Mất Ngủ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Mất ngủ đang là căn bệnh báo động trong xã hội hiện đại. Giấc ngủ kém chất lượng có thể kéo theo hàng loạt những căn bệnh nguy hại. Nhằm đưa đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về bệnh mất ngủ và giải pháp lấy lại giấc ngủ ngon, chúng tôi đã tham khảo ý kiến chuyên gia và tổng hợp trong bài viết sau đây.

Bệnh mất ngủ và những “tín hiệu” xấu từ cơ thể

Mất ngủ còn có tên tiếng anh là Insomnia dùng để chỉ một trạng thái bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thường gặp. Mất ngủ khiến cho giấc ngủ hằng ngày kém đi cả về số lượng và chất lượng: Thời gian ngủ ngắn, trằn trọc, tỉnh dậy nhiều lần, giấc ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng khi ngủ… 

Bệnh mất ngủ khiến cơ thể dần cạn kiệt năng lượng, khó tập trung, trí nhớ suy giảm và kéo theo nhiều hệ lụy đáng báo động về sức khỏe.

Mất ngủ
Mất ngủ là căn bệnh gây ra nhiều hệ lụy đáng lo ngại với sức khỏe

Có 2 dạng mất ngủ phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp trong đời sống hằng ngày như:

  • Mất ngủ tạm thời (cấp tính): Biểu hiện mất ngủ lúc này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và có thể nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu. Tình trạng rối loạn giấc ngủ này khá phổ biến, chiếm từ 30-40% dân số nước ta đều gặp phải những dấu hiệu mất ngủ cấp tính. 
  • Mất ngủ mãn tính: Thời gian mất ngủ kéo dài từ 1 tháng trở lên. Khi bị mất ngủ mãn tính thời gian giấc ngủ rất ngắn (chỉ từ 3-4 tiếng/ ngày), người bệnh dễ bị tỉnh giấc giữa đêm, giật mình…

Các nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến

Nguyên nhân gây mất ngủ có thể bắt nguồn từ chính thói quen sinh hoạt hằng ngày hoặc do bệnh lý khác. Những nguyên nhân mất ngủ phổ biến nhất phải kể đến như:

  • Căng thẳng, stress: Những áp lực từ chính cuộc sống thường ngày sẽ khiến bạn có nguy cơ cao bị mất ngủ. Hệ thần kinh căng thẳng, stress kéo dài khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và mất ngủ càng trở nên trầm trọng.
  • Dùng chất kích thích: Một số loại đồ uống chứa caffeine, nicotine… rượu, đồ uống có gas chính là “thủ phạm” khiến cho giấc ngủ của bạn bị cản trở.
  • Ăn quá no: Ăn nhiều vào buổi tối, bữa ăn quá sát với giờ ngủ cũng khiến bạn gặp phải tình trạng khó ngủ. Lúc này, dạ dày chưa đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn khiến bạn bị ợ chua, trào ngược axit và đẩy thức ăn từ dạ dày vào thực quản gây khó ngủ
  • Lo lắng kéo dài: Nếu bạn quá lo âu, hồi hộp trước một sự kiện nào đó sắp xảy ra hoặc đã xảy ra cũng khiến cho giấc ngủ bị phá vỡ
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Thói quen đi ngủ muộn, chơi game, lướt điện thoại trước khi ngủ… cũng là nguyên nhân gây mất ngủ mà rất nhiều người đang gặp phải
  • Môi trường ngủ: Môi trường ngủ đảm bảo, phòng ngủ bí bách, giường ngủ, chăn gối không vệ sinh cũng là nguyên nhân gây mất ngủ…
  • Bệnh lý khác: Một vài bệnh lý về tim mạch, tiêu hóa, xương khớp, phẫu thuật sau chấn thương… cũng là nguyên nhân gây mất ngủ
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh có thành phần gây khó ngủ cũng là nguyên nhân khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng
Một vài nguyên nhân chính gây mất ngủ
Một vài nguyên nhân chính gây nên chứng mất ngủ

Tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ giúp bạn chủ động loại bỏ những yếu tố gây ảnh hưởng đến giấc ngủ đồng thời có giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Mất ngủ cảnh báo bệnh gì? Ai là đối tượng của bệnh mất ngủ

Mất ngủ kéo dài nhiều ngày liên tiếp chính là lời cảnh báo của rất nhiều bệnh lý nguy hại. Mất ngủ có thể là lời cảnh báo nhiều căn bệnh phía sau nó như:

  • Bệnh tim mạch: Mất ngủ dài ngày khiến cho người bệnh gặp phải những dấu hiệu suy giảm chức năng tim mạch do chu trình đào thải độc tố ra bên ngoài bị gián đoạn
  • Tiểu đường: Thường xuyên giấc vào ban đêm kèm theo đó là cảm giác đói, thèm đồ ngọt… sẽ khiến cho người bệnh dễ bị tiểu đường.
  • Bệnh trầm cảm: Giấc ngủ có liên quan trực tiếp đến hoạt động của các hệ thần kinh. Tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể tiết ra lượng hormone cortisol nhiều hơn, cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, lâu ngày sẽ gây trầm cảm

Ngoài ra, khi bị mất ngủ người bệnh cũng có nguy cơ đối mặt với rất nhiều bệnh lý liên quan đến giấc ngủ khác như: Khó thở, ngưng thở khi ngủ, gặp ác mộng, rối loạn lo âu dẫn đến đột quỵ, ung thư… Do đó, nếu thường xuyên bị mất ngủ bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời

mất ngủ kéo dài gây nguy cơ xấu về sức khỏe
Rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh đối mặt với những nguy cơ xấu về sức khỏe

Nhiều người đặt câu hỏi: “Đối tượng nào dễ bị mất ngủ?”. Trả lời cho câu hỏi này, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh (Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc, Nguyên Trưởng khoa Nội – BV YHCT Trung ương) cho biết: Đối tượng mất ngủ có thể gặp phải ở bất kể đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ hay người lớn tuổi. Tuy nhiên, bệnh mất ngủ có nguy cơ tấn công cao vào những nhóm đối tượng như:

  • Phụ nữ: Nhiều nghiên cứu đã cho biết phụ nữ dễ bị mất ngủ hơn nam giới. Nguyên nhân là bởi quá trình thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt và mãn kinh ở phụ nữ. Đặc biệt phụ nữ mang thai và sau sinh cũng khó ngủ hơn bình thường.
  • Tuổi tác: Nguy cơ mất ngủ sẽ tấn công cao hơn vào những đối tượng ở độ tuổi mãn dục nam và tiền mãn kinh ở nữ giới
  • Nhóm người gặp phải các vấn đề tâm lý: Người đang gặp phải chứng bệnh về hệ thần kinh như: trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực, stress sau chấn thương,… cũng là đối tượng dễ bị rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là căn bệnh báo động về sức khỏe nhanh chóng. Mất ngủ khiến nhanh chóng gặp phải các vấn đề như: Người mệt mỏi, thiếu sức sống, mất tập trung, nhớ trước quên sau, giảm hiệu suất công việc… Hãy chú ý đến những dấu hiệu sớm của bệnh mất ngủ.

Triệu chứng mất ngủ thường gặp nhất ở người bệnh

Một vài dấu hiệu phổ biến nhất cảnh báo căn bệnh mất ngủ phải kể đến như:

  • Khó chợp mắt, thao thức khó chịu, đặc biệt là vào buổi tối
  • Giấc ngủ bị gián đoạn, đi tiểu đêm nhiều lần
  • Buồn ngủ vào ban ngày, cơ thể mệt mỏi sau khi thức dậy
  • Căng thẳng kéo dài, dễ rơi vào trầm cảm hoặc lo lắng hồi hộp
  • Khó tập trung chú ý hoặc hay quên
  • Đau đầu, chóng mặt, trống ngực mạnh, dạ dày và ruột cồn cào
mất ngủ thường gặp vào ban đêm
Triệu chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp vào ban đêm

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải một vài triệu chứng khác như: hoa mắt, chóng mặt, da dẻ nhợt nhạt… Hãy chú ý với những dấu hiệu mất ngủ kể trên và hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình.

Phương pháp chẩn đoán mất ngủ?

Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh điều nhật kí giấc ngủ để phối hợp kiểm tra ban đầu về mô hình giấc ngủ. Sau đó, người bệnh sẽ được thăm khám chuyên sâu để phát hiện những lý do gây mất ngủ khác. 

Với những trường hợp bệnh lý nặng hơn, người bệnh sẽ phải trải qua những bước thăm khám phức tạp hơn như: Tiến hành xét nghiệm máu, thăm khám tim mạch… Để thuận tiện hơn cho việc theo dõi, thu thập dữ liệu, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngủ lại bệnh viện.

Từ kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp và tìm kê đơn thuốc điều trị mất ngủ chính xác cho người bệnh
Từ kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp và tìm kê đơn thuốc điều trị mất ngủ chính xác cho người bệnh

Cách điều trị mất ngủ hiệu quả nhất hiện nay

Cùng với sự tiến bộ của nền y học hiện nay, bệnh mất ngủ cũng có khá nhiều giải pháp điều trị khác nhau. Mỗi bệnh nhân có thể lựa chọn riêng cho mình giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Một số cách điều trị mất ngủ phổ biến nhất hiện nay và được đánh giá mang lại hiệu quả khá tốt là: Dùng thuốc Tây y, điều trị theo Đông y, châm cứu bấm huyệt, mát xa… Mỗi phương pháp điều trị mất ngủ đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Cụ thể:

  • Thuốc tân dược chữa mất ngủ có tác dụng nhanh chóng gây buồn ngủ và giúp người bệnh kéo dài giấc ngủ hơn. Vậy nhưng những loại thuốc này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ, không nên sử dụng quá liều lượng và sử dụng trong thời gian dài.
  • Liệu pháp tác động bên ngoài nhờ châm cứu, bấm huyệt, mát xa… Đây được coi là những giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt, mang đến cảm giác thư giãn. Hạn chế là những biện pháp điều trị này cần được thực hiện bởi người am hiểu hệ thống huyệt vị và chỉ được dùng như liệu pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh
  • Thuốc Đông y: Được coi là giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả chuyên sâu, hạn chế tối đa nguy cơ gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cách điều trị này đòi hỏi bệnh nhân mất ngủ cần kiên trì vì thời gian thuốc phát huy tác dụng khá dài. Bệnh nhân cần lựa chọn cho mình địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, tránh những bài thuốc không rõ nguồn gốc gây hại sức khỏe.
dùng thuốc trị mất ngủ
Nhiều loại thuốc có khả năng giúp bạn có được giấc ngủ ngon trong thời gian ngắn

Như vậy, có thể thấy giải pháp điều trị mất ngủ nhờ các bài thuốc Đông y đang là giải pháp chiếm ưu thế và được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhất hiện nay. Đông y chú trọng giải quyết căn nguyên gây bệnh, phục hồi cơ thể một cách toàn diện nhất. 

>> Xem thêm: 11 bài thuốc Đông y chữa mất ngủ hiệu quả

Nhất Nam Định Tâm Khang – tìm lại giấc ngủ ngon nhờ bí kíp từ bài thuốc Cung đình triều Nguyễn 

Dựa theo những cơ chế điều trị mất ngủ của Đông y kết hợp với những y lý hiện đại, các chuyên gia tại Viện NC & PT Y dược cổ truyền dân tộc luôn không ngừng nghiên cứu, phát triển và cho ra đời bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang.

Nhất Nam Định Tâm Khang hiện nay đang được các chuyên gia đánh giá rất cao với cơ chế điều trị chuyên sâu. Bài thuốc này được cải tiến từ những ghi chép trong cuốn Châu Bản triều Nguyễn – Ngự dược nhật kí (cuốn sách quý ghi chép những công thức phối thuốc của bài thuốc cổ phương quý giá mà Thái Y Viện đã từng sử dụng). Nhất Nam Định Tâm Khang có nguồn gốc từ Hoàng Cung triều Nguyễn xưa. Thuốc được đánh giá cao bởi nó đã giải quyết được câu hỏi lớn trong điều trị mất ngủ là: Phục hồi chức năng hệ thần kinh, lấy lại giấc ngủ trọn vẹn.

Nhất Nam Y Viện đã phục dựng lại các bài thuốc từ Châu Bản Triều Nguyễn - Ngự dược nhật kí mang đến giải pháp tốt nhất cho người bệnh mất ngủ
Nhất Nam Y Viện đã phục dựng lại các bài thuốc từ Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự dược nhật kí mang đến giải pháp tốt nhất cho người bệnh mất ngủ

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc đã trải qua nhiều lần gia giảm để đạt đến một “tỷ lệ vàng” trong công thức phối thuốc và kết hợp dược liệu. Nếu như các bài thuốc chữa mất ngủ trên thị trường hiện này chỉ dùng duy nhất 1 bài thuốc cho nhiều người, nhiều thể bệnh thì Nhất Nam Đinh Tâm Khang lại hoàn toàn khác. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cho biết:

“Nhất Nam Định Tâm Khang được đội ngũ nghiên cứu của chúng tôi chia thành 4 bài thuốc nhỏ. Mỗi bài thuốc nhỏ có thể ứng dụng cho từng người bệnh với các thể bệnh khác nhau. 

Nhờ việc chia nhỏ bài thuốc đó đã giúp mang lại hiệu quả cao hơn và rút ngắn thời gian điều trị tối đa cho người bệnh mất ngủ.”

Bộ 4 bài thuốc với những công năng khác nhau sẽ được phối hợp linh hoạt cho từng trường hợp bệnh riêng biệt. Những bài thuốc nhỏ bao gồm:

  • Nhất Nam Định Tâm Hoàn: Là bài thuốc chính, có khả năng kết hợp linh hoạt với 3 bài thuốc còn lại. Bài thuốc dạng hoàn chủ trị chứng mất ngủ, khó ngủ, đau đầu, ngủ không sâu giấc, chóng mặt hoặc hay mộng mị….
  • Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết: Dành cho người bệnh mất ngủ thể khí huyết hư. Thuốc có tác dụng tập trung bổ khí, kiện tỳ, dưỡng tâm, an thần.
  • Nhất Nam Dưỡng Tâm Thận: Phù hợp với người bệnh thể tâm thận âm hư, an thần, bổ tâm, bồi bổ thận âm.
  • Nhất Nam Dưỡng Tâm Can: Dùng cho người bệnh mất ngủ thể can khí uất kết. Thuốc có khả năng xóa bỏ tình trạng mất ngủ do gan tích tụ độc tố, quá trình thải độc bị gián đoạn, bình can, lưu thông khí huyết…
Công dụng của bài thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang
Công dụng của bài thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cũng cho biết: Hiện nay có 3 thể bệnh mất ngủ phổ biến gồm: thể khí huyết hư, thể tâm thận âm hư và thể can khí uất kết. Để loại bỏ các thể bệnh này Nhất Nam Định Tâm Khang được kết hợp điều trị như sau:

  • Mất ngủ do tâm thận âm hư: Nhất Nam Định Tâm Hoàn + Nhất Nam Dưỡng Tâm Thận
  • Mất ngủ do khí huyết hư: Nhất Nam Định Tâm Hoàn + Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết
  • Mất ngủ do can khí uất kết: Nhất Nam Định Tâm Hoàn + Nhất Nam Dưỡng Tâm Can

Nhất Nam Định Tâm Khang có những “điểm cộng” nổi trội so với vô vàn các bài thuốc mất ngủ hiện có trên thị trường chính là: Thành phần từ 100% dược liệu sạch, KHÔNG CHẤT BẢO QUẢN. Bài thuốc được kiểm nghiệm với an toàn, không gây tác dụng phụ cho người bệnh. 

Bài thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang là sự kết hợp hoàn hảo của hơn 30 loại dược liệu có tác dụng tốt với giấc ngủ và sức khỏe con người. 

Thành phần chính bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang
Thành phần chính bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Những dược liệu chính được dùng để bào chế thuốc gồm:

  • Bá tử nhân: Có tác dụng tốt trong việc dưỡng tâm, bổ thận âm, an thần, giảm mồ hôi tay chân, nhuận tràng, thông đại tiện, giảm chứng tiểu đêm nhiều lần.
  • Long nhãn: Có tác dụng kiện tỳ, ích trí an thần, bồi bổ, lưu thông khí huyết. Dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc khắc phục chứng đau lưng mỏi gối.
  • Đẳng sâm: Tăng cường huyết áp, duy trì nhịp tim ổn định, giảm bớt áp lực cho thành tĩnh mạch, góp phần thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên
  • Hoàng kỳ: Tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể, lưu thông khí huyết,  thúc đẩy co bóp tĩnh mạch, tốt cho người bệnh huyết áp. Ngoài ra, dược liệu này còn có khả năng giúp định thần, an giấc

Xem thêm: Từng là một “cú đêm” chính hiệu, tôi đã thoát khỏi mất ngủ sau 3 tháng với dùng thảo dược cung đình này!

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc “được lòng” giới chuyên gia và người bệnh. Rất nhiều người bệnh đã dùng thuốc và có nhiều phản hồi tốt về thuốc.

Nhất Nam Định Tâm Khang đã giúp cho nhiều bệnh nhân tìm lại giấc ngủ chất lượng
Nhất Nam Định Tâm Khang đã giúp cho nhiều bệnh nhân tìm lại giấc ngủ chất lượng

XEM CHIA SẺ CỦA KHÁCH HÀNG SAU KHI ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ TẠI NHẤT NAM Y VIỆN: 

Thuốc nam có thể sử dụng trực tiếp, dễ bảo quản. Người bệnh dùng thuốc không cần mất thời gian chế biến hay đun sắc. 

>> Tìm hiểu thêm về Nhất Nam Định Tâm Khang và đặt mua thuốc TẠI ĐÂY

Hiện tại, Nhất Nam Y Viện đang là đơn vị phân phối độc quyền bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang. Với những người bệnh ở xa, ở nước ngoài mong muốn được mua sản phẩm, Nhất Nam Y Viện hỗ trợ tư vấn trực tuyến qua zalo, fanpage, viber và có chính sách gửi thuốc qua đường bưu điện. Người bệnh có thể liên hệ theo thông tin dưới đây:

  • Tại Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline: 024 8585 11020928 42 1102
  • Tại Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh – Hotline: 092763110202862791102

Nhất Nam Y Viện cũng có chính sách TƯ VẤN MIỄN PHÍ, gửi thuốc về tận nơi cho những khách hàng ở xa qua:

LIÊN HỆ ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN VỚI NHẤT NAM Y VIỆN

Người bị mất ngủ cần lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe?

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân mất ngủ nên lưu ý những điều sau đây để bảo vệ sức khỏe của chính mình:

  • Hình thành thói quen về giấc ngủ một cách khoa học: Việc thiết lập cho mình thói quen đi ngủ và thức giấc theo một khung giờ cố định giúp bạn có một chiếc đồng hồ sinh học hữu ích. Hãy đảm bảo duy trì thói quen này ngay cả vào những ngày nghỉ
  • Đảm bảo môi trường ngủ hợp lý: Nhiệt độ phòng ngủ có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể đi vào giấc ngủ sâu. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như: ánh sáng đèn ngủ, mùi hương…
  • Tập thể dục: Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Tuy vậy, bạn cũng cần chú ý đến thời gian tập và mức độ phù hợp của các bài tập với giấc ngủ
  • Tránh lạm dụng thuốc ngủ và các thực phẩm chức năng khác, kiểm tra lại các loại thuốc mà bạn đang dùng để đảm bảo chúng không có thành phần gây hại đến giấc ngủ
  • Lựa chọn các thực phẩm và chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh ăn quá no vào buổi tốt
  • Tránh xa các chất kích thích như: rượu, bia, nước uống có gas… dễ gây mất ngủ

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bệnh mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn giải đáp đúng cách nhất. Bài viết trên đây cung cấp cho bạn những thông tin về mất ngủ cũng như giải pháp điều trị bệnh phổ biến nhất. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh.

Xem thêm:

Ngày đăng: 18/04/2023 - Cập nhật lúc 10:39 am , 18/04/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc