Nóng Gan Nổi Mề Đay

Nóng gan nổi mề đay là tình trạng nổi mề đay khi chức năng gan không thể giải độc cơ thể. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều khi thời tiết nóng bức gây không ít khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có biểu hiện như nào, người bệnh cần làm gì để điều trị? Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Biểu hiện nóng gan nổi mề đay

Cũng giống như khi bị nổi mề đay, người bệnh bị nổi mề đay do nóng gan sẽ gặp các biểu hiện như ngứa, nổi mẩn đỏ, sẩn phù,…

  • Ngứa: Ngứa do nóng gan thường xuất hiện đột ngột, khiến người bệnh cảm thấy như kiến bò quanh cơ thể. Tình trạng này thường xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với nước mưa, hay khi gặp lạnh đột ngột. Cần lưu ý, ngứa do nóng gan khác với ngứa do gặp các bệnh da liễu khác. Người mắc bệnh da liễu sẽ cảm thấy ngứa rát, nóng ran.
Nóng gan nổi mề đay gây ngứa mẩn đỏ
Nóng gan nổi mề đay gây ngứa mẩn đỏ
  • Nổi mẩn đỏ, mảng rộng tại các vùng ngứa: Nổi mề đay do nóng gan khiến người bệnh xuất hiện các vùng da đỏ thành từng mảng hoặc hồng lan rộng quanh các vùng ngứa. Một số người thậm chí còn bị lan toàn thân. Tình trạng này có thể giảm bớt sau vài tiếng khi nhiệt độ cơ thể ổn định trở lại.
  • Nổi mề đay, sẩn cục: Nóng gan dẫn tới nổi mề đay còn có các biểu hiện như sẩn cục khi bị ngứa. Phần nốt mề đay trên da khá dày, có thể sờ được nhưng có thể ngứa hoặc không ngứa nhiều.

Nóng gan gây nổi mề đay nguyên nhân do đâu?

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn y khoa trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2) lý giải nổi mề đay do nóng gan xuất phát do chức năng gan suy giảm. Chức năng gan suy giảm là diễn tiến của bệnh gan kéo dài. Thời gian đầu, người bệnh chưa phát hiện ra do các triệu chứng không rõ ràng. Khi phát hiện bệnh, thường bệnh đã ở mức nặng. Nguyên nhân dẫn tới nóng gan gồm có:

Chức năng gan suy giảm không giải độc có thể dẫn tới nổi mề đay
Chức năng gan suy giảm không giải độc có thể dẫn tới nổi mề đay
  • Chế độ ăn uống không điều độ, thiếu chất xơ, không cung cấp đủ các nhóm vitamin, khoáng chất lại ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng,…
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học, thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức.
  • Sử dụng các chất kích thích, uống rượu, bia nhiều khiến gan không kịp thải độc.

Bị nổi mề đay do nóng gan nên làm gì?

Theo lương y Tuấn khi mắc bệnh, để đẩy lùi căn bệnh này, trước hết người bệnh cần giải độc cho gan. Khi chức năng gan được cải thiện, các nốt mề đay cũng sẽ tự biến mất. Có nhiều cách giúp giảm nóng gan, cải thiện chức năng gan người bệnh có thể áp dụng tại nhà, trong đó phải kể tới một số biện pháp sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ: Cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là chất xơ, vitamin, khoáng chất,… Ngoài ra nên có kế hoạch sinh hoạt phù hợp, ăn ngủ đúng giờ, không nên thức khuya hay làm việc quá sức ảnh hưởng tới chức năng gan. Người bệnh cũng cần tránh xa các chất kích thích, rượu bia để bảo vệ chức năng gan, tránh tình trạng gan phải hoạt động quá nhiều.
Bảo vệ chức năng gan giúp phòng chống nổi mề đay
Bảo vệ chức năng gan giúp phòng chống nổi mề đay
  • Uống đủ nước để thải độc cơ thể: Cơ thể cần từ 1.5-2 lít nước mỗi ngày. Do vậy, cần cung cấp đủ lượng nước này. Có thể bổ sung nước thông qua ăn canh, trái cây, nước ép,… Một số loại nước ép giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả gồm có rau má, khổ qua, rau đắng, sâm đất…
  • Ăn nhiều hoa quả:  Các loại hoa quả giàu acid hữu cơ như cam, quýt, dưa gang,… hơn nữa lại nhiều nước có khả năng làm mát cơ thể hiệu quả. Ăn những loại trái cây này cũng giúp đẩy lùi tình trạng nổi mề đay ở người bệnh. Ngoài ra, có thể uống thêm nước sắc hoặc uống các loại trà thiên nhiên để làm mát cơ thể, mát gan như râu ngô, bạc hà, lá dâu, lá sen, dưa hấu, các loại đỗ (đỗ xanh, đỗ đen, đỗ đỏ,…).
  • Tránh lạm dụng thuốc: Khi phát hiện bệnh, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để có tư vấn về phương án điều trị kịp thời, không nên tự ý sử dụng thuốc dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, để phòng tránh nóng gan nổi mề đay, người bệnh cần khám gan định kỳ thường xuyên để được chẩn đoán phát hiện và điều trị kịp thời. Việc này cũng giúp giảm nguy cơ bệnh phát triển nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc chữa trị.

Ngày đăng: 12/04/2023 - Cập nhật lúc 1:52 pm , 27/06/2024
Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Triệu chứng tham khảo

Bài viết liên quan