Chuyên gia tâm lý Trần Thị Hương đồng cảm với vấn đề tâm lý của thanh thiếu niên

Đến với tâm trí trị liệu từ chính những vấn đề của bản thân trong quá trình xây dựng gia đình, nuôi dạy con và làm chủ cuộc đời mình, chuyên gia tâm lý, Master Coach Trần Thị Hương luôn có sự đồng cảm đặc biệt với phụ nữ và các bạn trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Chuyên gia tâm lý Trần Thị Hương

Đây cũng là hai đối tượng dễ gặp các vấn đề tâm lý trong xã hội hiện đại ngày nay. Những người phụ nữ thường dễ bị kẹt giữa trách nhiệm với gia đình và công việc, bị kẹt giữa những mối quan hệ chằng chịt trong gia đình và ngoài xã hội, bị kẹt giữa những tiêu chuẩn của xã hội và sự yêu thương bản thân mình. Họ gặp khó khăn nhưng không biết cách nào thoát ra khỏi vấn đề của mình để làm chủ cuộc sống, sống một cuộc đời hạnh phúc như mình mong muốn.

Hay những bạn thanh thiếu niên sinh ra trong thời đại có đầy đủ vật chất, tiện nghi, công nghệ và mạng xã hội phát triển nhưng lại thiếu thốn tình yêu thương, bị tổn thương tâm lý từ những mối quan hệ thân thiết, là sản phẩm của sự so sánh, gánh trên vai những áp lực, trách nhiệm khi chưa đủ tuổi, chưa đủ khả năng để giải quyết… Những tổn thương tâm lý vô tình khiến cho tuổi học trò mất đi sự trong sáng, hồn nhiên, tươi vui và cả những ước mơ, hoài bão của chính mình. Các em luôn mong nhận được sự thấu hiểu, yêu thương của người thân và được là chính mình.

Dưới những áp lực của xã hội hiện đại, ngành tâm lý trị liệu tại Việt Nam phát triển như điều tất yếu. Tâm lý trị liệu không đơn giản chỉ là một giải pháp chữa lành tâm bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu mà còn là một giải pháp giúp con người khai phá sức mạnh tiềm ẩn trong chính mình, phát triển bản thân, gắn kết mối quan hệ để trở nên thành công và hạnh phúc hơn.

Thông qua những trải nghiệm của chính bản thân và quá trình đồng hành với khách hàng, chuyên gia tâm lý, Master Coach Trần Thị Hương nhận thấy rõ sự cần thiết của tâm lý trị liệu với cuộc sống con người trong xã hội hiện đại. Và mỗi sự chuyển hóa tích cực của khách hàng đều mang lại niềm vui, hạnh phúc và động lực cho chuyên gia tâm lý Trần Thị Hương.

Là một người mẹ, chuyên gia tâm lý Trần Hương luôn đồng cảm với phụ nữ và các bạn trẻ

Trong hành trình xây dựng hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con và khẳng định bản thân trong công việc, chuyên gia tâm lý Trần Hương đã từng có khoảng thời gian rơi vào khủng hoảng tâm lý, tinh thần suy sụp, cảm thấy mất cân bằng, mất định hướng trong cuộc sống và muốn tìm cách thoát ra khỏi tình trạng, vấn đề của chính mình. Mong muốn đó đã đưa chị Trần Hương đến với tâm lý trị liệu. Nó chính là giải pháp cho những vấn đề đã khiến cuộc sống của chị dường như bị rối tung.

Chị theo học các khóa học về tâm lý trị liệu và ứng dụng nó cho chính bản thân mình, từ gia đình cho đến công việc, từ mối quan hệ với chính mình cho đến mối quan hệ với gia đình, xã hội. Kiên trì mỗi ngày, chị nhận ra sự thay đổi trong cuộc sống của chính mình. Chị thấu hiểu và yêu thương bản thân mình hơn. Chị biết làm thế nào để có thể vượt qua những nỗi sợ, áp lực, stress – căng thẳng trong cuộc sống, đối mặt với những khó khăn của mình một cách mạnh mẽ để làm chủ cuộc sống của chính mình.

bằng cấp Chuyên gia tâm lý Trần Thị Hương
Chuyên gia tâm lý Trần Thị Hương tham gia và tốt nghiệp các khóa học về trị liệu tâm lý.

Đặc biệt, chị biết cách xây dựng mối quan hệ trong gia đình tốt đẹp hơn, chị biết cách đồng hành, làm bạn với con, biết cách để thúc đẩy, tạo động lực cho con học tập và phát triển bản thân tốt hơn, giúp con nuôi dưỡng những mục tiêu, ước mơ.

Sau một thời gian dài ứng dụng những hiểu biết từ tâm lý trị liệu vào cuộc sống của chính mình, chị Trần Hương nhận thấy những thay đổi tích cực trong chính bản thân mình và gia đình.

Nhìn lại người thân, bạn bè xung quanh, chị nhận ra có rất nhiều người đang đối mặt với những khó khăn nhưng chưa biết làm thế nào để thoát ra khỏi vấn đề của họ, đặc biệt là phụ nữ.

Chị đồng cảm với những vấn đề của họ bởi chị cũng nhìn thấy hình ảnh của mình trước đây xuất hiện trong vấn đề của họ và bên trong chị có điều gì đó thôi thúc bản thân mình giúp đỡ người khác bằng những hiểu biết, trải nghiệm của chính mình.

Với sự đồng cảm, thấu hiểu của mình, chị đã hỗ trợ, giúp đỡ những người thân quen xung quanh mình giải quyết vấn đề của họ. Và chính bản thân chị cũng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi giúp được một ai đó cảm thấy thoải mái, bình an, hạnh phúc hơn. Trong đó, chị đặc biệt quan tâm tới vấn đề, khó khăn của phụ nữ. Một trong những vấn đề phổ biến gây stress, căng thẳng cho phụ nữ là nuôi dạy con.

Trong hành trình làm mẹ với hai con đang ở độ tuổi dậy thì, chuyên gia tâm lý Trần Hương đã có rất nhiều trải nghiệm, bài học trong quá trình đồng hành cùng con. Chị hiểu được rằng sự gắn kết, kết nối, yêu thương của cha mẹ dành cho con đúng cách sẽ giúp con phát huy, thể hiện hết khả năng, giá trị của bản thân, mang lại cho con một cuộc sống thực sự hạnh phúc với những điều mà con mong muốn. Đây là điều mà chị rất tâm đắc và muốn chia sẻ, lan tỏa đến mọi người.

Từ những hiểu biết, trải nghiệm, sự nhìn nhận của chính bản thân mình đã thôi thúc, dẫn dắt chị lựa chọn và gắn bó với tâm lý trị liệu.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Trần Thị Hương chia sẻ: “Trước khi tôi đến với nghề tâm lý trị liệu, tôi chỉ nghĩ là mình sẽ đưa ra lời khuyên giúp ai đó bằng hiểu biết, trải nghiệm của bản thân. Nhưng bây giờ, tôi nhận ra rằng trị liệu tâm lý là một giải pháp rất tuyệt vời để giúp ai đó bằng chính khả năng của họ, giúp họ nhận ra và thay đổi bằng chính khả năng của mình chứ không phải thông qua bất kỳ lời khuyên hay sự giúp đỡ của ai. Họ không phải dựa dẫm vào bất kỳ một ai cả. Đó là lý do thôi thúc và dẫn dắt tôi đến với công việc trị liệu tâm lý”.

Trong quá trình trị liệu, chuyên gia tâm lý Trần Thị Hương đã gặp rất nhiều khách hàng ở trạng thái trầm cảm, năng lượng rất thấp, buồn bã, căng thẳng. Sau khoảng 3-4 buổi trị liệu trực tiếp, thông qua sự hiểu biết, yêu thương và chia sẻ, chuyên gia đã giúp khách hàng đã có sự chuyển biến rõ rệt thể hiện trên sắc mặt và chia sẻ của khách hàng mặc dù chưa cần thực hiện các giải pháp quá phức tạp cả.

Chuyên gia tâm lý Trần Hương cho biết: “Gần đây tôi có trị liệu cho một bạn khách hàng có tổn thương tâm lý rất lớn từ cha mẹ. Trong buổi đầu tiên, bạn trẻ đến trong trạng thái rất tiêu cực, căng thẳng và tỏ rõ sự phản kháng, không hợp tác. Nhưng chỉ đến buổi thứ 2, thứ 3, bạn trẻ đã có sự thay đổi tích cực về mặt cảm xúc. Khi được hỏi là “con cảm nhận thế nào về buổi hôm nay”, bạn trẻ đã trả lời rằng “con cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản hơn rất nhiều và con cảm thấy có niềm tin với cô, con cảm thấy có thể tin tưởng cô để chia sẻ những điều mà từ trước đến nay con không thể chia sẻ được với ai”. Thực sự khi nghe những lời chia sẻ đó, tôi cảm thấy rất là hạnh phúc”.

Là cầu nối cho phụ huynh và con trẻ kết nối và hòa hợp hơn

Trong hành trình làm mẹ, chuyên gia tâm lý Trần Thị Hương vẫn luôn nỗ lực và cố gắng để giáo dục và thúc đẩy con phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, chuyên gia cũng từng vướng vào những vấn đề, khó khăn, thử thách mà bản thân chị chưa có giải pháp phù hợp. Cộng thêm những kỳ vọng, áp lực từ bản thân về việc nuôi dạy con cái đâu đó cũng khiến cho chị cảm thấy mệt mỏi, thất vọng, cáu giận, chán nản.

Nhưng khi biết đến kiến thức về tâm lý học, khoa học tâm trí, chuyên gia Trần Hương đã có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc đồng hành cùng con. Những thay đổi trong cách giao tiếp, yêu thương đúng cách đã tạo ra sự chuyển hóa tích cực ở các bạn trẻ.

Trong quá trình tiếp xúc, hỗ trợ và trực tiếp trị liệu, đa phần khách hàng đều có những tổn thương tâm lý hoặc gặp phải vấn đề mối quan hệ với người thân của mình, có thể là bố mẹ, vợ/chồng. Điều này gây ra hệ lụy, khó khăn, trở ngại trong cuộc sống của họ và rất cần sự giúp đỡ. Chuyên gia Trần Hương cũng nhận ra sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ, nhiều mặt khác trong xã hội hiện đại quá khác biệt so với thời cha mẹ ngày xưa đã tạo ra khoảng cách khá lớn giữa cha mẹ và các con. Điều này đã vô tình hay hữu ý tạo ra những tổn thương tâm lý cho các bạn trẻ từ cách yêu thương, dạy dỗ chưa đúng cách của cha mẹ. Mặc dù cha mẹ rất thương con nhưng trẻ lại không cảm nhận được điều đó.

Tổn thương tâm lý tưởng chừng chỉ có hại khi trẻ rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm nhưng thực ra không phải như vậy. Nó có thể gây ra những cản trở, trở ngại trong quá trình học tập, phát triển bản thân và sự hòa hợp trong các mối quan hệ xung quanh ở con. Chẳng hạn như con thiếu tự tin, sợ sai, nghiện game, sợ chỗ đông người, dễ cáu giận, đập phá đồ đạc, không quan tâm đến người thân… Những vấn đề này có thể gây ra áp lực ngược lại cho bố mẹ dẫn đến rất nhiều hệ lụy có thể xảy ra.

Đặc biệt, khi cha mẹ và con đã có sẵn khoảng cách về thế hệ cộng thêm mâu thuẫn, xung đột trong quá trình sống chung sẽ khiến cho khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày một xa nhau, giữa hai bên sẽ cảm thấy đối phương không thấu hiểu mình, dần dần cha mẹ và con cái mất đi sự kết nối. Sự mất kết nối giữa cha mẹ và con là một sự thiệt thòi cho cả đôi bên, đặc biệt là những bạn trẻ chưa đến tuổi trưởng thành, vẫn cần có sự dẫn dắt từ cha mẹ.

Với những trải nghiệm, hiểu biết của chính mình, chuyên gia tâm lý Trần Hương đã giúp rất nhiều gia đình kết nối và hòa hợp hơn trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con trẻ. Giúp cha mẹ hiểu được vấn đề của con đến từ đâu, con trẻ cần gì ở cha mẹ và làm thế nào để biết cách yêu thương con đúng cách. Về phía trẻ, chuyên gia cũng giúp trẻ nhận ra tình cảm của cha mẹ dành cho mình, thấu hiểu được những cái khó của cha mẹ và biết ơn cha mẹ mình nhiều hơn, chữa lành mối quan hệ với cha mẹ.

Đồng hành cùng NHC Việt Nam để hiện thực ước mơ của mình

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Trần Thị Hương hiện đang làm việc tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cơ sở Yên Hòa (Hà Nội). Đây là đơn vị tiên phong đi đầu trong lĩnh vực tâm lý trị liệu một cách bài bản, khoa học, chuyên nghiệp trên quy mô lớn.

NHC Việt Nam cũng là nơi hội tụ các chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy. Bởi vậy, NHC Việt Nam là môi trường lý tưởng cho bất kỳ ai mong muốn phát triển bản thân và trở thành một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tâm lý trị liệu.

NHC Việt Nam là một môi trường rất chuyên nghiệp, năng động và khuyến khích sự sáng tạo để mỗi cá nhân được phát huy hết khả năng của mình. Làm việc tại đây, tôi luôn cảm nhận được năng lượng tích cực, sự gắn kết và yêu thương giữa các thành viên trong công ty. Đó cũng là môi trường giúp tôi học tập và phát triển bản thân rất nhiều. Nó rất tương hỗ cho mục tiêu, ước mơ của tôi là trở thành một chuyên gia tâm lý có chuyên môn tốt, vững kiến thức để tận tâm cống hiến và giúp cho nhiều khách hàng có sự chuyển hóa tích cực và nhanh chóng hơn”, chuyên gia Trần Hương chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý Trần Thị Hương tư vấn cho khách hàng
Tham vấn tâm lý giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sức khỏe tinh thần của mình.

Qua sự quan sát, nhìn nhận và trải nghiệm thực tế trong quá trình làm việc với khách hàng, chuyên gia Trần Hương nhận thấy tâm lý trị liệu là giải pháp rất cần thiết với mỗi người, đặc biệt là sau khi Covid đến và để lại cho con người rất nhiều vấn đề tâm lý. Đó là một hệ quả không tốt cho xã hội và cũng là một lý do lớn để chuyên gia Trần Hương nỗ lực đem lại giá trị cho xã hội.

“Bởi vì tôi ở đây nên bạn sẽ ổn thôi. Tôi sẽ làm việc bằng cả trái tim, sự tận tâm, niềm đam mê với nghề để giúp cho cuộc sống của bất kỳ khách hàng nào có duyên với mình sẽ trở nên bình an, hạnh phúc hơn”. 

Hiện nay, chuyên gia tâm lý Trần Thị Hương vẫn thường xuyên tham gia các chương trình đào tạo, các khóa học về tâm lý, tâm lý trị liệu trong và ngoài nước để trau dồi chuyên môn, phát triển cá nhân để mang lại sự chuyển hóa tốt nhất cho khách hàng và tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội.

Một số thông tin của Chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Trần Thị Hương

Họ và tên: Trần Thị Hương

Ngày sinh: 09/09/1977.

Triết lý sống: Bởi vì tôi ở đây nên bạn sẽ ổn thôi.

Đơn vị công tác: Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cơ sở Yên Hòa. Địa chỉ: Số 05 lô 13A, Trung Yên 6, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 098 213 8008 hoặc (024) 2216 8008.

Chuyên ngành tâm lý trị liệu:

  • Chứng chỉ NLP PRACTITIONER – Nhà thực hành NLP trị liệu – chứng nhận bởi Uỷ ban NLP Hoa Kỳ (ABNLP).
  • Chứng chỉ HYPNOTHERAPIST – Nhà thực hành thôi miên trị liệu – cấp bởi Hiệp hội thôi miên Hoa Kỳ.
  • Chứng chỉ TIMELINE THERAPIST – Nhà trị liệu theo phương pháp dòng thời gian – chứng nhận bởi Hiệp hội Time Line Therapy ™.
  • Chứng chỉ Master Coach NLP – bậc thầy thực hành và chuyên gia trị liệu ứng dụng NLP – chứng nhận bởi Uỷ ban NLP Hoa Kỳ (ABNLP).

Để đặt lịch tham vấn với chuyên gia tâm lý, Master Coach Trần Thị Hương, quý bạn đọc vui lòng liên hệ đến Hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)

Ngày đăng: 09/09/2022 - Cập nhật lúc 8:57 am , 12/10/2022
Bình luận (28)
Sắp xếp
  • Nam Hương Trả lời

    Con gái mình năm nay lên lớp 9, mình thấy con có biểu hiện sợ giao tiếp, thích ở lỳ 1 mình trong phòng hơn là đi ra ngoài cùng bạn bè hay bố mẹ, không bao giờ tham gia hoạt động ngoại khóa nếu không bắt buộc, dù con không nghiện game nhưng mình thật sự rất lo lắng việc này sẽ ảnh hưởng đến con

    • Hà Bùi Trả lời

      Em thấy bé có biểu hiện của sống khép kín và sợ giao tiếp, chị có thể tham khảo thêm một số chia sẻ của chuyên gia Hương về vấn đề này ở đây https://tapchitamlyhoc.com/loi-song-khep-kin-9580.html hoặc đưa con đến chuyên gia ạ. Em nghĩ như vậy sẽ tốt hơn là cứ chờ đợi rồi băn khoăn đi hỏi mà chưa chắc đã có câu trả lời chính xác

    • Nam Hương Trả lời

      Chị và gia đình nên quan tâm đến con nhiều hơn nhé. Đôi khi là vì mình quá bỏ bê bọn trẻ nên con mới ngày càng thu mình như vậy ạ.

      • Nam Hương

        Ui bạn cùng tên với mình luôn, cảm ơn bạn và mọi người đã góp ý ạ

  • Thanh Lan Trả lời

    Với cương vị là một người phụ huynh đã từng mắc sai lầm để con trai rơi vào trầm cảm, mình thật sự mong các bậc phụ huynh có thể đọc được những comment ở đây để hiểu các con hơn

    • Hà Linh Trả lời

      Đúng rồi chị ạ, nhiều bố mẹ còn coi nhẹ vấn đề này lắm

  • Thủy Tiên Trả lời

    mình thật sự muốn nói chuyện tâm sự với gia đình nhưng trước giờ bố và mình không hợp tính nên số lần nói chuyện tâm sự với nhau gần như là không có . mẹ và mình cũng nói chuyện được những câu chuyện bình thường thôi , phần lớn nói được vài câu sẽ cãi nhau .

    • Vũ Trang Trả lời

      Hiểu cảm giác đó của bạn, mn cứ bảo có chuyện gì thì nói với bố mẹ đi, chia sẻ với bố mẹ trước đi… nhưng mn đâu có biết điều đó khó khăn như thế nào đâu

    • Lâm Anh Trả lời

      B cx giống mk… Cố gắng nên b ạ

  • Bi Béo Trả lời

    Con nghĩ là con ghét bố mẹ của con.. nhiều lúc con suy nghĩ lại về mình về gia đình mình, con nhìn gia đình của mình có đầy đủ ba mẹ, anh chị, nhưng lại thiếu tình thương. con nhìn mẹ c k khác gì một bảo mẫu cả còn bố c thì như chỉ là người kiếm tiền và chu cấp c nuôi ăn học. mỗi lần c về nhà đều nghe bố mẹ cãi nhau, mà đa số là những chuyện cỏn con, mẹ c là người bảo thủ và lúc nào cũng bắt c làm theo ý của mẹ, như là nên chơi vs ai, đi đâu, làm gì, mua gì, mặc gì,… lúc đấy cản giác cực kỳ ghét và gò bó(lúc đấy c bắt đầu ý thức đc điều này cũng năm lớp 5). c rất thích nhiều thứ nhưng khi c vòi với ba thì ba toàn hứa nhưng k làm gì cho c cả, lúc đấy cũng buồn lắm, mà con nít mà đc vài hôm r cũng quên à, c cảm thấy mình bị thiên vị với chị của mình nữa, với những điều bố mẹ mua cho chị, cảm thấy bị tổn thương cực kỳ, nhiều lúc nói lên ý kiến của mình thì lại không đc tôn trọng vì cứ nghĩ c chỉ là một đứa con nít thôi., nhiều khi nghĩ tủi thân mà con khóc sưng mắt, thấy chán nản và chán cả ngôi nhà này.

    • Huỳnh Nhi Trả lời

      Chắc lc e còn trẻ, nên chưa hiểu hết những điều ba mẹ e nghĩ. Chắc v nên e ghét, c biết bây giờ nói j cũng k lọt tay e đâu, vì ai cũng có cái giai đoạn như thế, khi nào e lớn r, va chạm với thực tế nhiều hơn, e sẽ hiểu cho ba mẹ mình. Bây giờ thì cứ cố gắng học hành e nhé

    • Nguyen Phuong Anh Trả lời

      Hồi xưa m cũng ghét bố mẹ lắm. M còn định tử tự nhiều lần. Nhưng lớn lên thương bố mẹ nhiều hơn ( à vẫn khắc khẩu với bố lắm), nhưng cũng hiểu bố mẹ thương con với bôd mẹ cũng có những áp lực nhất định. CV, tiền bạc, cs, bố mẹ cũng mệt mỏi lắm. Sau này có con sẽ hiểu. Con ko theo ý mình m cũng bực lắm nhưng mà vẫn thương yêu con lắm

    • Tâm Phạm Trả lời

      Câu chuyện của bạn giống m đến 80% tháng trước m qđinh bỏ quê đi lm ở tỉnh khác v mà mọi thứ n chẳng tốt đẹp mà còn tệ hơn, m không biết tại sao ở hơn 1 tháng mà m cũng ko thích nghi được với chỗ mới chắc tại m ở nhà quá lâu, rồi m lại bỏ về r mọi thứ lại như trước, mệt mỏi, ủ rủ, thẫn thờ g m chỉ muốn giải thoát cđoi này.

    • Thu Thủy Trả lời

      Bao nhiêu người không cha không mẹ thèm như em không được ấy. Hãy trân trọng người nhà em nhé

  • Mai Nguyễn Trả lời

    Em là học sinh lớp 12 và cũng khá nhiều áp lực. Nhưng dạo gần đây, em liên tục khóc suốt nhiều đêm, thậm chí ngồi đờ đần ra, nước mắt vẫn tuôn ra và em không kiềm chế được. Bên cạnh đó, em cảm thấy cơ thể thật sự rất mỏi mệt, đặc biệt là rất đau nhức, nặng trĩu vai. Có nhưng lần em khóc nhiều kèm theo bụng đau và buồn nôn, đôi khi em cũng khó thở nữa. Trước mặt mọi người, em vẫn tươi cười, vui vẻ nhưng cứ khi về nhà, khi đi ngủ, hoặc ở một mình, em lại nghĩ vì khóc rất nhiều. Em dần không muốn về nhà, không muốn nói chuyện với người thân và cáu gắt với họ. Em không thể tập chung dài vào bất cứ việc gì ạ, và em cảm thấy thời gian bình yên nhất là vào ban đêm. Vì vậy hầu hết đêm em đều thức trắng và đến sáng em ngủ li bì, cảm thấy chán ăn cơm và thịt, cảm thấy rất mỏi miệng. Em thấy làm việc gì cũng mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài hơn 3 tháng rồi ạ. Em không biết phải làm sao nữa.

    • Thảo Phạm Trả lời

      Ban thử nói chuyện với ba mẹ chưa ạ? Một mình chịu đựng không phải là cách hay đâu.

      • Thanh Van

        Con gái cô cũng từng trải qua giai đoạn tương tự như con nhưng rất may mắn là gia đình cô phát hiện sớm để đưa con bé đi gặp chuyên gia. Có lẽ cha mẹ con hơi bận rộn và còn thiếu tinh tế nên không nhận ra vấn đề của con. Con hãy chia sẻ với cha mẹ, những người thân yêu và nếu được thì hãy cùng cha mẹ đi gặp chuyên gia nhé.

  • Cẩm Loan Trả lời

    Em bị áp lực việc học và giờ em sợ tất cả các môn học không tập trung lo lắng ,em cần tư vấn ạ

  • Tú Anh Trả lời

    Con mình lớp 10 .thèm ngủ .mặc dù ngấc ngủ và việc học có điều chỉnh phù hợp, tuy nhiên lên lớp vẫn cứ buồn ngủ khi đang học, nhất vào tầm 8h-9 h.có khi cố gắng đấu tranh tư tưởng k ngủ k ngủ, k kiềm chế đc cơn buồn ngủ, dẫn đến ảnh hưởng việc học tập.coa khi nào bị vấn đề tâm lý không ạ?

  • Thanh Nguyen Trả lời

    Em cảm thấy em stress thành trầm cảm khi dậy con học. Em dậy con học mà điên lên mắng con, đập đồ. Vượt được hết lớp 1 nhờ thêm gia sư, mà giờ lớp 2 mới học lại sau dịch con vẫn lề mề . Bài cô giao làm 30 phút mà con cứ 3,4,5 tiếng nếu mẹ không ngồi cạnh liên tục giục. Em điên đến mức còn nghĩ chết quách cho xong. Vấn đề của em có thể xuất phát từ khi em đi làm nv mười mấy năm không thay đổi công việc và có chút bất mãn với công việc, với bản thân. Giờ nghỉ việc về nhà chăm con cũng không ổn. Chị có thể giúp em không ạ? Em cảm ơn

    • Tuấn Văn Trả lời

      Học đc bao nhiêu thì học, cái j ko biết thì chỉ, đừng ép

      • Thanh Nguyen

        mình có 1 bạn lớn tự giác học mà đến bạn bé mình choáng cũng chỉ muốn con làm bài nhanh rồi đi chơi. Như anh mà con cứ lề mề. Lúc mẹ để con thoải mái tự làm bài muốn viết xấu thế nào thì viết thì cô giáo lại nhắn tin

      • Tuấn Văn

        Thanh Nguyen mỗi đứa 1 tính cách, lớp 2 và tiểu học nói chung đều còn nhỏ học giỏi cũng chẳng để làm j. 1 là bạn phải chấp nhận tình trạng của bé là như thế, nói vs cô giáo là bạn ko muốn ép cháu nhiều, đọc hiểu tốt là đc, điểm số ko quan trọng. Hoặc 2 là nếu bạn chấp nhận cho cháu học lại 1 lớp, thì nên doạ và nói thẳng cho cháu nếu vẫn làm ẩu xong để đi chơi như vậy thì cô giáo sẽ ko cho lên lớp, ko đc học chung vs các bạn nữa. Chứ bạn kèm cặp như thế vừa tạo tâm lý cưỡng ép, sợ học cho bé, vừa làm bạn bức xúc mệt mỏi

    • Huỳnh Võ Trả lời

      mình k phải bác sĩ nhưng mà mình thấy ở ngoài áp lực j đừng mang về nhà trút lên con cái. Người lớn cũng từng là con nít mà, b nhớ lại hồi nhỏ xem, mỗi lần học bài mà có ba mẹ ngồi kế bên gây áp lực thì có học nổi ko, lúc đó chỉ nghĩ làm sao để ko bị la, chứ k phải nghĩ làm sao để học tốt. Mới cấp 1 thôi, cấp đó thì nên tạo cho bé hứng thú học chứ đừng chú trọng thành tích làm j

      • Thanh Nguyen

        thực tâm là mình cũng ko nghĩ den thành tích hix mình chỉ mong con học nhanh rồi xuống nhà chơi với xóm (bố nó còn đùa nó thật kiên trì có thể ngồi hàng nửa ngày học bài) cứ ngồi thế chẳng mấy lại gù người. Để tự do làm 1 giờ 1 bài toán …

      • Huỳnh Võ

        Thanh Nguyen k phải chuyên gia nên k dám góp ý j nhiều, b tìm hiểu ý kiến chuyên môn xem thế nào. Còn cá nhân mình thì nhỏ lớn k thích có người kèm học, càng kèm mình càng học kém, cho mình tự do thì thành tích tốt hơn, tất nhiên, mỗi người lại mỗi khác

    • Hồng Anh Trả lời

      Em thấy ở cuối bài viết có dẫn link để đặt lịch hẹn với chuyên gia, nếu bế tắc quá thì em nghĩ chị nên gặp chuyên gia ạ. em để link ở đây: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen. chúc chị sớm giải quyết được vấn đề của mình nhé

      • Thanh Nguyen

        Chị cảm ơn em

Bình luận

*
*

Cùng chuyên mục