Mất Ngủ

Mất ngủ đang là căn bệnh báo động trong xã hội hiện đại. Giấc ngủ kém chất lượng có thể kéo theo hàng loạt những căn bệnh nguy hại. Nhằm đưa đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về bệnh mất ngủ và giải pháp lấy lại giấc ngủ ngon, chúng tôi đã tham khảo ý kiến chuyên gia và tổng hợp trong bài viết sau đây.

Bệnh mất ngủ và những “tín hiệu” xấu từ cơ thể

Mất ngủ còn có tên tiếng anh là Insomnia dùng để chỉ một trạng thái bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thường gặp. Mất ngủ khiến cho giấc ngủ hằng ngày kém đi cả về số lượng và chất lượng: Thời gian ngủ ngắn, trằn trọc, tỉnh dậy nhiều lần, giấc ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng khi ngủ… 

Bệnh mất ngủ khiến cơ thể dần cạn kiệt năng lượng, khó tập trung, trí nhớ suy giảm và kéo theo nhiều hệ lụy đáng báo động về sức khỏe.

Mất ngủ là căn bệnh gây ra nhiều hệ lụy đáng lo ngại với sức khỏe
Mất ngủ là căn bệnh gây ra nhiều hệ lụy đáng lo ngại với sức khỏe

Có 2 dạng mất ngủ phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp trong đời sống hằng ngày như:

  • Mất ngủ tạm thời (cấp tính): Biểu hiện mất ngủ lúc này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và có thể nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu. Tình trạng rối loạn giấc ngủ này khá phổ biến, chiếm từ 30-40% dân số nước ta đều gặp phải những dấu hiệu mất ngủ cấp tính. 
  • Mất ngủ mãn tính: Thời gian mất ngủ kéo dài từ 1 tháng trở lên. Khi bị mất ngủ mãn tính thời gian giấc ngủ rất ngắn (chỉ từ 3-4 tiếng/ ngày), người bệnh dễ bị tỉnh giấc giữa đêm, giật mình…

Nguyên nhân gây mất ngủ có thể bắt nguồn từ chính thói quen sinh hoạt hằng ngày hoặc do bệnh lý khác. Những nguyên nhân mất ngủ phổ biến nhất phải kể đến như:

  • Căng thẳng, stress: Những áp lực từ chính cuộc sống thường ngày sẽ khiến bạn có nguy cơ cao bị mất ngủ. Hệ thần kinh căng thẳng, stress kéo dài khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và mất ngủ càng trở nên trầm trọng.
  • Dùng chất kích thích: Một số loại đồ uống chứa caffeine, nicotine… rượu, đồ uống có gas chính là “thủ phạm” khiến cho giấc ngủ của bạn bị cản trở.
  • Ăn quá no: Ăn nhiều vào buổi tối, bữa ăn quá sát với giờ ngủ cũng khiến bạn gặp phải tình trạng khó ngủ. Lúc này, dạ dày chưa đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn khiến bạn bị ợ chua, trào ngược axit và đẩy thức ăn từ dạ dày vào thực quản gây khó ngủ
  • Lo lắng kéo dài: Nếu bạn quá lo âu, hồi hộp trước một sự kiện nào đó sắp xảy ra hoặc đã xảy ra cũng khiến cho giấc ngủ bị phá vỡ
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Thói quen đi ngủ muộn, chơi game, lướt điện thoại trước khi ngủ… cũng là nguyên nhân gây mất ngủ mà rất nhiều người đang gặp phải
  • Môi trường ngủ đảm bảo, phòng ngủ bí bách, giường ngủ, chăn gối không vệ sinh cũng là nguyên nhân gây mất ngủ…
  • Bệnh lý khác: Một vài bệnh lý về tim mạch, tiêu hóa, xương khớp, phẫu thuật sau chấn thương… cũng là nguyên nhân gây mất ngủ
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh có thành phần gây khó ngủ cũng là nguyên nhân khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng
Một vài nguyên nhân chính gây nên chứng mất ngủ
Một vài nguyên nhân chính gây nên chứng mất ngủ

Tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ giúp bạn chủ động loại bỏ những yếu tố gây ảnh hưởng đến giấc ngủ đồng thời có giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Mất ngủ cảnh báo bệnh gì? Ai là đối tượng của bệnh mất ngủ

Mất ngủ kéo dài nhiều ngày liên tiếp chính là lời cảnh báo của rất nhiều bệnh lý nguy hại. Mất ngủ có thể là lời cảnh báo nhiều căn bệnh phía sau nó như:

  • Bệnh tim mạch: Mất ngủ dài ngày khiến cho người bệnh gặp phải những dấu hiệu suy giảm chức năng tim mạch do chu trình đào thải độc tố ra bên ngoài bị gián đoạn
  • Tiểu đường: Thường xuyên giấc vào ban đêm kèm theo đó là cảm giác đói, thèm đồ ngọt… sẽ khiến cho người bệnh dễ bị tiểu đường.
  • Bệnh trầm cảm: Giấc ngủ có liên quan trực tiếp đến hoạt động của các hệ thần kinh. Tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể tiết ra lượng hormone cortisol nhiều hơn, cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, lâu ngày sẽ gây trầm cảm

Ngoài ra, khi bị mất ngủ người bệnh cũng có nguy cơ đối mặt với rất nhiều bệnh lý liên quan đến giấc ngủ khác như: Khó thở, ngưng thở khi ngủ, gặp ác mộng, rối loạn lo âu dẫn đến đột quỵ, ung thư… Do đó, nếu thường xuyên bị mất ngủ bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời

Rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh đối mặt với những nguy cơ xấu về sức khỏe
Rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh đối mặt với những nguy cơ xấu về sức khỏe

Nhiều người đặt câu hỏi: “Đối tượng nào dễ bị mất ngủ?”. Đối tượng mất ngủ có thể gặp phải ở bất kể đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ hay người lớn tuổi. Tuy nhiên, bệnh mất ngủ có nguy cơ tấn công cao vào những nhóm đối tượng như:

  • Phụ nữ: Nhiều nghiên cứu đã cho biết phụ nữ dễ bị mất ngủ hơn nam giới. Nguyên nhân là bởi quá trình thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt và mãn kinh ở phụ nữ. Đặc biệt phụ nữ mang thai và sau sinh cũng khó ngủ hơn bình thường.
  • Tuổi tác: Nguy cơ mất ngủ sẽ tấn công cao hơn vào những đối tượng ở độ tuổi mãn dục nam và tiền mãn kinh ở nữ giới
  • Nhóm người gặp phải các vấn đề tâm lý: Người đang gặp phải chứng bệnh về hệ thần kinh như: trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực, stress sau chấn thương,… cũng là đối tượng dễ bị rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là căn bệnh báo động về sức khỏe nhanh chóng. Mất ngủ khiến nhanh chóng gặp phải các vấn đề như: Người mệt mỏi, thiếu sức sống, mất tập trung, nhớ trước quên sau, giảm hiệu suất công việc… Hãy chú ý đến những dấu hiệu sớm của bệnh mất ngủ.

Triệu chứng thường gặp nhất ở người bị mất ngủ

Một vài dấu hiệu phổ biến nhất cảnh báo căn bệnh rối loạn giấc ngủ phải kể đến như:

  • Khó chợp mắt, thao thức khó chịu, đặc biệt là vào buổi tối
  • Giấc ngủ bị gián đoạn, đi tiểu đêm nhiều lần
  • Buồn ngủ vào ban ngày, cơ thể mệt mỏi sau khi thức dậy
  • Căng thẳng kéo dài, dễ rơi vào trầm cảm hoặc lo lắng hồi hộp
  • Khó tập trung chú ý hoặc hay quên
  • Đau đầu, chóng mặt, trống ngực mạnh, dạ dày và ruột cồn cào
Triệu chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp vào ban đêm
Triệu chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp vào ban đêm

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải một vài triệu chứng khác như: hoa mắt, chóng mặt, da dẻ nhợt nhạt… Hãy chú ý với những dấu hiệu mất ngủ kể trên và hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình.

Phương pháp chẩn đoán mất ngủ?

Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh điều nhật kí giấc ngủ để phối hợp kiểm tra ban đầu về mô hình giấc ngủ. Sau đó, người bệnh sẽ được thăm khám chuyên sâu để phát hiện những lý do gây mất ngủ khác. 

Với những trường hợp bệnh lý nặng hơn, người bệnh sẽ phải trải qua những bước thăm khám phức tạp hơn như: Tiến hành xét nghiệm máu, thăm khám tim mạch… Để thuận tiện hơn cho việc theo dõi, thu thập dữ liệu, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngủ lại bệnh viện.

Từ kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp và tìm kê đơn thuốc điều trị mất ngủ chính xác cho người bệnh
Từ kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp và tìm kê đơn thuốc điều trị mất ngủ chính xác cho người bệnh

Cách điều trị mất ngủ phổ biến nhất hiện nay

Cùng với sự tiến bộ của nền y học hiện nay, bệnh mất ngủ cũng có khá nhiều giải pháp điều trị khác nhau. Mỗi bệnh nhân có thể lựa chọn riêng cho mình giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Một số cách điều trị mất ngủ phổ biến nhất hiện nay và được đánh giá mang lại hiệu quả khá tốt là: Dùng thuốc Tây y, điều trị theo Đông y, châm cứu bấm huyệt, mát xa… Mỗi phương pháp điều trị mất ngủ đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Cụ thể:

  • Thuốc tân dược chữa mất ngủ có tác dụng nhanh chóng gây buồn ngủ và giúp người bệnh kéo dài giấc ngủ hơn. Vậy nhưng những loại thuốc này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ, không nên sử dụng quá liều lượng và sử dụng trong thời gian dài.
  • Liệu pháp tác động bên ngoài nhờ châm cứu, bấm huyệt, mát xa… Đây được coi là những giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt, mang đến cảm giác thư giãn. Hạn chế: Những biện pháp điều trị này cần được thực hiện bởi người am hiểu hệ thống huyệt vị và chỉ được dùng như liệu pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh
  • Thuốc Đông y: Được coi là giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả chuyên sâu, hạn chế tối đa nguy cơ gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cách điều trị này đòi hỏi bệnh nhân mất ngủ cần kiên trì vì thời gian thuốc phát huy tác dụng khá dài. Bệnh nhân cần lựa chọn cho mình địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, tránh những bài thuốc không rõ nguồn gốc gây hại sức khỏe.
Nhiều loại thuốc có khả năng giúp bạn có được giấc ngủ ngon trong thời gian ngắn
Nhiều loại thuốc có khả năng giúp bạn có được giấc ngủ ngon trong thời gian ngắn

Như vậy, có thể thấy giải pháp điều trị mất ngủ nhờ các bài thuốc Đông y đang là giải pháp chiếm ưu thế và được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhất hiện nay. Đông y chú trọng giải quyết căn nguyên gây bệnh, phục hồi cơ thể một cách toàn diện nhất. 

Người bị mất ngủ cần lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe?

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân mất ngủ nên lưu ý những điều sau đây để bảo vệ sức khỏe của chính mình:

  • Hình thành thói quen về giấc ngủ một cách khoa học: Việc thiết lập cho mình thói quen đi ngủ và thức giấc theo một khung giờ cố định giúp bạn có một chiếc đồng hồ sinh học hữu ích. Hãy đảm bảo duy trì thói quen này ngay cả vào những ngày nghỉ
  • Đảm bảo môi trường ngủ hợp lý: Nhiệt độ phòng ngủ có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể đi vào giấc ngủ sâu. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như: ánh sáng đèn ngủ, mùi hương…
  • Tập thể dục: Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Tuy vậy, bạn cũng cần chú ý đến thời gian tập và mức độ phù hợp của các bài tập với giấc ngủ
  • Tránh lạm dụng thuốc ngủ và các thực phẩm chức năng khác, kiểm tra lại các loại thuốc mà bạn đang dùng để đảm bảo chúng không có thành phần gây hại đến giấc ngủ
  • Lựa chọn các thực phẩm và chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh ăn quá no vào buổi tốt
  • Tránh xa các chất kích thích như: rượu, bia, nước uống có gas… dễ gây mất ngủ

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bệnh mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn giải đáp đúng cách nhất

Bài viết trên đây cung cấp cho bạn những thông tin về mất ngủ cũng như giải pháp điều trị bệnh phổ biến nhất. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh.

Ngày đăng: 03/07/2022 - Cập nhật lúc 5:18 pm , 28/06/2024
Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
    Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Chuyên gia
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ chuyên khoa II
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 40 năm
    • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

    Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 45 giường bệnh
    • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 người
    • khu phố 7, đường Nguyễn Ái Quốc, P. Tân Phong, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
    • Tâm thần
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 với tiền thân là Nhà thương điên Biên Hòa hay trú xá của người Biên Hòa xây dựng năm 1915.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 170 giường bệnh
    • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

    Xem tiếp