Các loại thuốc trị phong ngứa phổ biến được khuyên dùng hiện nay

Thuốc trị phong ngứa loại nào tốt là thắc mắc của khá nhiều người bệnh. Phong ngứa là căn bệnh da liễu khiến người bệnh bị ngứa ngáy, nổi ban đỏ toàn thân. Khi không được điều trị cẩn thận, bệnh lý này có thể dẫn đến nhiều tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vậy người bị phong ngứa uống thuốc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Phong ngứa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Phong ngứa là bệnh lý không quá nguy hiểm, tuy nhiên không được điều trị tốt thì nó có thể biến chứng và gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đồng thời cũng làm giảm đi chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh phong ngứa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người bệnh?
Bệnh phong ngứa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người bệnh?

Bệnh phong ngứa gây khó chịu: Ngứa da là triệu chứng điển hình của căn bệnh phong ngứa, đặc biệt là thường xuyên ngứa nhiều về đêm. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người bệnh, thậm chí việc gãi nhiều có thể khiến da họ chảy máu và hình thành sẹo.

Ảnh hưởng đến tâm lý: Khi cơ thể luôn ngứa ngáy, tâm lý người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, khiến họ dễ cáu giận, gắt gỏng với mọi người xung quanh. Tình trạng bệnh lý kéo dài còn khiến họ trở nên ngại giao tiếp, tự ti và tổn thương hệ thần kinh.

Gây biến chứng nguy hiểm: Tình trạng phong ngứa, đặc biệt là phong ngứa ở cổ có thể khiến khí quản bị tắc nghẽn, gây suy hô hấp và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.

Các loại thuốc trị phong ngứa phổ biến và hiệu quả

Có rất nhiều các loại thuốc được chỉ định để điều trị bệnh phong ngứa. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cũng như cơ địa của từng người, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh với các loại thuốc khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc chữa bệnh phong ngứa phổ biến hiện nay:

1. Thuốc Tây y chữa phong ngứa

Các loại thuốc Tây y thường được sử dụng khá nhiều vì khá tiện lợi mà hiệu quả đem lại cũng rất nhanh chóng. Các loại thuốc được dùng trong điều trị phong ngứa là:

  • Thuốc kháng histamine thế hệ 1 và 2
  • Thuốc chống dị ứng: Dạng uống (Cetirizin, Loratadin,…), dạng xịt hoặc nhỏ mũi (Azelastin, Olopatadin,…)
Thuốc trị phong ngứa Tây y
Thuốc trị phong ngứa Tây y
  • Thuốc Corticoid trị phong ngứa: Dạng nhỏ mũi (Mometason, Budesoinide,…), thuốc uống, thuốc dạng nhỏ (Prenisolon, Fluorometholon,…), thuốc dạng kem bôi (Triamcinolon, Flucina,…) và thuốc dạng hít ( Fluticason, Budesonid,…).
  • Thuốc ngăn ngừa mẫn cảm bao gồm thuốc kháng Thromboxane A2, thuốc kháng IgE và các loại thuốc kháng Cytokine tế bào Lympho.
  • Thuốc bôi ngoài da: Dùng thuốc Menthol-1% hoặc thuốc Calamine

2. Thuốc trị phong ngứa Đông y

Bên cạnh thuốc Tây y thì khá nhiều người lựa chọn thuốc Đông y vì nó khá lành tính, không gây tác dụng phụ. Nếu dùng thuốc Đông y, người bệnh có thể áp dụng cho mình một trong những bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc số 1: Kim ngân hoa, vỏ cây núc nác mỗi loại 12g, lá đơn đỏ 6g.

Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào đun sôi cùng 400ml nước, dùng nước uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng phong ngứa chấm dứt.

  • Bài thuốc số 2: Thục địa 12g, dây kim ngân, cỏ nhọ nồi mỗi loại 10g.

Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ thêm nước và đun sôi với lửa nhỏ. Sau đó tắt bếp, chia đều thành 3 phần bằng nhau và uống mỗi ngày. Duy trì bài thuốc cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

3. Thuốc trị phong ngứa dân gian

Người bệnh cũng có thể tận dụng ngay những loại thảo dược tự nhiên quen thuộc để điều trị bệnh lý này. Bạn có thể áp dụng các bài thuốc đơn giản như sau:

Thuốc trị phong ngứa từ đậu xanh
Thuốc trị phong ngứa từ đậu xanh
  • Đậu xanh chữa phong ngứa: Chuẩn bị một lượng đạu xanh và đậu tương vừa đủ, đem nghiền thành bột mịn rồi bảo quản trong bình thủy tinh. Mỗi lần lấy 2 – 3 thìa bột hòa cùng 100ml nước ấm, khuấy đều và có thể cho thêm chút đường. Uống 1 – 2 ly nước đậu mỗi ngày cho tới khi bệnh thuyên giảm.
  • Lá tía tô: Chuẩn bị 50g lá tía tô tươi, rửa sạch, cắt nhỏ rồi giã nát, vắt lấy nước cốt uống còn phần bã thì tận dụng đắp lên vùng da bị phong ngứa khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước ấm. Thực hiện vào mỗi buổi tối để có được kết quả tốt.
  • Lá trầu không: Lấy 3 lá trầu không tươi, rửa sạch và thái nhỏ rồi giã nát với một ít muối ăn. Lọc lấy nước cốt rồi bôi lên vùng da bị phong ngứa. Thực hiện bài thuốc này từ 2 – 3 lần/ ngày.

Những lưu ý để phòng ngừa bệnh phong ngứa

Để ngăn ngừa bệnh lý này, các bạn cần lưu ý kỹ một số vấn đề sau đây:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cơ thể mỗi ngày, không nên tắm với sữa tắm
  • Khi sử dụng các đồ có chứa hóa chất, nên đeo bao tay bảo vệ, tránh tiếp xúc trực tiếp với các vật dị nguyên.
  • Không để nhiệt độ điều hòa quá thấp so với ngoài trời
  • Không ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng
  • Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát để tránh bệnh tật
Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát để tránh bệnh tật
  • Không lạm dụng các loại thuốc bừa bãi
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể một cách tốt nhất.

Vừa rồi là những thông tin về các loại thuốc trị phong ngứa phổ biến và hiệu quả hiện nay. Mong rằng người bệnh sẽ nắm rõ tình trạng bệnh lý của mình, từ đó lựa chọn được các loại thuốc phù hợp để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi.

Wiki Bác sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hoặc các phương pháp điều trị y khoa.

Ngày đăng: 26/05/2023 - Cập nhật lúc 12:20 am , 26/05/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Miss Trang đã từng làm việc tại một số cơ quan báo chí và nhiều dự án phát triển website về mảng nội dung sức khỏe. Miss Trang chịu trách nhiệm cập nhật các tin tức về các vấn đề chăm sóc sức khỏe từ các nhóm, cộng đồng của người bệnh, đảm bảo đưa tin nhanh chóng và giải quyết được những khó khăn tức thời của người bệnh. Nghiên cứu các thông tin y khoa về các vấn đề sức khỏe, biên tập viết bài trên website wikibacsi.com
Về tác giả