Viêm Da: Các Dạng Bệnh Thường Gặp Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm da là bệnh lý về da mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tình trạng bệnh này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống người bệnh bởi không chỉ mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh khó chịu, ngứa rát. Do vậy, việc hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh là rất cần thiết. Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về căn bệnh này, hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho việc cải thiện bệnh.

Viêm da là gì? Các hình ảnh điển hình của bệnh

Viêm da là một thuật ngữ chung mô tả sự kích ứng da. Đây là tình trạng bệnh lý phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân và xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Bệnh lý này thường khiến làn da bị ngứa, khô, phát ban, sưng đỏ,…

Trong một số trường hợp, trên da còn xuất hiện một số tình trạng như bị phồng rộp, rỉ nước, bong tróc,… Một số trường hợp bệnh có thể kéo dài, một số khác có thể bùng phát tùy theo mùa, do phơi nhiễm hóa chất hoặc căng thẳng.

Viêm da với những nốt ban đỏ đặc trưng
Viêm da với những nốt ban đỏ đặc trưng

Hình ảnh về viêm da rất đa dạng. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, dị ứng tiếp xúc, nấm…) mà các triệu chứng xuất hiện trên da lại khác nhau.

Một số hình ảnh viêm da, mức độ viêm nhiễm thường gặp
Một số hình ảnh viêm da, mức độ viêm nhiễm thường gặp

Nhìn chung các biểu hiện của viêm da khiến người bệnh thiếu tự tin vì bề ngoài mất thẩm mỹ kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu kéo dài dai dẳng.

Đây không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng nó có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và mất tự tin. Để điều trị căn bệnh này, người bệnh có thể kết hợp các bước tự chăm sóc và thuốc.

Các loại bệnh viêm da phổ biến hiện nay

Tình trạng viêm da được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là những dạng đã được ghi nhận:

  • Viêm da dị ứng: Viêm da dị ứng hay còn được gọi là bệnh chàm. Loại viêm này thường xuất hiện do di truyền và phát triển khi còn bé. Một số người bị bệnh chàm có thể xuất hiện những mảng da khô, ngứa.
  • Viêm da tiếp xúc: Tình trạng này xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với với các chất gây kích ứng da dẫn tới các nốt phát ban đốt, chích, ngứa hoặc phồng rộp. Với ai có cơ địa nhạy cảm, khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên ngoài môi trường như chất tẩy rửa, lông động vật, phấn hoa… thì rất dễ mắc dạng bệnh lý này. Đối với một số người, đặc biệt là phụ nữ sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm sẽ bắt gặp hiện tượng viêm da mặt do dị ứng với mỹ phẩm.
  • Viêm da cơ địa: Viêm da cơ địa xảy ra khi da không thể tự bảo vệ dẫn tới tình trạng ngứa, khô da, xuất hiện mụn nước nhỏ. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở bàn chân và bàn tay. Đôi khi cũng có trường hợp viêm da cơ địa ở mặt. Tình trạng này rất mất thẩm mỹ, khiến người bệnh khá tự ti trong giao tiếp hàng ngày.
  • Viêm da tiết bã: Căn bệnh này còn được gọi là viêm da dầu. Ở trẻ sơ sinh, tình trạng này có tên gọi dân gian là “cứt trâu”. Tình trạng này xuất hiện phổ biến trên da đầu. Nó có thể gây ra các mảng vảy, mẩn đỏ, gàu,… Trong một số trường hợp viêm da tiết bã nhờn cũng xuất hiện trên các khu vực khác như mặt hoặc ngực.

"Hình

  • Viêm da mủ (viêm da nhiễm khuẩn): Thông thường trên da luôn xuất hiện nhiều tạp khuẩn, trong đó chủ yếu là tụ cầu và liên cầu. Đặc biệt vi khuẩn trú ngụ ở những vùng lắm lông, nhiều mồ hôi hay các nếp, kẽ của da. Khi có điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn này tăng sinh, tiết ra các độc tố trên da dẫn tới tình trạng bệnh lý này.
  • Viêm da quy đầu: Viêm da quy đầu hay còn có tên gọi đầy đủ là viêm da bao quy đầu. Phần bao quy đầu là một trong những bộ phận có nguy cơ viêm nhiễm cao nếu không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
  • Viêm da vùng kín: Vùng kín là khu vực thường xuyên ẩm ướt. Do đó đây cũng là vùng da dễ bị viêm nhiễm nếu không được vệ sinh hàng ngày. Khi tình trạng viêm da cơ địa vùng kín không được điều trị kịp thời, bệnh lý có thể lây nhiễm qua bạn tình nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn.
  • Viêm da đồng tiền: Đây là dạng viêm da khá đặc biệt. Vùng viêm da có hình đồng tiền, màu phớt hồng, bong vảy, có đường kính khoảng 1-2cm. Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ nhưng da khô, tiếp xúc với len, dạ hay thuốc là các yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Viêm da demodex: Demodex là một loại kí sinh trùng xuất hiện ngay trên da của người khỏe mạnh. Theo số liệu thống kê, đa số người trưởng thành đều có Demodex trên da. Có hai loại demodex là Demodex folliculorum và Demodex brevis.
  • Viêm da nang lông: Khi các nang lông trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn thì vùng da khu vực đó cũng sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng gây viêm nhiễm trên diện rộng. Viêm nang lông thường xuất hiện ở bắp tay, chân và đùi.
  • Viêm da đối xứng: Đúng như tên gọi, đây là tình trạng viêm da có tính chất đối xứng. Vị trí mắc bệnh thường là các chi, cổ, ngực và hai má. Biểu hiện đặc trưng là vùng da mắc bệnh có màu đỏ, có thể có mụn nước, chảy dịch, vảy tiết sau một thời gian thì da khô dần, sừng hóa và khô nứt nẻ.

"Tình

  • Viêm da Atopy: Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh với các biểu hiện cấp tính là: Đám da đỏ không rõ ranh giới, mụn nước, có dịch, không có vảy. Nếu bệnh trở thành mãn tính thì da sẽ dày, thâm, xuất hiện các vết nứt kèm cảm giác đau, xót vì bệnh nhân gãi ngứa nhiều.
  • Viêm da hoại tử: Viêm da mủ hoại thư có đặc trưng là các vết loét, tình trạng hoại tử tiến triển nhanh. Có khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh có liên quan tới bệnh lý khác như viêm đại tràng, viêm đa khớp hay bệnh Crohn.
  • Viêm da vảy cá: Trên da xuất hiện các vảy cứng như vảy cá. Nguyên nhân của căn bệnh này là do: da bị dị dạng bẩm sinh (có yếu tố di truyền) hoặc do nhiễm trùng ở lớp thượng bì. Bệnh mãn tính, nặng hơn vào giai đoạn sơ sinh và lúc già, vào khoảng thời gian dậy thì thì thuyên giảm.
  • Viêm da phấn hồng: Viêm da phấn hồng hay còn gọi là vảy phấn hồng thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh gặp nhiều hơn ở nữ giới. Trên da sẽ có các đốm hồng có dạng hình tròn hoặc bầu dục.
  • Các loại viêm da khác: Bên cạnh những loại phổ biến trên, một số loại ít gặp hơn, trong đó phải kể tới: Viêm da do dây viêm dây thần kinh khiến người bệnh căng thẳng và dẫn tới ngứa, mẩn đỏ, bong tróc da,…; Viên da Nummular, tình trạng lở loét trên da, xuất hiện sau khi bị thương trên da; Viêm da ứ máu liên quan đến sự lưu thông máu kém.

Nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Tùy thuộc vào loại bệnh, các nguyên nhân dẫn tới bệnh cũng khác nhau. Một số loại, như bệnh chàm nhuộm, viêm da thần kinh và cơ địa, có thể không rõ nguyên nhân.

  • Viêm da tiếp xúc: Trường hợp này xảy ra khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Các vật liệu phổ biến gây ra phản ứng dị ứng bao gồm chất tẩy rửa, mỹ phẩm, niken, cây thường xuân độc, gỗ sồi,…
  • Bệnh chàm: Bệnh chàm được gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố như da khô, môi trường và vi khuẩn trên da. Đây cũng là bệnh có yếu tố di truyền. Những người bị bệnh chàm thường có tiền sử gia đình mắc bệnh chàm, dị ứng hoặc hen suyễn.
  • Viêm da tiết bã: Tình trạng này có thể gây ra bởi một loại nấm trong tuyến dầu. Nó có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào mùa xuân và mùa đông. Ở một số người, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể do di truyền. 
  • Viêm da ứ máu: Bệnh xảy ra do lưu thông trong cơ thể kém, phổ biến nhất là chân và bàn chân dưới.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh

Có thể nói, một số tác nhân phổ biến dẫn tới bệnh lý về da này bao gồm: Căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, môi trường, chất kích thích,… Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng khả năng khiến da bị viêm bao gồm: 

  • Tuổi tác
  • Môi trường
  • Di truyền
  • Tình trạng sức khỏe

Đối tượng dễ mắc bệnh

Bệnh lý về da có thể xuất hiện ở bất cứ ai, tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Đối tượng dễ mắc bệnh phải kể tới:

  • Người dễ bị dị ứng và hen suyễn
  • Những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị bệnh chàm, dị ứng, sốt cỏ khô hoặc hen suyễn có nhiều khả năng mắc các bệnh dị ứng da.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với các kim loại, dung môi hoặc chất làm sạch.
  • Người bị suy tim sung huyết, bệnh Parkinson và HIV.

Chuẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Để điều trị căn bệnh này hiệu quả, ngay khi có các dấu hiệu như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, rỉ nước,… người bệnh cần liên hệ bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể. 

1. Chẩn đoán bệnh như nào?

Để nhận biết bệnh nhân có bị viêm da hay không, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và hỏi về tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân trước khi chẩn đoán. Trong một số trường hợp, bác sĩ da liễu có thể chẩn đoán loại bệnh chỉ bằng cách nhìn vào biểu hiện trên da.

Nếu nghi ngờ người bệnh phản ứng dị ứng với thứ gì đó, bác sĩ có thể làm xét nghiệm với da. Trong quá trình xét nghiệm, người bệnh được tiếp xúc với một lượng nhỏ các chất khác nhau lên da và được theo dõi. Sau một vài ngày, các bác sĩ sẽ kiểm tra các phản ứng và xác định xem bệnh nhân có phải bị nhiễm bệnh về da hay không.

Trong một số trường hợp, các xét nghiệm sinh thiết da cũng được yêu cầu thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sinh thiết da liên được thực hiện bằng cách lấy một mẫu nhỏ trên da, đem quan sát dưới kính hiển vi. 

Phương pháp điều trị căn bệnh này phụ thuộc vào loại, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và nguyên nhân. Người bệnh có thể cải thiện tình trạng sau một đến ba tuần. Một số phương pháp điều trị thường gặp phải kể tới: 

2. Phác đồ điều trị viêm da bằng thuốc

Bệnh nhân có thể được kê thuốc và các loại kem bôi để giảm dị ứng và ngứa như:

  • Thuốc kháng histamine diphenhydramine
  • Quang trị liệu
  • Kem bôi tại chỗ steroid như hydrocortison,
  • Kem dưỡng da dành cho da khô
  • Thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm thường chỉ được cung cấp nếu nhiễm trùng đã phát triển. Nhiễm trùng có thể xảy ra khi da bị nứt do gãi mạnh.
Dùng thuốc đẩy lùi tình trạng bệnh
Dùng thuốc đẩy lùi tình trạng bệnh

3. Chăm sóc da tại nhà giúp giảm triệu chứng

Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà để đẩy nhanh quá trình điều trị và giúp giảm nhanh cảm giác khó chịu. Các phương pháp gồm có:

  • Đặt miếng vải ướt, mát lên da để giảm ngứa và khó chịu.
  • Tắm chung với baking soda, bột yến mạch để giúp giảm triệu chứng.
  • Nếu da bị nứt có thể băng gạc để tránh kích ứng hoặc nhiễm trùng.
  • Nguyên nhân dẫn tới bệnh có thể là căng thẳng. Do vậy có thể áp dụng các liệu pháp thay thế như châm cứu, xoa bóp và yoga,… để giảm căng thẳng.

4. Thay đổi chế độ ăn uống

Người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống để đẩy nhanh quá trình điều trị. Nên loại bỏ thực phẩm gây viêm ra khỏi chế độ ăn nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh nên bổ sung các vitamin như vitamin D và chế phẩm sinh học.

Chăm sóc và phòng tránh bệnh như thế nào?

Để tránh mắc bệnh, người bệnh cần chú ý một số điểm sau:

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc các chất gây phát ban.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, sử dụng xà phòng nhẹ và sử dụng nước ấm thay vì nước nóng. 
  • Giữ ẩm thường xuyên cho da. Trường Đại học Michigan, Mỹ khuyến cáo những người da khô nên sử dụng kem dưỡng ẩm để bảo vệ da.
  • Khi da bị ngứa, mẩn đỏ, tránh gãi da bởi việc này có thể khiến vi khuẩn lây lan sang các vùng khác của cơ thể. 
  • Duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh nhằm tăng sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của bệnh tật.

Mặc dù viêm da không được coi là một tình trạng y tế nghiêm trọng, nhưng có thể lây lan, và gây khó chịu cho người bệnh. Khi gặp bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, nên liên hệ với bác sĩ sớm để được khám và có phương án điều trị kịp thời.

Ngày đăng: 06/05/2023 - Cập nhật lúc 2:54 pm , 06/05/2023
Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc