Nấm Âm Đạo Nên Rửa Bằng Gì? 7 Loại Tốt, Nhanh Khỏi?

Bị nấm âm đạo nên rửa bằng gì là băn khoăn của chị em phụ nữ. Bởi vệ sinh vùng kín có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh lý và nhu cầu, chị em có thể rửa vùng kín bằng sản phẩm chuyên dụng hoặc tận dụng các loại thảo dược tự nhiên.

Bị nấm âm đạo nên rửa bằng gì
Bị nấm âm đạo nên rửa bằng gì là băn khoăn của chị em phụ nữ

Bị nấm âm đạo nên rửa bằng gì tốt nhất?

Nấm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp nhất và hầu hết nữ giới đều gặp phải tình trạng này ít nhất 1 lần trong đời. Bệnh lý này xảy ra khi nấm Candida albicans – một loại nấm thường trú trong âm đạo phát triển quá mức.

Nấm Candida albicans trú ngụ và phát triển trong âm đạo với số lượng vừa phải. Khi có điều kiện thuận lợi (căng thẳng, stress, cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch kém, vệ sinh vùng kín không đúng cách,…), loại nấm này có thể phát triển khiến cho môi trường sinh lý bị phá vỡ.

Nấm âm đạo không nguy hiểm đến sức khỏe sinh lý và sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên, tình trạng ra nhiều khí hư, ngứa ngáy, bỏng rát và sưng tấy khiến nữ giới không tránh khỏi tình trạng khó chịu – nhất là khi quan hệ tình dục. Điều trị nấm âm đạo thường là sử dụng thuốc dùng ngoài hoặc thuốc uống. Ngoài ra, nữ giới cũng cần chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách để giảm ngứa ngáy, khó chịu.

Bị nấm âm đạo nên rửa bằng gì tốt là vấn đề được chị em phụ nữ quan tâm. Khi gặp phải bệnh lý này, chị em có thể dùng các sản phẩm rửa vùng kín chuyên dụng hoặc nấu nước từ các loại thảo dược.

1. Dung dịch vệ sinh Saforelle Gentle Cleansing Care

Saforelle Gentle Cleansing Care là dung dịch vệ sinh phụ nữ được ưa chuộng hiện nay. Sản phẩm này được sản xuất tại Pháp và đã được chứng minh về độ an toàn, hiệu quả trên các thực nghiệm lâm sàng. Ưu điểm của sản phẩm là độ pH cân bằng, thành phần nhẹ dịu và hoàn toàn không gây kích ứng.

Nấm Candida albicans phát triển quá mức sẽ gây rối loạn độ pH bên trong âm đạo. Vì vậy, chị em nên lựa chọn Saforelle Gentle Cleansing Care hoặc các sản phẩm có độ pH cân bằng và thành phần dịu nhẹ. Sản phẩm chứa các thành phần có khả năng làm sạch nhẹ nhàng như Capric Glycerides, Sodium Hydroxide, Stearamide Oxide, Cocamidopropyl Betaine,…

Bị nấm âm đạo nên rửa bằng gì
Dung dịch vệ sinh Saforelle Gentle Cleansing Care được khuyên dùng khi bị nấm âm đạo, viêm cổ tử cung,…

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Saforelle Gentle Cleansing Care được khuyến khích dùng hằng ngày – nhất là khi bị nấm âm đạo hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt. Ngoài tác dụng làm sạch da, sản phẩm còn được bổ sung chiết xuất ngưu bàng có tác dụng cân bằng độ pH tự nhiên và duy trì sự mềm mại, mịn màng cho làn da.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Tạo bọt với một ít nước, sau đó dùng để vệ sinh vùng kín (không thụt rửa vào bên trong)
  • Dùng từ 1 – 2 lần/ ngày

Giá bán tham khảo:

  • Dung dịch vệ sinh Saforelle Gentle Cleansing Care có giá 120.000 đồng/ chai 100ml

2. Lactacyd trầu không

Lactacyd trầu không là sản phẩm vệ sinh vùng kín chiết xuất từ lá trầu. Từ lâu, trầu không đã được sử dụng để nấu nước tắm và xông vùng kín nhờ có đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn, sát trùng và chống ngứa. Vì vậy, sản phẩm này rất được chị em phụ nữ ưa chuộng.

Sản phẩm chứa chiết xuất từ lá trầu không tự nhiên nên có thể giảm ngứa ngáy, sát trùng và ngăn mùi trong vòng 24 giờ. Khi bị nấm âm đạo, vùng kín tiết nhiều khí hư có mùi khó chịu. Sử dụng sản phẩm có thể khử mùi và giúp chị em thoải mái hơn khi sinh hoạt.

Sử dụng sản phẩm hằng ngày giúp làm sạch vùng kín, ngăn mùi, chống lại sự phát triển của nấm và vi khuẩn. Với nữ giới bị nấm âm đạo, Lactacyd trầu không hỗ trợ làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ và khó chịu ở vùng kín. Sản phẩm được chứng minh có độ an toàn cao và hầu như không gây kích ứng, khó chịu khi sử dụng.

Bị nấm âm đạo nên rửa bằng gì
Lactacyd trầu không có tác dụng giảm ngứa và khử mùi do nấm âm đạo gây ra

Hướng dẫn sử dụng:

  • Tạo bọt, sau đó vệ sinh vùng kín và rửa lại bằng nước sạch
  • Dùng 1 lần/ ngày

Giá bán tham khảo:

  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ Lactacyd trầu không có giá 73.000 đồng/ chai 250ml

3. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Gynofar

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Gynofar là sản phẩm không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic với thành phần chính là Đồng sulfat 0.25g. Thành phần này có tác dụng trị ngứa, tiêu viêm và sát trùng.

Dung dịch Gynofar thường được dùng để điều trị viêm âm đạo do nấm, tạp trùng, vi khuẩn, bệnh huyết trắng và ngứa âm hộ do các bệnh phụ khoa hoặc do rôm sảy, hăm da. Sản phẩm có công thức khá an toàn, ít kích ứng nhưng cần chú ý pha loãng để tránh đỏ rát da.

Bị nấm âm đạo nên rửa bằng gì
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Gynofar được khuyên dùng trong thời gian hành kinh, nấm âm đạo và sưng âm hộ do các bệnh da liễu

Hướng dẫn sử dụng:

  • Pha loãng 15ml với 1 lít nước
  • Sau đó, dùng nước rửa sạch vùng kín
  • Rửa lại với nước sạch và lau khô
  • Chỉ dùng 1 lần/ ngày

Giá bán tham khảo:

  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ Gynofar có giá 22.000 đồng/ chai 500ml

4. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương

Dạ Hương là sản phẩm chăm sóc vùng kín quen thuộc và rất được ưa chuộng trên thị trường. Sản phẩm có công thức nhẹ dịu với tác dụng kháng khuẩn, làm sạch và hỗ trợ giảm ngứa. Sản phẩm này đã được chứng nhận có tác dụng làm sạch đến 98% và ngừa viêm, ngứa lên đến 92.6%.

Thành phần chính của dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương là tinh chất dâu tằm, vitamin E, collagen, chiết xuất bách lý hương, bạc hà, lô hội, muối tinh khiết, axit lactic, chiết xuất cúc la mã,… Có thể thấy, sản phẩm vừa chứa các thành phần làm sạch, kháng khuẩn vừa bổ sung hoạt chất có tác dụng làm dịu da, dưỡng ẩm.

Dạ Hương có độ pH bằng với độ pH sinh lý của âm đạo. Do đó, nữ giới đang bị nấm âm đạo có thể dùng sản phẩm rửa vùng kín 1 lần/ ngày. Ngoài tác dụng giảm ngứa, sản phẩm còn giúp khử mùi và mang đến sự tự tin cho chị em phụ nữ.

Bị nấm âm đạo nên rửa bằng gì
Khi bị nấm âm đạo, bạn có thể dùng Dạ Hương để vệ sinh vùng kín mỗi ngày

Hướng dẫn sử dụng:

  • Dùng sản phẩm tạo bọt với một ít nước sạch
  • Rửa bên ngoài vùng kín, không thụt rửa sâu vào bên trong
  • Chỉ dùng 1 lần/ ngày

Giá bán tham khảo:

  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương có giá 34.000 đồng/ chai 100ml

5. Dung dịch vệ sinh Intima Ziaja màu cam

Dung dịch vệ sinh Intima Ziaja là sản phẩm của thương hiệu dược mỹ phẩm Ziaja – Ba Lan. Trong đó, loại màu cam có tác dụng chống viêm, thích hợp với nữ giới đang nhiễm nấm âm đạo, viêm âm đạo do trùng roi, tạp khuẩn hoặc đang điều trị các bệnh phụ khoa thường gặp khác.

Sản phẩm chứa Axit lactic có tác dụng làm sạch, cân bằng độ pH vùng kín và ngăn không cho hại khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, công thức của sản phẩm còn được bổ sung Pro vitamin B5 có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da. Chiết xuất từ các loại thảo dược như hoa lan chuông, vỏ sồi,… sẽ giúp loại bỏ khí hư, mồ hôi và tế bào chết ở vùng kín một cách nhẹ nhàng, hoàn toàn không gây kích ứng và khô ráp.

Bị nấm âm đạo nên rửa bằng gì
Dung dịch vệ sinh Intima Ziaja màu cam có tác dụng chống viêm, thích hợp với nữ giới nhiễm nấm âm đạo

Hướng dẫn sử dụng:

  • Dùng sản phẩm 1 lần/ ngày
  • Trước khi dùng, nên tạo bọt với một ít nước và dùng để làm sạch bên ngoài vùng kín
  • Không thụt rửa vào bên trong khiến cho âm đạo bị kích ứng và mất cân bằng môi trường sinh lý

Giá bán tham khảo:

  • Dung dịch vệ sinh Intima Ziaja màu cam có giá 125.000 đồng/ chai

6. Nước muối pha loãng

Khi bị nấm âm đạo, chị em không nhất thiết phải sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ. Nếu có làn da nhạy cảm, có thể làm sạch vùng kín bằng nước muối pha loãng. Nước muối có đặc tính chống ngứa, tiêu viêm, sát trùng nên có thể kiểm soát hiện tượng ngứa ngáy và sưng âm hộ.

Ngoài ra, rửa vùng kín 1 lần/ ngày với nước muối pha loãng cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển. Từ đó giúp quá trình điều trị nấm âm đạo được rút ngắn và mang lại kết quả tốt nhất. Khi pha loãng, chỉ nên dùng 1 – 2 thìa cà phê muối cho khoảng 3 – 4 lít nước. Sau khi vệ sinh, cần dùng khăn sạch lau khô để đảm bảo vùng kín được thông thoáng.

7. Rửa vùng kín bằng các loại thảo dược

Trong dân gian có khá nhiều mẹo chữa nấm âm đạo bằng thảo dược. Các loại thảo dược tự nhiên có thể giảm ngứa ngáy, làm dịu da, ngăn sự phát triển của vi nấm và hỗ trợ cân bằng môi trường tự nhiên trong âm đạo. Ưu điểm của các mẹo tự nhiên là an toàn, ít tác dụng phụ, không tốn kém và mang lại hiệu quả khá tốt.

Bị nấm âm đạo nên rửa bằng gì
Chị em cũng có thể tận dụng các loại thảo dược để rửa vùng kín nhằm giảm ngứa ngáy, sưng viêm và khử mùi

Một số loại thảo dược được dùng để rửa vùng kín khi bị nấm âm đạo:

  • Trà xanh: Trà xanh có tác dụng sát trùng, chống ngứa và kháng viêm tốt nên thường được dùng để trị các bệnh ngoài da và bệnh phụ khoa thường gặp. Dùng lá trà xanh nấu nước, sau đó pha loãng và rửa vùng kín hằng ngày sẽ giúp giảm ngứa, sưng đỏ và ngăn sự phát triển của nấm men.
  • Trầu không: Lá trầu không có đặc tính kháng sinh mạnh nhờ chứa Eugenol, Menthol và Chavicol. Các thành phần trong lá trầu hiệu quả với cả vi khuẩn, virus, nấm Candida và trùng roi Trichomonas – các tác nhân thường gây viêm nhễm phụ khoa. Đun nước lá trầu không xông và rửa vùng kín hằng ngày sẽ hỗ trợ đáng kể trong quá trình điều trị nấm âm đạo.
  • Lá lốt: Dùng lá lốt là bài thuốc dân gian chữa nấm âm đạo được áp dụng khá phổ biến. Tương tự như trầu không, lá lốt cũng có tác dụng sát trùng và giảm ngứa. Do đó, chị em có thể dùng 2 nắm lá lốt rửa sạch, đun lấy nước và pha loãng để rửa vùng kín 1 lần/ ngày.

Ngoài các loại thảo dược trên, chị em cũng có thể dùng lá khế, lá bạc hà, ngải cứu,… để nấu nước rửa vùng kín. Các mẹo dân gian này mang lại hiệu quả không thua kém sản phẩm vệ sinh chuyên dụng. Tuy nhiên, cần chú ý rửa sạch nguyên liệu để tránh bị kích ứng và viêm nhiễm. Bên cạnh đó, chị em cần dùng thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị dứt điểm nấm âm đạo.

Hy vọng qua bài viết, chị em đã hiểu rõ hơn về vấn đề “Bị nấm âm đạo nên rửa bằng gì?” và biết cách chăm sóc, vệ sinh vùng kín phù hợp. Ngoài ra, cần sử dụng thuốc và ăn uống điều độ để điều trị bệnh dứt điểm. Trong thời gian bị nấm âm đạo, cần kiêng quan hệ tình dục để hạn chế lây nhiễm cho bạn tình và phòng ngừa tình trạng tái nhiễm.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 19/07/2023 - Cập nhật lúc 9:50 am , 19/07/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Miss Trang đã từng làm việc tại một số cơ quan báo chí và nhiều dự án phát triển website về mảng nội dung sức khỏe. Miss Trang chịu trách nhiệm cập nhật các tin tức về các vấn đề chăm sóc sức khỏe từ các nhóm, cộng đồng của người bệnh, đảm bảo đưa tin nhanh chóng và giải quyết được những khó khăn tức thời của người bệnh. Nghiên cứu các thông tin y khoa về các vấn đề sức khỏe, biên tập viết bài trên website wikibacsi.com
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc