác khoảng 1 tuần
  • Uống thuốc 250mg mỗi tuần 1 lần trong suốt thời gian sinh sống tạm thời ở một địa điểm khác
  • Sau khi rời khỏi khu vực nguy hiểm, tiếp tục duy trì uống thuốc thêm ít nhất 4 tuần nữa
  • Cố gắng uống thuốc vào cùng một ngày mỗi tuần để tránh tình trạng quên thuốc
  • Nếu có ý định ngừng uống thuốc trước thời hạn quy định của bác sĩ, hãy thông báo trước cho bác sĩ
  • Sau khi uống thuốc khoảng 30 phút, nếu người bệnh bị nôn, hãy uống thêm một liều khác. 30-60 phút sau, nếu bạn tiếp tục nôn, uống thêm một nửa liều. Nếu nôn đến lần thứ 3, người bệnh cần gọi điện ngay cho bác sĩ để thông báo về tình hình này.

3. Liều dùng Lariam® cho trẻ em:

  • Trẻ từ 5-9 tuổi: Dùng ½ viên thuốc , 3 lần mỗi ngày, mỗi liều cách nhau khoảng 6-8 tiếng
  • Trẻ từ 9-12 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên thuốc, 2 lần/ngày
  • Trẻ trên 12 tuổi: Mỗi lần 1 viên, 3 lần/ngày
  • Liều dùng thuốc cho trẻ nhỏ còn tùy thuộc rất nhiều vào cân nặng của bé
  • Trẻ sau khi uống thuốc Lariam® sẽ dễ bị nôn. Với người lớn, họ sẽ cần uống bổ sung thêm một liều khác, nhưng ở trẻ nhỏ lại khác. Nếu bé bị nôn, các bậc phụ huynh nên gọi điện hỏi bác sĩ thật kĩ xem có nên cho con uống liều khác hay không. Nếu bé nôn liên tục, hãy đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.
Mọi đối tượng sẽ có liều lượng sử dụng thuốc khác nhau
Mọi đối tượng sẽ có liều lượng sử dụng thuốc khác nhau

Khi dùng Lariam®, người bệnh gặp phải những tác dụng phụ nào?

Vào năm 2013, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu phải thêm cảnh báo về các phản ứng bất lợi liên quan đến thần kinh có thể tồn tại sau khi người bệnh ngừng sử dụng Lariam®. Một số người dùng Lariam® có thể sẽ phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về tinh thần, tâm lý, cảm xúc như thay đổi tâm trạng, hoảng loạn, hay quên, thường xuyên nhầm lẫn, hay bồn chồn, lo lắng, dễ bị hoang tưởng.

Theo Rxlist – một trang thông tin đáng tin cậy của nước ngoài, việc lạm dụng thuốc Lariam® có thể khiến người bệnh bị trầm cảm nghiêm trọng và ngày càng có xu hướng muốn tự tử. Có thể nói đây là một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của thuốc Lariam®. Chính vì thế, trong thời gian sử dụng hoặc sau khi ngừng uống thuốc, nếu thay tinh thần, tâm trạng thay đổi bất thường, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ.

Bên cạnh mối nguy hiểm liên quan đến thần kinh, người bệnh còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác khi dùng Lariam®. Cụ thể là:

  • Đau bụng
  • Thường xuyên ngủ mơ, ngủ không ngon giấc
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi, đau đầu
  • Mất cảm giác ăn ngon miệng
  • Cơ thể không thể giữ được thẳng bằng
  • Buồn nôn, nôn liên tục
  • Nhịp tim không đều, lúc nhanh lúc chậm
  • Các cơ trên cơ thể đều bị đau
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Thính lực cũng như thị lực suy giảm

Các hiện tượng này có thể nhanh chóng biến mất nhưng cũng có thể tồn tại lâu dài và gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Bởi vậy, ngay từ khi các triệu chứng này xuất hiện, chúng tôi khuyên mọi người nên thông báo với bác sĩ và theo dõi sự tiến triển của chúng để sớm có biện pháp can thiệp nếu tình hình trở nên tồi tệ.

Người bệnh có thể gặp vấn đề về thần kinh nếu lạm dụng thuốc Lariam®
Người bệnh có thể gặp vấn đề về thần kinh nếu lạm dụng thuốc Lariam®

Đối tượng nào cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc Lariam®?

Thuốc Lariam® có thể được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét rất tốt, nhưng không phải đối tượng nào cũng an toàn tuyệt đối khi dùng nó. Dưới đây là một số trường hợp bệnh nhân cần thận trọng, thậm chí là nói không với phương pháp điều trị bệnh bằng Lariam® vì nó có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Người có chức nặng gan không tốt
  • Thận đã từng bị tổn thương
  • Người nghiện rượu, thường xuyên hút thuốc lá có thể sẽ không được chỉ định sử dụng Lariam® nếu chẳng may bị sốt rét
  • Bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm và thường có những hành động làm thương tổn đến chính bản thân mình
  • Có tiền sử bị rối loạn tâm thần
  • Có tiền sử bị co giật

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng Lariam®?

  • Không đưa thuốc Lariam® cho trẻ dưới 14 tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ
  • Thông báo cho bác sĩ tên đầy đủ các loại thuốc mà bản thân đang dùng (nếu có)
  • Mức độ an toàn của thuốc với trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được các nhà nghiên cứu khẳng định rõ ràng
  • Không uống thuốc khi đói bụng
  • Tuyệt đối không dùng Lariam® nếu đã từng dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không uống quá liều so với quy định
  • Không dùng chung thuốc với bệnh nhân khác
  • Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để xác định được mức độ hiệu quả của thuốc
  • Hạn chế đến những khu vực đông người
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén

Thuốc Lariam® tương tác với những loại thuốc nào?

Theo các chuyên gia y tế, thuốc Lariam® sẽ có tương tác với một số loại thuốc như:

  • Atenolol
  • Propranolol
  • Chloroquine
  • Halofantrine
  • Ketoconazole
  • Quinidine
  • Quinin
  • Phenytoin
  • Valproic acid
  • Ziprasidone
  • Rifamycin
  • Itraconazole
  • Vắc xin sởi, quai bị, rubella

Thuốc Lariam® cần bảo quản như thế nào?

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (15 độ C đến 30 độ C)
  • Nên để thuốc bên trong bao bì vốn có của nó
  • Không cất thuốc ở những vị trí ẩm ướt
  • Tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Không để gần với tầm với của trẻ nhỏ

Nên mua thuốc Lariam® ở đâu? Giá bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng thời điểm cũng như địa chỉ bán, thuốc Lariam® sẽ có giá thành khác nhau. Nếu muốn biết thêm thông tin về vấn đề này, mọi người nên tìm đến bệnh viện hoặc các cửa hàng thuốc gần khu vực mình sinh sống để nhận được báo giá một cách chính xác nhất.

Thuốc Lariam® có thể giúp phòng ngừa bệnh sốt rét nếu dịch bệnh này bùng phát, đặc biệt vào những thời điểm mùa mưa. Ngoài việc uống thuốc, mọi người cần giữ cho khu vực mình sinh sống thật gọn gàng, sạch sẽ để triệt phá sự sinh nổi nảy nở của muỗi. Bên cạnh đó, chúng tôi khuyên mọi người không nên xem nhẹ vấn đề ăn uống. Sức đề kháng, hệ miễn dịch chỉ tốt nếu như chúng ra cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Thuốc Quinine được sử dụng chữa bệnh sốt rét thế nào? Giá bao nhiêu?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Top