Top 11 Thuốc Trị Ghẻ Nhanh Khỏi, Giảm Ngứa Tức Thì

Thuốc trị ghẻ có nhiều loại được bào chế dưới dạng bôi hoặc uống. Mỗi loại thuốc có những khuyến cáo về liều lượng, cách dùng và đối tượng sử dụng khác nhau. Bạn cần tuân thủ đúng để nhanh chóng tiêu diệt được cái ghẻ hoàn toàn, đồng thời giảm nhanh cơn ngứa mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể.

11 thuốc trị ghẻ, giảm ngứa nhanh chóng

Bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis gây ra. Chúng tấn công vào da khiến da bị tổn thương, viêm đỏ và ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Các loại thuốc đang được chỉ định phổ biến trong điều trị ghẻ ngứa bao gồm:

1. Thuốc bôi ghẻ Benzyl benzoate

Giá tham khảo: Đang chờ cập nhật

Benzyl benzoate là thuốc trị ghẻ ngứa dạng bôi được bào chế dưới dạng nhũ dịch dầu trong nước. Thuốc chứa thành phần chính là 25% benzyl benzoate. Khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương, chất này hoạt động bằng cách ức chế, tiêu diệt ký sinh trùng, chấy rận – thủ phạm gây bệnh ghẻ ngứa. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng lan rộng và ăn sâu của tổn thương, đồng thời giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu, giúp các tế bào da mới nhanh được tái tạo.

Thuốc Trị Ghẻ Benzyl benzoate
Benzyl benzoate là thuốc bôi trị ghẻ, giảm ngứa thường được bác sĩ kê đơn

Thuốc bôi ghẻ Benzyl benzoate có thể sử dụng được cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành. Bà bầu, phụ nữ đang cho con bú và người bị dị ứng với thành phần của thuốc nên thận trọng tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc:

Liều lượng:

  • Trẻ em: Mỗi lần dùng 60 – 90ml. Trước khi bôi thuốc cần pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 1: 1 để thu được 120 – 180ml dung dịch.
  • Người trưởng thành: Dùng 120 – 180ml.

Cách dùng:

  • Trước khi thoa thuốc, người bệnh nên tắm rửa sạch sẽ và thấm khô vùng da cần điều trị bằng một cái khăn riêng.
  • Thoa thuốc đã pha loãng lên bề mặt da, để khô tự nhiên và duy trì trong suốt 24 tiếng.
  • Sau đó, không cần tắm lại mà tiếp tục thoa thuốc lần thứ 2. Để tiếp 24 tiếng nữa mới được tắm.
  • Không thoa thuốc lên mặt. Tránh để dính vào mắt hay màng nhầy bởi thuốc có tính kích ứng rất mạnh.

2. Thuốc uống trị ghẻ ngứa Ivermectin

Giá tham khảo: 300.000 đồng/hộp 20 viên 3mg.

Ivermectin nằm trong nhóm các loại thuốc uống trị ghẻ ngứa đang được chỉ định phổ biến hiện nay. Thuốc có tác dụng toàn thân nên thích hợp cho những bệnh nhân bị ghẻ ở mức độ nặng, ghẻ ngứa toàn thân.

Nhờ có cấu trúc gần giống với kháng sinh nhóm macrolid, thuốc Ivermectin có khả năng làm tê liệt hoạt động của ký sinh trùng gây bệnh ghẻ và tiêu diệt chúng. Hầu hết các trường hợp đều được chỉ định dùng thuốc với liều duy nhất. Tuy nhiên, nếu sau 1 tuần mà cái ghẻ vẫn chưa được tiêu diệt hoàn toàn thì có thể điều trị nhắc lại với liều tiếp theo.

Trong quá trình sử dụng, thuốc trị ghẻ ngứa Ivermectin có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, đau cơ, tăng nhịp tim, cao men gan, sưng hạch bạch huyết, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày, buồn nôn, viêm màng hoạt dịch… Cần thận trọng khi chỉ định thuốc cho các trường hợp đang mang thai, cho con bú, mắc bệnh hen suyễn, cao men gan, suy giảm hệ miễn dịch, suy thận hoặc cao tuổi.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc:

  • Liều lượng được khuyến cáo cho bệnh nhân bị ghẻ nước là 200mcg/ kg trọng lượng
  • Uống thuốc với nhiều nước khi bụng đang trống rỗng.

3. Crotamiton Stada 10% – Thuốc trị ghẻ ngứa dạng bôi

Giá tham khảo: 38.000 đồng/tuýp 20g

Một số trường hợp có thể được bác sĩ kê đơn thuốc bôi ghẻ Crotamiton Stada 10%. Thuốc có xuất xứ tại Việt Nam, do công ty TNHH STADA sản xuất.

thuốc bôi ghẻ Crotamiton Stada 10%
thuốc bôi ghẻ Crotamiton Stada 10% có tác dụng tiêu diệt cái ghẻ, giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng da

Mỗi tuýp kem chứa các thành phần chính gồm Crotamiton 2g, Methyl paraben 0,036g kết hợp cùng với một số loại tá dược khác. Khi thẩm thấu qua da, các hoạt chất trên nhanh chóng phát huy khả năng tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh ghẻ, đồng thời làm giảm kích ứng, xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân.

Ngoài ra, thuốc Crotamiton Stada 10% còn có tác dụng sát trùng, ức chế hoạt động của các chủng vi khuẩn như tụ cầu hay liên cầu khuẩn. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng, bội nhiễm da ở vùng tổn thương.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc:

  • Tắm rửa sạch sẽ và dùng khăn mềm nhẹ nhàng thắm khô vùng tổn thương.
  • Thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị ghẻ ngứa mỗi ngày 1 lần, tốt nhất là buổi tối.
  • Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày tùy theo tình trạng bệnh.
  • Chống chỉ định thuốc cho trẻ em dưới 10 tuổi.

4. Thuốc uống trị ghẻ ngứa Diphenhydramin

Giá tham khảo: Đang cập nhật

Diphenhydramin nằm trong nhóm thuốc kháng histamin H1 đang được chỉ định rộng rãi trong điều trị bệnh ghẻ ngứa. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén sử dụng theo đường uống.

Khi sử dụng, thành phần có trong thuốc Diphenhydramin sẽ ức chế hoạt động của histamin, một chất trung gian gây ra phản ứng viêm ngứa trên da. Nhờ vậy, cơn ngứa cùng tình trạng viêm đỏ ở vùng da bị ghẻ sẽ cải thiện rõ ràng. Với tác dụng an thần nhẹ, thuốc Diphenhydramin còn giúp bệnh nhân giảm căng thẳng và dễ ngủ hơn vào ban đêm.

Sử dụng thuốc Diphenhydramin trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng, tăng cân, giảm huyết áp, mắt nhìn mờ… Vì vậy, bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc quá mức trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc:

Uống trực tiếp cả viên với một ly nước đầy. Liều lượng được khuyến cáo cho từng nhóm đối tượng như sau:

  • Người lớn: Mỗi lần uống 25 – 50mg. Ngày dùng 4 liều
  • Trẻ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 12,5 – 25mg. Ngày dùng 3 – 4 liều. Không uống quá 72mg/ngày.
  • Trẻ 2 – 6 tuổi: Mỗi lần uống 6,25 – 12,5 mg. Ngày dùng 3 – 4 liều.

5. Thuốc chữa bệnh ghẻ Lindane Lotion

Giá tham khảo: 38.000 đồng/tuýp 20 gram.

Thêm một loại thuốc trị ghẻ để bạn tham khảo đó là Lindane Lotion. Thuốc có tác dụng tại chỗ, được sử dụng theo hình thức bôi ngoài da.

Thuốc trị ghẻ ngứa Lindane Lotion 
Thuốc trị ghẻ ngứa Lindane Lotion được sử dụng 1 liều duy nhất và có thể nhắc lại sau 7 ngày

Lindane Lotion là sự lựa chọn cuối cùng dành cho những bệnh nhân bị ghẻ ngứa nặng, không đáp ứng được với các loại thuốc điều trị khác. Chứa thành phần Lindane với hàm lượng cao, thuốc hoạt động mạnh mẽ trong việc tiêu diệt cái ghẻ cũng như trứng của chúng chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các trường hợp bị suy giảm miễn dịch, thể trạng yếu, phụ nữ mang thai, bệnh nhân bị động kinh, co giật và trẻ em không nên dùng Lindane Lotion để chữa bệnh ghẻ.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc:

  • Vệ sinh vùng da cần điều trị cho sạch sẽ rồi bôi một lớp thuốc mỏng lên da. Sau khoảng 8 – 12 tiếng có thể tắm rửa lại.
  • Thuốc chỉ sử dụng 1 liều duy nhất. Tuy nhiên, nếu vẫn còn cái ghẻ thì có thể điều trị nhắc lại thêm một lần nữa sau đó 7 ngày.

6. Kem bôi trị ghẻ Bestperme Cream

Giá tham khảo: 75.000 đồng/tuýp 15g.

Bestperme Cream chứa thành phần chính là Permethrin cùng một số loại tá dược. Kem có tác dụng tiêu diệt các loại ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ngứa hay chấy, rận bằng cách gây độc cho tế bào thần kinh của chúng.

Trong quá trình điều trị bằng Bestperme Cream, một số bệnh nhân có cảm giác ngứa và châm chích ngoài da cùng một số tác dụng phụ khác như đỏ da, tê hay dị ứng da. Hãy rửa sạch vùng da mới bôi kem và ngưng sử dụng nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ gặp phản ứng phụ của thuốc.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc:

  • Rửa sạch vùng da bị ghẻ và lau khô
  • Lấy một lượng kem vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên da, bao phủ toàn bộ vùng da cần điều trị.
  • Lưu lại kem trên da từ 8 – 14 tiếng mới được tắm rửa.
  • Sử dụng mỗi ngày 1 lần trong thối đa 7 ngày. Nếu bệnh vẫn chưa được cải thiện thì nên thông báo cho bác sĩ để thay đổi loại thuốc trị ghẻ khác hiệu quả hơn.

7. Thuốc bôi trị ghẻ ngứa D.E.P

Giá tham khảo: Thuốc dạng nước 10.000 đồng/chai 17ml và thuốc dạng kem 6.000 đồng/lọ.

D.E.P là loại thuốc bôi không còn xa lạ với những bệnh nhân bị ghẻ. Đây là loại thuốc không kê đơn được khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp bị ghẻ nước, ghẻ bỏng.

Thuốc trị ghẻ ngứa DEP
Thuốc D.E.P có dạng nước hay kem bôi giúp trị ghẻ, giảm viêm da, xoa dịu cơn ngứa

Khi thoa ngoài da, thành phần trong thuốc sẽ nhanh chóng tiếp xúc với ký sinh trùng và tiêu diệt chúng. Bên cạnh đó, loại thuốc này cũng có khả năng giảm hiện tượng viêm đỏ trên bề mặt da, xoa dịu cơn ngứa, đẩy nhanh quá trình tái tạo của các tế bào mới để chữa lành tổn thương trên da.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc:

  • Làm sạch vùng da cần điều trị
  • Thoa một lớp thuốc vừa đủ lên da mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
  • Thời gian dùng thuốc không nên kéo dài quá 7 ngày.

8. Thuốc bôi trị ghẻ Eurax

Giá tham khảo: 200.000 đồng/tuýp 20g

Thuốc trị ghẻ Eurax được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da với thành phần chính là Crotamiton. Thuốc đáp ứng tốt với các trường hợp bị ghẻ do nhiễm Sarcoptes Scabiei.

Đôi khi, Eurax có thể được bác sĩ kê đơn để điều trị ngứa da do dị ứng, nhiễm trùng hoặc do bị côn trùng cắn. Thuốc hoạt động bằng các gây độc cho cái ghẻ và các tác nhân có hại, làm dịu kích ứng và giảm ngứa da.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc:

  • Rửa sạch và thấm khô da
  • Thoa thuốc lên vùng da bị ghẻ mỗi ngày 1 lần vào buổi tối
  • Sử dụng thuốc trong 3 – 5 ngày liên tục để cái ghẻ bị tiêu diệt hoàn toàn.

9. Thuốc Towders Cream điều trị ghẻ

Giá tham khảo: 69.000 – 85.000 đồng/tuýp 15g

Trong danh sách các loại thuốc bôi trị ghẻ thông dụng hiện nay còn có Towders Cream. Thuốc được bào chế từ thành phần Permethrin 5%. Chất này có khả năng ức chế và tiêu diệt nhiều chủng ký sinh trùng gây bệnh ngoài da, bao gồm cả ghẻ cái.

thuốc uống trị ghẻ ngứa
Thuốc Towders cream chứa thành phần chính là Permethrin 5%, giúp tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh ghẻ

Towders Cream an toàn cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Chống chỉ định sử dụng thuốc cho người bị dị ứng với thành phần Permethrin.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc:

  • Thoa thuốc lên vùng da bị nhiễm bệnh sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ.
  • Sử dụng 1 liều duy nhất và có thể nhắc lại sau 7 ngày nếu cái ghẻ chưa được tiêu diệt hoàn toàn.
  • Lưu lại thuốc từ 8 – 14 tiếng rồi mới tắm rửa lại.
  • Không thoa thuốc lên vùng da nhạy cảm hoặc có vết thương hở.

10. Thuốc uống trị ghẻ ngứa Claritin

Giá tham khảo: Đang cập nhật

Claritin nằm trong nhóm thuốc kháng histamin thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị giảm ngứa. Thuốc có tác dụng làm giảm hoạt động của histamin, qua đó ức chế phản ứng viêm trên bề mặt da và giúp vùng da bị ghẻ bớt ngứa.

Tương tự như các thuốc khác cùng nhóm, Claritin có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chảy máu cam, khô miệng, đau bụng, nổi mẩn đỏ trên da, ngứa da,… Trẻ dưới 6 tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc:

  • Mỗi ngày dùng 1 viên hàm lượng 10mg
  • Uống thuốc trực tiếp với nước.

11. Kem trị ghẻ Nix Creme Rinse

Giá tham khảo: Đang cập nhật

Nix Creme Rinse chứa thành phần chính là Permethrin 1% được bào chế dưới dạng kem bôi. Hoạt chất này có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh ghẻ và chấy rận.

thuốc bôi ghẻ Nix
Kem Nix có tác dụng giảm ngứa da, hỗ trợ điều trị ghẻ mức độ nhẹ

Kem Nix Creme Rinse thích hợp cho những người bị ghẻ ở mức độ nhẹ. Thận trọng khi sử dụng kem cho bà bầu, người lớn tuổi và trẻ em dưới 2 tháng tuổi.

Hướng dẫn cách sử dụng:

  • Mỗi ngày bôi kem một lần
  • Làm sạch khu vực bị ghẻ, thấm khô rồi lấy một lượng kem vừa đủ thoa trực tiếp lên da.

Lưu ý khi dùng thuốc trị ghẻ ngứa

Để tránh gặp phải tác dụng phụ của thuốc và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi dùng thuốc trị ghẻ bạn cần lưu ý:

  • Dùng thuốc theo khuyến cáo và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đối với các loại thuốc uống trị ghẻ ngứa, bạn nên uống đúng liều, đủ thời gian. Trường hợp sử dụng thuốc dạng bôi, chú ý vệ sinh da sạch sẽ và chỉ nên thoa một lớp thuốc mỏng vừa đủ.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc.
  • Không lạm dụng thuốc quá mức khiến cơ thể gặp tác dụng phụ. Một số loại thuốc trị ghẻ chỉ được khuyến cáo sử dụng 1 liều duy nhất.
  • Trong quá trình điều trị, bạn nên giữ vệ sinh da sạch sẽ, khô ráo. Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ cá nhân với người khác. Đồng thời tăng cường bổ sung rau củ quả trong thực đơn để cung cấp các dưỡng chất có lợi, giúp tổn thương trên da nhanh được tái tạo.

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 12:47 pm , 02/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc