Mề Đay Ở Trẻ Em Làm Sao Để Giải Quyết? Phương Pháp Nào An Toàn Mà Phù Hợp

Cha mẹ khi bị nổi mẩn ngứa mề đay có thể kiềm chế dặn mình đừng gãi vì càng gãi càng ngứa. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, chúng đâu thể nào chịu đựng cơn ngứa đó. Triệu chứng kéo dài gây ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe, tâm trạng, khiến trẻ bỏ ăn, quấy khóc, mệt mỏi cả ngày,… Tác động khá tiêu cực đến sự phát triển. Vậy cha mẹ phải làm sao khi trẻ bị nổi mề đay. 

Mề đay trẻ em là gì? 

Để giải đáp các vấn đề một cách chính xác cũng như tạo sự tin tưởng cho các bậc phụ huynh, chuyên trang chúng tôi đã tìm đến nói chuyện và nhận tư vấn từ Lương y Đỗ Minh Tuấn (Cố vấn y khoa trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2 – Thầy thuốc nam tiêu biểu 2020).

TÌM HIỂU NGAY: Lương y Đỗ Minh Tuấn gần 20 năm khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Chia sẻ về vấn đề này, lương y Tuấn cho biết: Mề đay ở trẻ là bệnh lý da liễu thường gặp, do trẻ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và hàng rào bảo vệ da kém. 

Tình trạng này xảy ra khi các mao mạch bị phản ứng với các yếu tố gây dị ứng hoặc sự thay đổi nhiệt độ. Khi tiếp xúc, cơ thể của trẻ sẽ sản sinh ra hoạt chất trung gian histamin khiến da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng gây cho trẻ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nóng đỏ và gãi không kiểm soát. Thông thường bệnh chia thành 2 loại:

Theo cấp độ:

  • Mề đay cấp tính: Các triệu chứng xuất hiện đột ngột sau đó thuyên giảm trong vòng vài giờ đến vài ngày hoặc dưới 6 tuần. 
  • Mề đay mãn tính: Mề đay thường tái đi tái lại thành nhiều đợt, các triệu chứng có thể kéo dài trên 6 tuần hoặc thậm chí là vài tháng. 

Theo mức độ bệnh:

  • Mề đay thông thường: Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy và biến mất trong vài giờ, không để lại sẹo.
  • Phù Quincke: Bệnh xuất hiện đột ngột, trên da nổi nốt ban đỏ, sưng to. Có thể gây phù ở lưỡi, thanh quản.
  • Mề đay da vẽ nổi: Trên da xuất hiện những vệt màu hồng nhạt khi bị cọ xát hoặc chà nhẹ.

Tuy nhiên, ở trẻ em mề đay cấp tính thường phổ biến hơn mề đay mãn tính.Theo thống kê, có khoảng 15% trẻ dưới 10 tuổi có ít nhất một đợt nổi mề đay cấp tính trong đời. Tỷ lệ nổi mề đay ở bé gái cao hơn ở các bé trai. Ở trẻ bị bệnh dị ứng, hen suyễn hoặc viêm da dị ứng, tỷ lệ trẻ mắc mề đay khoảng 20%.

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay ở trẻ em không nguy hiểm và ít ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nếu phát hiện và can thiệp khắc phục kịp thời. Trong trường hợp để tình trạng này kéo dài, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và kéo theo những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của trẻ.

Do vậy, cha mẹ không được chủ quan coi thường bệnh. Khi thấy con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể, cần cho bé đi thăm khám ngay để có phương pháp can thiệp kịp thời.

Truy tìm thủ phạm gây mề đay ở trẻ

Lương y Tuấn chỉ rõ những nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay như sau:

  • Nhiễm virus và vi khuẩn: Do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt nên đây là một môi trường lý tưởng để vi khuẩn, virus tấn công. Bên cạnh các phản ứng trên da, nhiễm virus và vi khuẩn có thể khiến trẻ ho, sốt, tiêu chảy và nhiễm trùng bàng quang.
  • Phản ứng dị ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị nổi mề đay. Khi dị ứng, cơ thể sẽ sản sinh histamine vào máu để ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến mề đay xuất hiện.

Trong đó, các yếu tố gây dị ứng thường gặp đó là:

  • Dị ứng thực phẩm: Các thực phẩm như hải sản, đậu phộng, nấm,… có thể là nguyên nhân khiến trẻ em bị dị ứng và xuất hiện mề đay. Ở một số trường hợp, trẻ bị nổi mề đay có thể bị ảnh hưởng gián tiếp qua nguồn sữa mẹ. Những thức ăn mẹ ăn cũng có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa và trẻ bị dị ứng,…
  • Dị ứng thuốc: Trong một số loại thuốc có chứa thành phần khiến cơ thể trẻ bị dị ứng. Phản ứng dị ứng thuốc rất nguy hiểm, do đó cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, sưng cổ họng, sưng mặt,… sau khi uống thuốc.
  • Do tiếp xúc: Da của trẻ khá nhạy cảm, nếu cha mẹ cho trẻ mặc quần áo chật hoặc ôm sát vùng da tạo nhiều ma sát sẽ có dẫn tới nổi mề đay.
  • Do thời tiết: Da trẻ mỏng và khá nhạy cảm nên khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể sẽ tự sản xuất histamine để miễn dịch. Khi thời tiết thay đổi, cơ thể của bé không kịp thích nghi với các tác nhân này, phản ứng và gây dị ứng.
  • Do mắc các bệnh hệ thống: Có thể gặp mề đay kết hợp với bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, u ác tính, cường giáp trạng…
  • Cơ địa nhạy cảm: Cơ địa nhạy cảm của bé dị ứng với các tác nhân như phấn hoa, lông thú nuôi, khói bụi gây mẩn ngứa. 
  • Các nguyên nhân khác: Tiếp xúc với côn trùng, lông thú cưng, phấn hoa, nước xả vải, xà phòng tắm,… yếu tố di truyền cũng tăng nguy cơ nổi mề đay. 

Ngoài ra, có đến 50% trường hợp bị mề đay không tìm ra nguyên nhân, hay còn gọi là mề đay vô căn hoặc tự phát.

Các triệu chứng nổi mề đay điển hình ở trẻ em

Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường bị nhầm các triệu chứng này với một số bệnh lý ngoài da thông thường khác, dẫn tới việc lựa chọn sai cách. 

Cùng với đó, mề đay ở trẻ nhỏ cũng có những triệu chứng điển hình tương tự như với trưởng thành. Mức độ nặng nhẹ còn tùy thuộc vào sức khỏe cũng như tình trạng, thời gian mắc bệnh của trẻ. Dưới đây là những biểu hiện điển hình của căn bệnh mề đay ở trẻ, phụ huynh cần nắm rõ:

  • Ở trẻ sơ sinh: Trên da xuất hiện các vùng da bị mẩn đỏ, sẩn phù với kích thước đa dạng, không đều. Cha mẹ ấn vào các vết đỏ thấy hơi căng tức. Trẻ bỏ bú, bú kém, quấy khóc cả ngày.
  • Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: Triệu chứng điển hình là trẻ bị sốt phát ban, có thể bị sốt từ 38.5 – 40.5 độ C kèm theo các dấu hiệu tiêu chảy, chán ăn, ho, sổ mũi.
  • Trẻ bị nổi mề đay khắp người: Vết mẩn có màu hồng, có hình dạng tương tự như muỗi đốt. Hoặc màu đỏ kèm theo những cơn ngứa bứt rứt kéo dài, gây cảm giác vô cùng khó chịu. 
  • Sẩn phù: Khi bị ngứa trẻ sẽ gãi theo phản xạ tự nhiên, lúc này các vùng da bị mẩn ngứa sẽ bị xước và lan rộng ra hình thành sẩn phù không đều. Một số bé có hiện tượng bị sưng ở mí, môi, mắt, tay chân và cả bộ phận sinh dục. Có sẩn to hoặc sần cả mảng, ấn vào đau nhức.
  • Một số biểu hiện khác: Một số trường hợp bệnh chuyển nặng ngoài mẩn ngứa, sẩn phù trẻ sẽ bị sốt, rối loạn tiêu hóa,…

Hệ lụy của mề đay mà trẻ phải hứng chịu

Như lương y Tuấn chia sẻ ở trên, mề đay mẩn ngứa ở trẻ là bệnh da liễu thông thường, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp bệnh chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và sẽ tự biến mất sau vài giờ. 

Tuy nhiên, nếu mề đay kéo dài mà không giải quyết có thể gây biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ như:

  • Quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, chậm phát triển.
  • Co thắt dạ dày, buồn nôn hoặc nôn.
  • Co thắt thanh quản, đau ngực, khó thở, ho, chóng mặt, rối loạn nhịp thở, thậm chí ngất xỉu, tim đập nhanh hoặc không đều.
  • 40% trường hợp nổi mề đay ở trẻ em có dấu hiệu phù mao mạch tại vùng da mỏng như mí, mắt, môi.
  • Da bị bội nhiễm, hình thành nhiễm trùng và các vết sẹo rất khó xóa.
  • Sốc phản vệ: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Tốt nhất, khi trẻ có dấu hiệu mẩn ngứa nổi mề đay, cha mẹ nên sớm đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa tiến hành thăm khám và xét nghiệm đặc biệt, để tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, nổi mề đay ở trẻ là bệnh ngoài da, không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Vì vậy, cha mẹ có thể yên tâm cho bé vui chơi, tiếp xúc với mọi người.

ĐỪNG ĐỂ MỀ ĐAY MẨN NGỨA BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

LIÊN HỆ NGAY CHUYÊN GIA ĐƯA GIẢI PHÁP MIỄN PHÍ

Đâu là cách đối phó với tình trạng mề đay ở trẻ em?

Lương y Tuấn cho biết, nổi mề đay ở trẻ em khó giải quyết hơn người lớn do trẻ có thể trạng yếu và khả năng hấp thụ, thanh thải thuốc còn hạn chế. 

Dựa theo độ tuổi, cân nặng, và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và chỉ định những phương pháp khắc phục phù hợp cho trẻ. Dưới đây là một số cách xử lý bệnh mề đay mà cha mẹ nên tham khảo:

Áp dụng mẹo dân gian

Mẹo khắc phục bệnh trong dân gian được rất nhiều người lựa chọn. Dân gian tận dụng nhiều nguyên liệu thiên nhiên, sử dụng dễ dàng và cũng có độ an toàn cao đối với da. Cha mẹ có thể áp dụng các cách dưới đây:

  • Lá kinh giới: Giúp giảm ngứa nhanh chóng, phòng ngừa viêm nhiễm, tăng cường sát trùng cho da và giảm mẩn đỏ, phát ban rõ rệt. Cha mẹ hãy dùng lá đem rửa sạch và nấu nước cho bé tắm hàng ngày.
  • Trà xanh: Giúp làm sạch vi khuẩn, thanh nhiệt, làm tiêu viêm và giúp các tế bào da tổn thương có thể hồi phục nhanh chóng, hạn chế các biến chứng. Cha mẹ hãy dùng lá trà xanh rửa sạch và nấu nước, tắm cho bé tương tự cách dùng lá kinh giới.
  • Nha đam: Nha đam chứa nhiều nước, các chất kháng khuẩn, tiêu viêm và phục hồi tế bào da bị tổn thương bởi mề đay. Cách sử dụng tốt nhất là gọt bỏ vỏ, tách lấy phần thịt đem xay nhuyễn rồi đắp lên da cho trẻ.

Cùng với việc sử dụng các loại lá tắm cho bé, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc da, giảm ngứa tại nhà cho bé như: chườm lạnh, thoa kem dưỡng ẩm,… Nhìn chung, các mẹo trên trẻ bị nổi mề đay ở trên khá an toàn và lành tính, dễ thực hiện nhưng bởi dược tính thấp nên chỉ có tác dụng đối với các trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát.  

Tuy nhiên, để an toàn, trước khi lựa chọn biện pháp tại nhà, phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc trực tiếp đến chuyên gia để có thể nhận lời khuyên tốt nhất, phù hợp với thể trạng và thể bệnh.

Thuốc Tây giải quyết mề đay ở trẻ

Thuốc Tây y thường cho tác dụng khá nhanh chóng, giúp kiểm soát các dấu hiệu ngứa ngáy, phát ban, da sần đỏ khá tốt. Nhưng cha mẹ không thể tùy tiện cho trẻ dùng thuốc bởi liều lượng thuốc ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của các con. 

Vì vậy, cần phải đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả đánh giá mức độ bệnh và sức khỏe của từng trẻ để đưa ra phương thuốc phù hợp. Một số nhóm thuốc được dùng phổ biến: 

  • Kem bôi ngoài da: Nhóm thuốc này có công dụng làm dịu cơn ngứa ngáy, nóng rát trên da. Tuy nhiên thuốc nếu dùng quá liều có thể làm bé bị mòn da.
  • Thuốc: Với những bé đã ở giai đoạn mãn tính, tùy từng trường hợp, bệnh mề đay cần được kiểm soát bằng các thuốc thuộc nhóm kháng sinh này.
  • Thuốc kháng sinh: Có công dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, giảm hiện tượng viêm nhiễm da và đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ.

Lưu ý: Không nên lạm dụng thuốc tây để đẩy lùi mề đay cho trẻ vì đây là “con dao hai lưỡi” rất nguy hiểm với sức khỏe của trẻ. Trẻ dễ bị nhờn thuốc, thậm chí cơ thể xảy ra phản ứng quá mẫn do tác dụng phụ hoặc còn có thể gây ra sốc.

Dùng thuốc Đông y

Song song với biện pháp dùng thuốc Tây y hay các mẹo dân gian tại nhà, ngày càng có nhiều cha mẹ lựa chọn dùng thuốc nam (thuốc Đông y) xử lý nổi mề đay cho trẻ.

Lương y Tuấn lý giải trong Đông y, nổi mề đay được xếp vào chứng “Tẩm ma chẩn” hoặc “Phong chẩn khối”. Trong đó, phổi tác động tới lớp biểu bì bên ngoài cơ thể, gan lại có chức năng giải độc, nếu phổi hoặc gan bị suy giảm chức năng, khả năng giải độc của cơ thể bị yếu đi. Độc tố chiết xuất qua da, gây mề đay ở trẻ.

Để đẩy lùi bệnh, Đông y tập trung vào loại bỏ phong, hàn, nhiệt độc uất tích tại bì (da), đồng thời khai thông khí huyết, bồi bổ gan, thận nhằm tăng sức đề kháng và cho tác dụng bền bỉ. 

Cùng với đó, các bài thuốc nam trị mề đay ở trẻ đều có thành phần từ thảo dược, kết hợp với cơ chế trị bệnh từ gốc của YHCT nên có nhiều ưu điểm vượt trội trong đẩy lùi bệnh. Không những an toàn, không gây tác dụng phụ và mang lại tác dụng lâu dài, thuốc nam còn có khả năng tăng cường sức đề kháng, bồi bổ gan thận và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. 

Mẹ yên tâm dùng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ

Hiện nay, một trong số những bài thuốc nam đẩy lùi mề đay mẩn ngứa được chuyên gia đánh giá cao và nhiều phụ huynh tin dùng đó là bài thuốc gia truyền gần 150 năm tuổi Mề Đay Đỗ Minh của Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường.

BÁO 24H.COM: Bài thuốc nam dòng họ Đỗ Minh giải quyết nổi mề đay an toàn

Chia sẻ thêm với chuyên trang, lương y Tuấn cho biết, sau khi kế thừa, để phù hợp hơn với môi trường sống và cơ địa trẻ em, lương y đã tiến hành nghiên cứu để gia giảm các thành phần, tỷ lệ dược liệu trong bài thuốc để tác dụng đạt được tốt hơn. Bởi vậy, đây được xem là lựa chọn tối ưu trong khắc phục nổi mề đay ở trẻ của cha mẹ Việt. 

Cơ chế rõ ràng, mang lại tác dụng cao

Bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh là sự kết hợp 3 phương thuốc nhỏ trong 1 liệu trình, gồm: Cao đặc trị mề đay, Cao dưỡng huyết bổ thận, Cao bổ gan giải độc sẽ có tác dụng tiêu sưng, giảm viêm, loại bỏ mề đay, mẩn ngứa, đồng thời phục hồi chức năng gan, thận, tăng cường sức đề kháng, chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh.

Chính nhờ cơ chế thải loại độc tố từ sâu bên trong cơ thể, đồng thời cung cấp các dưỡng chất tự nhiên bồi bổ ngũ tạng, bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh không chỉ cắt đứt cơn ngứa, mề đay nhanh chóng mà còn phát huy công dụng lâu dài bền vững.

Thành phần thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính đối với trẻ nhỏ

Bài thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, đáp ứng tiêu chí 3 không: Không trộn tân dược – Không sử dụng chất bảo quản – Không pha lẫn tạp chất.

Mỗi bài thuốc trên có thành phần từ 20 đến 30 loại dược liệu quý được kết hợp theo quy tắc Quân – Thần – Tả – Hữu của YHCT. Trong đó, nhiều vị thuốc có tính chất như kháng sinh tự nhiên vừa có tác dụng giải độc, tiêu viêm vừa thanh nhiệt, mát gan như: Hạ khô thảo, bồ công anh, xích đồng, tơ hồng xanh… 

Dễ thấy, các vị thuốc chính đều có tác dụng giống thuốc “kháng sinh, kháng viêm” tự nhiên. Một mặt thuốc mang lại tác dụng bổ thận, giải độc, mát gan, lợi tiểu để thúc đẩy quá trình bài trừ căn nguyên gây bệnh. Mặt khác, các vị thuốc bổ trợ lẫn nhau để tăng sức đề kháng, kiện toàn chức năng ngũ tạng cho trẻ nhỏ. Bằng cách sử dụng thảo dược tự nhiên nên thuốc rất an toàn, lành tính cho trẻ nhỏ. Giúp bé thoát khỏi các triệu chứng mẩn ngứa, khó chịu một cách từ từ,  hạn chế bệnh quay trở lại. 

Tất cả dược liệu dùng làm thuốc tại Đỗ Minh Đường là dược liệu sạch, được nhà thuốc xây dựng và ươm trồng chuyên canh tại Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội), hay thu mua từ những người đi rừng. Sau khi thu hoạch, sơ chế, dược liệu được bào chế ở nhiệt độ thấp suốt 48h liên tục để thu được cao thuốc dạng đặc.

Đặc biệt, thuốc bào chế dạng cao đặc sánh mịn, thơm mùi thảo dược, do đó,  cha mẹ không còn lo lắng bé sẽ không chịu uống thuốc nam, chỉ cần hòa tan với một ít nước ấm là có thể dễ dàng cho trẻ sử dụng.

Trường hợp của bé Quang Minh 10 tuổi tại Hà Nội dưới đây là một minh chứng điển hình cho độ an toàn, sự lành tính của bài thuốc mang lại. Chị Thùy Hương mẹ bé chia sẻ:

Ngoài ra, phụ huynh có thể lắng nghe thêm những chia sẻ của bệnh nhân sau khi đẩy lùi mề đay nhờ bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh TẠI ĐÂY.

BÁO TIỀN PHONG: Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh khắc phục mề đay sau sinh cho diễn viên Nguyệt Hằng

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh mề đay ở trẻ em và giải pháp đẩy lùi bệnh an toàn. Để việc khắc phục nổi mề đay ở trẻ đạt công dụng cao, cha mẹ nên đưa bé đến khám trực tiếp để các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó đưa ra liệu trình phù hợp. Tại Đỗ Minh Đường, việc khám bệnh MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng. Mọi thông tin chi tiết, cha mẹ có thể liên hệ theo địa chỉ:

THÔNG TIN NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG

Ngày đăng: 26/05/2023 - Cập nhật lúc 3:52 pm , 07/06/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc