Nấm âm đạo sau sinh do đâu và điều trị như thế nào thì tốt cho sức khỏe?

Nấm âm đạo sau sinh là tình trạng bệnh lý gây ra khá nhiều rắc rối trong cuộc sống hàng ngày cho các chị em. Bệnh nếu không được điều trị sớm, đúng cách sẽ lây lan, phát triển nhanh chóng và có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh dục. 

Nấm âm đạo sau sinh có triệu chứng như thế nào?

Nấm âm đạo là bệnh lý xảy ra tại cơ quan sinh dục nữ do một loại nấm khuẩn ký sinh gây ra. Các triệu chứng của nấm âm đạo thường khá dễ bị nhận nhầm với các bệnh lý phụ khoa khác, do đó cần phải quan sát kỹ để phát hiện bệnh một cách chính xác nhất.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm âm đạo sau sinh là gì?
Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm âm đạo sau sinh là gì?

Sau đây là các dấu hiệu nấm âm đạo sau sinh điển hình mà các thai phụ cần phải nắm rõ:

  • Ngứa rát vùng kín, đặc biệt ngứa nhiều về đêm.
  • Vùng da xung quanh âm đạo bị nổi mẩn đỏ, sưng tấy thậm chí có thể bị lở loét nếu chuyển sang giai đoạn viêm.
  • Phần môi lớn và môi nhỏ âm đạo có dấu hiệu đỏ tấy, đau nhói khi chạm vào.
  • Khí hư vùng kín ra nhiều với màu sắc bất thường và mùi hôi nồng khó chịu.
  • Thường xuyên gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt và có cảm giác bỏng rát âm đạo.
  • Với những nữ giới có quan hệ tình dục thì nấm âm đạo sau sinh sẽ gây ra triệu chứng đau rát, thậm chí là chảy máu âm đạo.

Nguyên nhân gấy nấm âm đạo sau sinh là gì?

Nấm âm đạo sau khi sinh thường gây ra khá nhiều rắc rối cho người bệnh. Căn bệnh này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là các tác nhân gây bệnh phổ biến:

  • Do chế độ vệ sinh không hợp lý: Sau khi sinh, âm đạo nữ giới thường tiết ra nhiều dịch sản khiến vùng kín luôn rơi vào tình trạng ẩm ướt – một điều kiện khá thuận lợi cho nấm Candida phát triển. Việc chị em lười vệ sinh cơ quan sinh dục sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo khá cao.
  • Do suy giảm hệ miễn dịch: Cơ thể nữ giới thường khá yếu sau mỗi lần “vượt cạn”. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho các nấm khuẩn sinh sôi mạnh mẽ và gây ra các bệnh lý viêm nấm tại cơ quan sinh dục.
Chăm sóc vùng kín không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nấm âm đạo sau sinh
Chăm sóc vùng kín không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nấm âm đạo sau sinh
  • Do cách chăm sóc vùng kín không đúng cách: Nhiều nữ giới khi đẻ thường có thể phải rạch tầng sinh môn để thuận lợi cho việc đưa thai nhi ra ngoài. Sau đó, nếu vùng tổn thương này không được chăm sóc đúng cách, nó rất dễ bị nhiễm trùng và hình thành lên các nấm khuẩn có hại.

Điều trị nấm âm đạo sau sinh hiệu quả dành cho thai phụ

Nấm âm đạo sau khi sinh là bệnh lý có thể chữa dứt điểm được. Tuy nhiên, nếu lơ là trong việc trị bệnh, nó có thể gây ra các biến chứng có hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Việc điều trị nấm âm đạo sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh lý cũng như nguyên nhân gây bệnh. Các cách chữa bệnh phổ biến hiện nay bao gồm:

1. Chữa nấm âm đạo bằng thuốc

Tương tự như tình trạng nấm âm đạo khi mang thai, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thai phụ sử dụng các loại thuốc kháng nấm đặt âm đạo kết hợp với thuốc bôi có tác dụng tại chỗ. Những loại thuốc dạng uống không được khuyến khích cho nữ giới sau sinh vì nó có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, gây tác động trực tiếp đến trẻ.

2. Trị nấm âm đạo sau sinh bằng chế độ dinh dưỡng

Sau khi sinh, nữ giới cần bổ sung thêm khoáng chất có lợi cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng tự nhiên một cách tốt nhất. Theo đó, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ có trong hoa quả, rau xanh và một số loại thịt. Bên cạnh đó, nên hạn chế thức ăn nhiều đường hoặc nhiều dầu mỡ để tránh kích thích nấm men âm đạo phát triển.

3. Thay đổi chế độ sinh hoạt để chữa nấm ấm đạo sau sinh

Nguyên nhân bị nấm âm đạo có thể bắt nguồn từ những thói quen không hợp lý của bạn. Do đó, để tránh được căn bệnh này, bạn có thể bắt đầu bằng cách thay đổi sinh hoạt như sau:

Thay đồ lót 2 lần mỗi này để hạn chế nấm bệnh phát sinh tại vùng kín
Thay đồ lót 2 lần mỗi này để hạn chế nấm bệnh phát sinh tại vùng kín
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay đồ lót khoảng 2 lần/ngày để đảm bảo cho vùng kín được khô thoáng.
  • Dùng nước nước ấm pha loãng để vệ sinh vùng kín thay vì các loại dung dịch có chất tẩy rửa cao.
  • Không dùng vòi xịt để rửa vùng kín hoặc thụt rửa âm đạo.
  • Với những thai phụ ra nhiều dịch sản, bạn cần thay băng vệ sinh khoảng 3 – 4 tiếng một lần để tránh nấm khuẩn.
  • Lựa chọn các loại đồ lót rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để tránh gây bí bách vùng kín.
  • Kiêng quan hệ tình dục khi bị nấm âm đạo. Để quá trình điều trị có hiệu quả tốt nhất thì bạn nên khuyên chồng cùng tham gia chữa bệnh.

Trên đây là những thông tin về tình trạng nấm âm đạo sau sinh và một số cách điều trị bệnh hiệu quả. Các chị em lưu ý, nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bệnh lý bắt thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa một cách tốt nhất, hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé sau này.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: 5 phương pháp điều trị nấm âm đạo bằng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

Ngày đăng: 22/05/2023 - Cập nhật lúc 10:03 am , 22/05/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Miss Trang đã từng làm việc tại một số cơ quan báo chí và nhiều dự án phát triển website về mảng nội dung sức khỏe. Miss Trang chịu trách nhiệm cập nhật các tin tức về các vấn đề chăm sóc sức khỏe từ các nhóm, cộng đồng của người bệnh, đảm bảo đưa tin nhanh chóng và giải quyết được những khó khăn tức thời của người bệnh. Nghiên cứu các thông tin y khoa về các vấn đề sức khỏe, biên tập viết bài trên website wikibacsi.com
Về tác giả