Nổi Mẩn Ngứa Ở Mặt: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Nổi mẩn ngứa ở mặt không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới sẹo sau này. Vậy làm cách nào để đẩy lùi mẩn ngứa ở mặt? Cùng tìm hiểu với Wikibacsi.com trong bài viết dưới đây.

Nổi mẩn ngứa ở mặt và triệu chứng thường gặp

Da mặt là vùng thường xuyên tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, khói bụi ngoài môi trường. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng bất thường trên da mặt, chúng ta rất dễ nhận ra.

Theo đó, mẩn ngứa ở mặt sẽ xuất hiện với các biểu hiện đặc trưng như:

  • Các nốt đỏ, li ti nổi lên trên da mặt.
  • Vị trí phân bố các nốt mẩn thường là ở trán, má hoặc cằm.
  • Kích thước mẩn nhỏ nhưng đôi khi tụ thành đám lớn.
  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Da bong tróc, khô ráp đôi khi hơi sần sùi.

Ngay khi phát hiện những bất thường trên da mặt, bạn cần xác định nguyên nhân, tình trạng và cần thăm khám nếu cần thiết.

Nguyên nhân bị nổi mẩn ngứa ở mặt do đâu?

Nổi mẩn ngứa ở mặt là  tình trạng da mặt bị dị ứng, nổi mề đay do các tác động từ bên ngoài hoặc do các bệnh lý bên trong. Một số nguyên nhân chính dẫn tới bệnh gồm có:

Nổi mẩn ngứa ở mặt do nhiều nguyên nhân
Nổi mẩn ngứa ở mặt do nhiều nguyên nhân
  • Thời tiết: Bệnh nhân bị dị ứng thời tiết nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại có thể dẫn tới tình trạng da khô, mất nước, nổi mẩn đỏ, ngứa. 
  • Mỹ phẩm: Một số người bị dị ứng với các hóa chất có trong mỹ phẩm có thể bị kích ứng, dị ứng da dẫn tới mặt mẩn ngứa nổi mụn. Tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa ở mặt do mỹ phẩm khá phổ biến.
  • Một số yếu tố dị ứng: Dị ứng da  và nổi mẩn đó có thể bắt nguồn từ thực phẩm, khói bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, vải vóc, các loại hóa chất,…
  • Các bệnh lý: Một số người bị viêm da, nổi mề đay, viêm nang lông,… cũng có thể dẫn tới nổi mẩn ngứa ở mặt.

Da nổi mẩn đỏ và ngứa ở mặt khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Khi tình trạng nổi mẩn ngứa ở mặt còn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa trị tại nhà nhưng nếu nhận thấy những dấu hiệu dưới đây thì cần phải thăm khám càng sớm càng tốt tại các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu.

  • Mẩn ngứa lan rộng khắp mặt hay lan sang các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Mức độ ngứa ngáy ngày càng nghiêm trọng.
  • Da bị tổn thương, xây xát do gãi nhiều.
  • Viêm nhiễm xuất hiện hình thành các ổ mủ trên da.
  • Tình trạng bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ cũng như đời sống của người bệnh.

Các cách trị nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt như thế nào?

Có nhiều cách trị mẩn ngứa trên mặt, tuy nhiên, bệnh nhân cần xác định rõ nguyên nhân dẫn tới bệnh và lựa chọn phương pháp phù hợp. Một số gợi ý dưới đây có thể giúp bệnh nhân đẩy lùi tình trạng này.

1. Vệ sinh da mặt

Việc vệ sinh da mặt khi bị nổi mẩn ngứa là điều rất cần thiết bởi nếu không vệ sinh đúng cách, vi khuẩn, khói bụi tích tụ có thể khiến tình trạng ngứa có thể trầm trọng hơn.

Khi vệ sinh da mặt, nên dùng nước ấm, không dùng nước nóng bởi nó có thể ảnh hưởng tới da mặt, khiến da bị khô và làm tình trạng ngứa dữ dội hơn. 

Vệ sinh mặt sạch sẽ khi nổi mẩn đỏ
Vệ sinh mặt sạch sẽ khi nổi mẩn đỏ

Người bệnh cũng không nên sử dụng các loại sữa rửa mặt chứa các chất tẩy rửa mạnh bởi có thể khiến tình trạng nguy hiểm hơn.

2. Sử dụng thuốc Tây y

Trong trường hợp nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do bệnh lý thì cách trị mẩn ngứa ở mặt hiệu quả nhất là chữa dứt điểm các bệnh lý đó. Bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để có tư vấn cụ thể. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm ngứa, diệt nấm, hoặc các loại thuốc mỡ, kem bôi ngoài da,… tùy thuộc vào tình trạng bệnh được chẩn đoán.

Với cách trị nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt sử dụng thuốc Tây y, người bệnh có thể được kê một số loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc mỡ kháng sinh: Nếu tình trạng bị nổi mẩn ngứa ở mặt là do vi khuẩn trú ngụ trên da thì bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn thuốc mỡ kháng sinh như: Bacitracin, Neosporin, Tetracyclin…
  • Kem bôi chứa corticoid: Nhóm thuốc này có công dụng giảm nhanh các triệu chứng sưng, viêm nặng xuất hiện trên da mặt hoặc bị nổi mẩn ngứa trên mặt dày đặc. Một số loại kem chứa corticoid là: Hydrocortisone, Betamethasone, Dexamethasone…
  • Thuốc kháng histamine H1: Với khả năng ức chế histamine ở thụ thể H1, thuốc sẽ làm giảm các triệu chứng dị ứng, nổi mẩn ngứa trên mặt.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Thuốc tác động lên tế bào lympho T nhằm ngăn chặn quá trình phóng thích kháng nguyên nhờ vậy sẽ giảm thiểu tình trạng viêm, ngứa, nổi mẩn trên da. Nhóm thuốc này gồm các biệt dược tiêu biểu là: Tacrolimus, Pimecrolimus.

Sau khi xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng da nổi mẩn đỏ và ngứa ở mặt, bác sĩ chuyên khoa Da liễu sẽ kê đơn thuốc phù hợp giúp bệnh nhân hạn chế các triệu chứng mà bệnh gây ra.

3. Mẹo dân gian chữa nổi mẩn ngứa tại nhà

Một số biện pháp trị mẩn ngứa trên mặt bằng dân gian mang tới hiệu quả ấn tượng lại an toàn với sức khỏe của người bệnh. Do vậy, khi bị mẩn ngứa đỏ ở mặt, bệnh nhân có thể áp dụng một trong số các cách sau:

  • Rượu trắng và nghệ: Dùng rượu trắng và nghệ là cách trị mẩn ngứa trên mặt đơn giản. Người bệnh dùng rượu trắng, chanh, phèn chua, nghệ tươi, muối tinh đen đun sôi với nước. Sau khi rửa mặt, lau khô bằng khăn mềm thì xông mặt với nước đã chuẩn bị cho tới khi nguội. Sau đó rửa mặt lại một lần nữa và chườm đá lạnh lên da nhằm se khít lỗ chân lông và dịu da mặt.
  • Mướp đắng: Dùng mướp đắng trị mẩn ngứa mặt rất hiệu quả bởi mướp đắng chứa rất nhiều thành phần có tác dụng chống viêm, chống khuẩn. Ngoài ra nó cũng chứa khoáng chất và vitamin B,C,… rất tốt cho da, giúp da phục hồi nhanh, giảm ngứa, nổi mụn,… Lấy mướp đắng tươi bỏ ruột, ngâm trong nước muối 10 phút rồi đem xay nhuyễn. Đắp hỗn hợp lên mặt, để khoảng 15 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm sạch là được.
Mướp đắng có tác dụng trị nổi mẩn ngứa ở mặt hiệu quả
Mướp đắng có tác dụng trị nổi mẩn ngứa ở mặt hiệu quả
  • Lá hẹ: Người bệnh chuẩn bị bếp than, lá hẹ tươi rửa sạch. Đem lá hẹ hơ trên bếp than nóng khoảng 3 – 5 phút rồi cho bề mặt lá hẹ nóng lên sau đó thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị dị ứng. Lưu ý, trước khi hơ cần làm sạch mặt và lau khô với khăn mềm. Ngoài ra, chỉ nên hơ than với thời gian vừa đủ, không để lá hẹ quá nóng bởi có thể làm tổn thương, bỏng rát da.

4. Chữa nổi mẩn ngứa ở mặt theo Đông y

Trong Đông y, nổi mẩn ngứa được gọi là “Tẩm ma chẩn” hoặc “Phong chẩn khối”. Căn nguyên gây bệnh là tình trạng phong hàn và phong nhiệt tức là da tiếp xúc với môi trường nước lạnh hoặc khí hậu nóng.

Bên cạnh đó, phủ tạng suy yếu, gan thận hoạt động không thuận lợi khiến quá trình đào thải độc tố bị cản trở dẫn tới vinh vệ khí bất hòa, ngoại tà xâm nhập, khí huyết lưu thông kém, uất tích ở bì gây ra nổi mẩn ngứa ở mặt và cổ.

Chữa nổi mẩn ngứa ở mặt theo Đông y
Chữa nổi mẩn ngứa ở mặt theo Đông y

Dựa vào căn nguyên gây bệnh, các bài thuốc Đông y tập trung hỗ trợ hoạt động của gan thận, thúc đẩy đào thải độc tố ra khỏi cơ thể từ đó đẩy lùi các biểu hiện mẩn ngứa trên da mặt.

  • Bài thuốc số 1: Ngải cứu (90g), phòng phong (30g), hoa tiêu và hùng hoàng (mỗi loại 6g).
  • Bài thuốc số 2: Đương quy, khổ sâm, hoàng tinh, thấu cốt tử thảo, địa phu tử (mỗi loại 30g); bạc hà, sà sàng tử, bạch tiên trì (mỗi loại 20g); hoa tiêu (15g) và băng phiến (10g).
  • Bài thuốc số 3: Kinh giới, khổ sâm, đại phi dương, địa phu tử (mỗi loại 30g); cam thảo, sà sàng tử, đại hoàng, địa du (mỗi loại 20g); phèn phi (15g).

Thông thường các bài thuốc Đông y được đem sắc với nước rồi khi nước đặc lại còn khoảng 1/3 thì lọc lấy phần nước này rồi chia uống trong ngày. Điều trị tình trạng da mặt bị nổi mẩn ngứa bằng đông y, người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Bởi, thuốc đông y sử dụng thảo dược thiên nhiên, nên dược tính thuốc khá chậm và tùy thuộc vào cơ địa từng người.

Lưu ý khi chăm sóc và phòng tránh nổi mẩn ngứa ở mặt

Khi da bị dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt, người bệnh sẽ khá tự ti vì thẩm mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó để quá trình điều trị nhanh chóng có hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nếu đang sử dụng các loại mỹ phẩm cho mặt thì cần tạm dừng một thời gian cho da mặt trở lại bình thường rồi mới tiếp tục sử dụng.
  • Tăng cường ăn các nhóm thực phẩm giàu vitamin như: Rau xanh, hoa quả…
  • Uống nước đủ mỗi ngày.
  • Hạn chế uống cà phê, rượu, bia hay đồ uống có cồn.
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức khuya.
  • Tránh áp lực trong công việc hoặc căng thẳng trong cuộc sống.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài môi trường ô nhiễm, khói bụi hoặc nắng rát.
  • Khi sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm mới cần thử trước trên vùng da nhỏ trước khi bôi trên diện rộng.
  • Nếu có tiền sử dị ứng hải sản hay bị nổi mẩn ngứa sau khi ăn hải sản thì cần hạn chế ăn nhóm thực phẩm này.

Nổi mẩn ngứa ở mặt là tình trạng thường gặp, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, khi điều trị bằng bất cứ phương pháp nào, bệnh nhân cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới bệnh. Nếu không chắc chắn, có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Ngày đăng: 06/05/2023 - Cập nhật lúc 2:54 pm , 06/05/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc