Top 9 Thuốc Trị Đau Khớp Gối Hiệu Quả Và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc trị đau khớp gối có thể được sử dụng để kiểm soát cơn đau và điều trị một số vấn đề tiềm ẩn, chẳng hạn như viêm khớp hoặc thoái hóa khớp. Thuốc có thể được sử dụng theo đường uống, thoa lên da hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Điều quan trọng là sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc trị đau khớp gối
Các loại thuốc trị đau khớp gối giúp cải thiện cơn đau nhanh chóng và hiệu quả 

Đau khớp gối uống thuốc gì – Top 9 loại hiệu quả nhất

Đau khớp gối có thể xảy ra do hoạt động quá mức, chấn thương, tổn thương khớp gối, sụn, các cơ xung quanh hoặc liên quan đến các tình trạng tiềm ẩn khác, chẳng hạn như bệnh viêm khớp. Đau khớp gối có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện công việc hàng ngày của người bệnh, chẳng hạn như đi bộ, lên xuống cầu thang, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.

Trong hầu hết các trường hợp, đau khớp gối không nghiêm trọng và có thể điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn hoặc thuốc điều trị các tình trạng cụ thể. Các loại thuốc trị đau khớp gối có được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số loại thuốc tây chữa đau khớp gối người bệnh có thể tham khảo.

1. Paracetamol – Thuốc trị đau khớp gối không kê đơn

Paracetamol là một loại thuốc được sử dụng để giảm đau từ nhẹ đến trung bình. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng hạ sốt. Thuốc hoạt động bằng cách gây ảnh hưởng đến các loại hormone prostaglandin gây đau và viêm, cũng như làm tăng nhiệt độ cơ thể bằng cách gây ảnh hưởng đến vùng dưới đồi trong não.

đau khớp gối uống thuốc gì
Paracetamol là thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến nhất có thể điều trị các cơn đau cấp tính nhẹ đến trung bình

Paracetamol là thuốc trị đau khớp gối không kê đơn, có thể mua tại các nhà thuốc với liều lượng thấp. Thuốc có nhiều dạng, bao gồm viên nén (để nuốt và nhai), viên nang, viên nén giải phóng kéo dài, viêm nang gel hoặc các dạng chất lỏng. Người bệnh có thể lựa chọn các dạng thuốc phù hợp để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Thuốc này thường được sử dụng như biện pháp đầu tiên trong việc điều trị các cơn đau khớp gối từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc dược sĩ kê đơn để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Paracetamol có khả năng hấp thụ tốt và ít tác dụng, tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể cảm thấy đau đầu hoặc buồn nôn. Đôi khi người bệnh cũng có thể phát triển các phản ứng dị ứng, phát ban, ngứa da, sưng môi hoặc lưỡi. Nếu các tác dụng phụ nghiêm trọng, hãy thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn phụ hợp.

Lưu ý và thận trọng khi sử dụng:

  • Không dùng Paracetamol nếu có tiền sử bệnh gan.
  • Theo dõi liều lượng sử dụng để tránh quá liều, điều này có thể dẫn đến tổn thương gan.
  • Paracetamol có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác, do đó không tự ý kết hợp thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

2. Ibuprofen trị đau đầu gối

Ibuprofen được sử dụng để điều trị cơn đau đầu, đau lưng hoặc đau nhức xương khớp dai dẳng. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các enzym cyclooxygenase được gọi là COX-1 và COX-2, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng viêm, sưng, hỗ trợ giảm đau và chữa lành các tổn thương trong cơ thể.

Mặc dù được sử dụng như một loại thuốc giảm đau không kê đơn, tuy nhiên Ibuprofen hoạt động tương tự như Motrin, do đó có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, bao gồm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, xuất huyết dạ dày. Thuốc Ibuprofen được sử dụng thông qua đường uống, với một ly nước đầy. Liều lượng và thời gian sử dụng thuốc được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn. Không lạm dụng thuốc hoặc tự ý thay đổi liều lượng, điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Phản ứng phụ phổ biến khi sử dụng Ibuprofen điều trị đau khớp gối bao gồm:

  • Đau dạ dày
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Táo bón

Dùng quá nhiều Ibuprofen hoặc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, luôn sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ kê đơn.

Lưu ý và biện pháp sử dụng Ibuprofen an toàn: 

  • Luôn sử dụng Ibuprofen với liều lượng thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể. Tuân theo liều lượng được khuyến cáo và không tự ý thay đổi liều lượng mà không thông báo với bác sĩ.
  • Không sử dụng Ibuprofen kết hợp với các loại thuốc chống viêm không steroid khác, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

3. Thuốc trị đau khớp gối dùng ngoài Capsaicin

Capsaicin là thuốc trị đau khớp gối được sử dụng ngoài ra, có tác dụng giảm đau bằng cách thay đổi tạm thời cơ chế xử lý cơn đau cơ cơ thể. Capsaicin là thành phần chính khiến ớt cay, gây kích ứng, bóng rát và gây ra cảm giác nóng. Thuốc này không thể điều trị cơn đau, tuy nhiên có thể cải thiện tình trạng khó chịu và giúp cơ thể có thể gian phục hồi.

thuốc tây chữa đau khớp gối
Capsaicin là thuốc bôi ngoài, giúp giảm đau và chống viêm ở khớp gối

Bên cạnh việc điều trị đau khớp gối, Capsaicin cũng được sử dụng cho các bệnh lý như:

Cách sử dụng Capsaicin:

  • Sử dụng sản phẩm thận trọng để tránh gây kích ứng hoặc tổn thương da quá mức.
  • Mang găng tay dày khi thoa thuốc, bởi vì Capsaicin có thể thẩm thấu qua cao su.
  • Thoa một lượng thuốc vừa đủ lên khu vực viêm khớp, đầu gối và các vị trí lân cận.
  • Không thoa Capsaicin thuốc lên các vết thương hở hoặc vùng dạ bị rạn.
  • Tránh tiếp xúc thuốc với mắt hoặc màng nhầy.
  • Nếu có cảm giác bỏng rát, hãy chườm túi mát để cải thiện các triệu chứng. Chỉ sử dụng thuốc trong thời gian ngắn với liều lượng phù hợp để tránh gây tổn thương da.

Tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

  • Đỏ, sưng tấy, nổi mụn nước trên da
  • Tăng huyết áp khi sử dụng với nồng độ cao, đặc biệt là ở bệnh nhân có tiền sử tim mạch

Capsaicin có thể giảm đau khớp gối khi sử dụng tại chỗ. Tuy nhiên chỉ sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp và trong thời gian ngắn để tránh gây tổn thương da.

4. Diclofenac Stada thuốc tây chữa đau khớp gối dùng ngoài

Diclofenac Stada là kem giảm đau khớp gối kê đơn, có ở dạng lỏng hoặc gel, có thể bôi trực tiếp vào khớp gối để giảm đau. Có nhiều công thức khác nhau có chứa Diclofenac, bao gồm 1%, 1.5% hoặc 2%. Các loại thuốc được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Diclofenac là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn một số loại enzyme cụ thể trong cơ thể. Khi enzyme bị chặn, cơ thể sẽ giảm lượng hóa chất gây viêm, điều này giúp giảm viêm và đau.

Liều lượng và thời gian sử dụng Diclofenac được chỉ định bởi bác sĩ và phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như:

  • Loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau khớp gối.
  • Độ tuổi của người bệnh.
  • Các điều kiện y tế khác.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc với liều lượng thấp nhất và điều chỉnh theo thời gian để đạt liều lượng phụ hợp nhất với người bệnh.

Cách sử dụng Diclofenac:

  • Bôi gel Diclofenac lên vùng tổn thương hai lần mỗi ngày.
  • Liều lượng thông thường là 0.5 gram gel được sử dụng cho diện tích 5 cm x 5 cm.
  • Thời gian điều trị khuyến nghị là 60 – 90 ngày.
  • Không sử dụng quá 16 gram mỗi ngày tại khớp gối.

Diclofenac được sử dụng để điều trị ngắn hạn. Bác sĩ có thể cân nhắc hiệu quả, các tác dụng phụ và nguy cơ rủi ro để đề nghị kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

Diclofenac có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ hoặc nghiêm trọng. Tác dụng phụ phổ biến ngứa, nổi mề đay hoặc phát ban da. Ngoài ra, đôi khi thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như phù nề, sưng đầu gối, tăng huyết áp, dễ bị bầm tím da. Nếu các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc sức khỏe, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.

Thận trọng khi sử dụng:

Nếu người bệnh dị ứng với Aspirin hoặc các loại NSAID khác, chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen, người bệnh có nguy cơ dị ứng với Diclofenac. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ ngay khi gặp các triệu chứng như:

  • Thở khò khè
  • Khó thở
  • Phát ban da
  • Ngứa ngáy hoặc nổi mề đay khắp người

5. Miếng dán Salonpas Lidocain chữa đau khớp gối

Miếng dán Salonpas Lidocain là thuốc trị đau khớp gối dùng ngoài, có tác dụng giảm đau tại chỗ, hoạt động bằng cách gây tê và mất cảm giác tạm thời ở da và niêm mạc. Thuốc được hấp thụ thông qua mặt dính của thuốc, truyền qua da, giúp ngăn chặn các dây thần kinh tín hiệu đau và cải thiện cơn đau nhanh chóng.

Thuốc trị đau khớp gối tốt nhất
Miếng dán Salonpas Lidocain có thể gây tê tạm thời, từ đó giúp cải thiện cơn đau khớp gối

Miếng dán có thể dán trực tiếp lên da mỗi ngày một lần trong tối đa 12 giờ. Người bệnh có thể dán miếng dán lên khu vực đau nhất, nhưng tránh dán trực tiếp lên khớp gối. Ngoài ra, không nên dán miếng dán ở các vị trí nứt, rách hoặc tổn thương da.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm nổi mề đay, mẩn đỏ, châm chích, sưng tấy tạm thời tại vị trí bôi thuốc. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, đôi khi miếng dán Salonpas Lidocain có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như phản ứng dị ứng, gây chóng mặt, khó thở, sưng lưỡi hoặc cổ họng. Mặc dù cá phản ứng nghiêm trọng này không phổ biến, tuy nhiên nếu nhận thấy các triệu chứng này, người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

6. Thuốc kháng viêm Prednisone trị đau khớp gối

Prednisone thuộc nhóm Corticosteroid là một loại thuốc tây chữa đau khớp gối theo toa, được kê đơn để giảm đau, sưng và viêm trong cơ thể, từ đó cải thiện các triệu chứng đau khớp gối. Prednisone cần được sử dụng thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện cơn đau mà không gây yếu cơ, gân, dây chằng xung quanh đầu gối. Ngoài ra, lạm dụng Prednisone hoặc các loại Corticosteroid khác cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và dẫn đến Hội chứng Cushing.

Loại thuốc trị đau khớp gối này hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, từ đó ngăn ngừa triệu chứng viêm. Ngoài ra, Prednisone kích hoạt sản xuất một số cytokine chống viêm và ảnh hưởng đến hoạt động của một số tế bào lympho (tế bào bạch cầu), đóng vai trò trung tâm trong phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Dùng Prednisone thông qua đường uống với thức ăn hoặc sữa để ngăn ngừa đau dạ dày. Uống thuốc với một cốc nước đầy, thường là một liều mỗi ngày, vào buổi sáng và trước 9 giờ.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng và thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể và đáp ứng thuốc của người bệnh. Không tự ý ngừng thuốc mà không thông báo với bác sĩ. Điều này có thể dẫn đến một số triệu chứng suy nhược, sụt cân, buồn nôn, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt và có thể khiến triệu chứng đau khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ phổ biến chẳng hạn như buồn nôn, nôn, chán ăn, khó ngủ, tăng tiết mồ hôi hoặc nổi mụn. Nếu các tác dụng phụ này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Đôi khi người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đau cơ, chuột rút, nhịp tim không đều, có dấu hiệu nhiễm trùng, thay đổi thị lực, thay đổi tâm trạng, co giật, kích động, dễ bầm tím, chảy máu. Hãy thông báo cho bác sĩ ngay khi nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng.

7. Thuốc giảm đau Opioid

Các loại thuốc Opioid được chỉ định khi thuốc trị đau khớp gối thông thường không mang lại hiệu quả điều trị. Thuốc Opioid được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát các cơn đau cấp tính một cách an toàn và tránh các rủi ro liên quan.

Thuốc giảm đau Opioid đi qua máu và gắn vào các thụ thể Opioid trong tế bào não. Các tế bào sẽ giải phóng tín hiệu ngăn chặn nhận thức về cơn đau và tăng cảm giác sảng khoái.

Đơn thuốc điều trị đau khớp gối
Thuốc giảm đau Opioid được sử dụng khi các loại thuốc trị đau khớp gối không mang lại hiệu quả điều trị

Các loại Opioid phổ biến được sử dụng để điều trị đau khớp gối bao gồm:

  • Oxycodone được kê đơn để điều trị các cơn đau từ nhẹ đến nghiêm trọng. Thuốc hoạt động trên hệ thống thần kinh trung ương của não, ngăn chặn tín hiệu đau và kích thích hệ thống quản lý cơn đau của cơ thể.
  • Morphine được sử dụng để cải thiện cơn đau khớp gối nghiêm trọng và khi các loại thuốc trị đau khớp gối khác không mang lại hiệu quả điều trị.
  • Tramadol là một loại thuốc giảm đau opioid theo đơn, được sử dụng để điều trị cơn đau khớp gối vừa đến nặng ở người lớn và thanh thiếu niên. Thuốc có thể giải phóng tức thời, mang lại hiệu quả điều trị cơn đau cấp tính, nhanh chóng.

Thuốc giảm đau Opioid có thể mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng, tuy nhiên thuốc có thể gây nghiện cũng như dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian ngắn để cải thiện các triệu chứng.

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Buồn nôn
  • Táo bón
  • Khô miệng
  • Buồn ngủ
  • Chóng mắt
  • Nôn mửa
  • Đau đầu

Không ngừng thuốc đột ngột mà không trao đổi với bác sĩ. Thuốc cần giảm dẫn và theo dõi các triệu chứng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

8. Tiêm Corticosteroid điều trị đau khớp gối

Thuốc Corticosteroid là thuốc chống viêm được tiêm trực tiếp vào khớp gối để giảm đau, sưng và viêm. Đây là loại thuốc thuốc trị đau khớp gối phổ biến liên quan đến nguyên nhân thoái hóa hoặc viêm khớp.

Trước khi tiêm Corticosteroid người bệnh sẽ được gây tê cục bộ để giảm đau và khó chịu trong suốt thời gian tiêm thuốc. Một lượng nhỏ thuốc sẽ được tiêm vào đầu gối và phát huy công dụng điều trị đau khớp gối sau 2 – 3 ngày.

Tiêm Corticosteroid có thể giúp giảm đau và các triệu chứng trong khoảng 6 tuần đến 6 tháng sau khi thực hiện thủ thuật. Tuy nhiên người bệnh không được lạm dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Thông thường, người bệnh không được tiêm nhiều hơn 2 hoặc 3 mũi Corticosteroid mỗi năm.

Ngoài ra, tiêm corticosteroid không được khuyến khích cho những bệnh nhân bị tiểu đường hoặc các vấn đề khác về đường huyết vì corticosteroid có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Tác dụng phụ có thể xảy ra:

  • Đau từ 24 – 48 giờ sau khi tiêm thuốc
  • Da tại vị trí tiêm thuốc trở nên sẫm màu hơn
  • Mất mô mỡ, teo mô mỡ khiến da bị lõm xuống hoặc mỏng đi
  • Suy yếu hoặc đứt gân, tổn thương sụn
  • Nhiễm trùng tại vị trí tiêm với các dấu hiệu như sưng, đỏ hoặc nóng khi chạm vào

Tiêm Corticosteroid có thể cải thiện các triệu chứng đau khớp gối hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc, điều này có thể dẫn đến các tác dụng nghiêm trọng.

9. Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm trị đau khớp gối

Thuốc chống đau bụng điều chỉnh bệnh (DMARD) được chỉ định để điều trị viêm khớp dạng thấp, các tình trạng thấp khớp và các bệnh lý tự miễn dịch khác. DMARD cũng được sử dụng thuốc trị đau khớp gối liên quan đến các bệnh viêm khớp. Thuốc hoạt động bằng cách thay đổi phản ứng của hệ thống miễn dịch, góp phần làm chậm sự phát triển của bệnh và giảm bớt các triệu chứng.

Bởi vì DMARD gây giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch, do đó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi sử dụng thuốc. Do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về lợi ích, rủi ro và các biện pháp chăm sóc sức khỏe khi sử dụng DMARD.

Có nhiều loại thuốc trị đau khớp gối, bao gồm các loại thuốc không kê đơn, kê đơn và thuốc đặc trị các tình trạng bệnh cụ thể. Điều quan trọng khi sử dụng thuốc là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Lời khuyên khi sử dụng thuốc điều trị đau khớp gối

Thuốc trị đau khớp gối giúp chống viêm, giảm sưng, điều trị cơn đau từ nhẹ đến nghiêm trọng. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ liên quan. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc cũng như không kết hợp các loại thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc trị đau nhức xương khớp tốt nhất hiện nay
Thường xuyên tập thể dục và duy trì vận động thể chất để hỗ trợ cải thiện các cơn đau

Bên cạnh đó, để các loại thuốc đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Nghỉ ngơi phù hợp: Đau đớn có thể khiến người bệnh có xu hướng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Tuy nhiên nghỉ ngơi quá nhiều có thể làm suy yếu cơ bắp và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó người bệnh chỉ nên nghỉ ngơi trong 1 – 2 ngày, sau đó thực hiện kế hoạch tập luyện, chuyển động an toàn.
  • Tập thể dục: Các bài tập thể dục phù hợp có thể hỗ trợ và tăng tính linh hoạt ở khớp gối. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ đau khớp trong tương lai.
  • Giữ cân nặng hợp lý: Nếu thừa cân, người bệnh nên giảm cân và giữ cân nặng khoa học để tránh gây áp lực lên khớp gối.
  • Châm cứu: Châm cứu là phương pháp Y học cổ truyền, có thể giúp điều trị đau khớp gối, ổn định cơ thể và hỗ trợ phục hồi chức năng đầu gối.
  • Sử dụng giày phù hợp: Giày không phù hợp có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối, đau khớp gối  và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do đó, người bệnh nên sử dụng những đôi giày phù hợp với mục đích để tránh gây tổn thương khớp.

Đau khớp gối có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, dẫn đến đau đớn, giảm khả năng vận động và lượng cuộc sống của người bệnh. Các loại thuốc trị đau khớp gối có thể giúp cải thiện cải thiện các triệu chứng, phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ phục hồi chức năng bình thường của người bệnh. Tuy nhiên, thuốc cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu nhận thấy các tác dụng phụ hoặc phản ứng không mong muốn, người bệnh nên thông báo với bác sĩ ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 12/07/2023 - Cập nhật lúc 12:34 pm , 12/07/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc