Menu

Bacitracin chữa bệnh nhiễm khuẩn có tốt không? Giá bao nhiêu?

Bacitracin
Hoạt chất

Bacitracin

    Đóng gói: Bôi ngoài da, thuốc bột, thuốc xịt

    Loại thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm

Bacitracin là một loại kháng sinh khá thông dụng hiện nay để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, ngăn chặn nhiễm trùng da hiệu quả. Cùng bài viết này của chúng tôi để hiểu rõ hơn về thuốc từ công dụng, tác dụng phụ cho đến cách dùng sao cho hiệu quả nhất.

Bacitracin là thuốc gì? Công dụng ra sao?

Bacitracin là một kháng sinh polypeptid được tạo ra bởi bacillus subtilis. Bacitracin được biết đến là một loại kháng sinh thông dụng được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.

Thuốc Bacitracin có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn bằng cách ức chế các vi khuẩn tổng hợp vỏ tế bào, gây tổn hại màng bào tương của vi khuẩn…

Bacitracin là thuốc kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
Bacitracin là thuốc kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn

Bacitracin trước đây được dùng để tiêm, nhưng do thuốc có độc tính cao đối với thận cho nên hiện nay thuốc chỉ dùng để bôi tại chỗ ngoài da.

Kháng sinh Bacitracin chỉ giúp ngăn chặn các nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, không dùng điều trị nhiễm trùng nguyên nhân do nấm hoặc virus.

Hiện nay, trên thị trường Bacitracin được bào chế dưới nhiều dạng như dạng bôi ngoài da, dạng xịt, thuốc bột với hàm lượng khác nhau.

Công dụng của thuốc Bacitracin là gì?

Bacitracin và bacitracin kẽm được sử dụng ngoài, thuốc thường kết hợp với các kháng sinh khác, ví dụ như neomycin, polymyxin B, với mục đích điều trị các bệnh ngoài da do vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

Ngoài ra, thuốc Bacitracin còn được dùng để chữa trị một số bệnh về mắt như: Chắp, loét giác mạc, viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ) và viêm kết mạc mạn, viêm giác mạc, viêm túi lệ.

Bacitracin dùng như thế nào để mang lại hiệu quả?

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, bạn không nên dùng thuốc cho một vùng rộng trên cơ thể. Các trường hợp nhiễm trùng da nặng cũng không nên dùng thuốc.

Ngoài ra, bạn hãy lưu ý những điều sau để thuốc phát huy tác dụng cao nhất của mình:

  • Trước khi dùng thuốc bạn cần rửa tay sạch, làm sạch và dùng khăn lau khô cùng da cần được điều trị.
  • Nếu bạn dùng thuốc ở dạng xịt, hãy lắc kỹ chai thuốc trước khi xịt.
  • Bạn có thể dùng băng vô trùng để quấn quanh vết thương và sau khi xịt, bôi thuốc xong hãy rửa tay sạch sẽ.
  • Dùng thuốc cẩn thận để tránh thuốc dính vào mắt, mũi hay miệng. Nếu nhỡ may bị dính vào những khu vực này bạn hãy nhanh chóng gạt thuốc đi và rửa sạch với nước.
  • Để thuốc có hiệu quả tốt nhất bạn hãy dùng thuốc đều đặn. Nên dùng thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày.
  • Không được lạm dụng thuốc Bacitracin hoặc dùng thường xuyên hơn so với quy định của bác sĩ.
  • Không dùng thuốc Bacitracin lâu hơn 1 tuần trừ khi bạn được chỉ định từ bác sĩ chủ trị.

Liều dùng thuốc Bacitracin như thế nào?

Liều dùng thông thường của thuốc Bacitracin khi bị nhiễm trùng da đó là:

  • Với thuốc bôi: Bạn sẽ thoa một lượng thuốc vừa phải lên bề mặt vùng da bị cần điều trị từ 1 – 3 lần trong ngày.
  • Với thuốc bột: Bạn thoa một lượng nhỏ thuốc cho vùng da cần điều trị từ 1 – 3 lần trong ngày.

Thuốc Bacitracin gây ra tác dụng phụ gì?

Cũng giống như các loại thuốc khác, thuốc Bacitracin cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, cụ thể:

  • Với thận: Gây tình trạng suy thận cấp, bí tiểu, viêm ống thận cấp…
  • Tác dụng phụ với thần kinh: Gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu, dị cảm, mất phương hướng, rối loạn thị giác, ức chế thần kinh cơ.
  • Ngoài ra, thuốc Bacitracin còn gây ra một số tác dụng phục khác cho người bệnh như tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
Bí tiểu là một tác dụng phụ bạn có thể gặp khi dùng thuốc
Bí tiểu là một tác dụng phụ bạn có thể gặp khi dùng thuốc

Đặc biệt, khi dùng thuốc các phản ứng dị ứng nặng rất hiếm khi xảy ra. Nhưng nếu bạn xuất hiện những triệu chứng dị ứng như: Phát ban, chóng mặt dữ dội, khó thở, ngứa và sưng mặt, lưỡi, cổ họng thì hãy gọi cấp cứu ngay.

Khi dùng thuốc Bacitracin cần thận trọng những gì?

Để dùng thuốc đạt hiệu quả cao thì trước khi dùng thuốc Bacitracin bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Thuốc chống chỉ định đối với các trường hợp suy thận nặng, nhược cơ, phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Báo cáo cho bác sĩ biết nếu như bạn bị dị ứng với kẽm.
  • Hãy liệt kê và đưa cho bác sĩ chủ trị những loại thuốc kê toa, không kê toa, vitamin, các loại thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng. Cung cấp thông tin này để bác sĩ có thể thay đổi liều lượng thuốc hoặc xem xét các tác dụng phụ có thể xảy ra một cách cẩn thận.

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, thuốc Bacitracin chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Cho nên nếu có ý định dùng thuốc bạn phải liên hệ với bác sĩ để trao đổi và cân nhắc giữa những lợi ích và nguy cơ khi dùng.

Tương tác thuốc Bacitracin như thế nào?

Thuốc Bacitracin có thể gây tương tác với những thuốc khác cũng như với rượu bia, thuốc lá hoặc một số loại thức ăn nhất định. Theo đó trước khi dùng thuốc bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề tương tác thuốc.

Một số tương tác thuốc bạn nên lưu ý đó là:

Bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào
Bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào
  • Nếu thuốc Bacitracin được sử dụng toàn thân, dùng đồng thời hoặc tiếp theo với các thuốc khác có độc tính với thận như các kháng sinh aminoglycosid, polymyxin thì sẽ làm tăng thêm độc tính ở thận.
  • Nếu thuốc Bacitracin được dùng ngoài thì có thể kết hợp với các thuốc kháng sinh khác như polymyxin B và neomycin. Trong nhiều trường hợp sẽ kết hợp với corticosteroid để chữa trị nhiễm khuẩn tại chỗ do vi khuẩn nhạy cảm.

Ngoài ra, bạn cần phải báo cáo với bác sĩ chủ trị về bất cứ tình trạng sức khỏe nào mà bạn đang mắc phải. Bởi những vấn đề sức khỏe này cũng đều có thể có gây ảnh hưởng đến việc dùng Bacitracin.

Trường hợp khẩn cấp/ quá liều/ quên liều Bacitracin phải làm sao?

Nếu bạn rơi vào tình trạng quá liều hoặc khẩn cấp khi dùng thuốc thì hãy nhanh chóng gọi cho Trung tâm cấp cứu 115. Hoặc người nhà bệnh nhân đưa người bệnh đến trạm Y tế tại địa phương gần nhất để được xử lý.

Trường hợp bạn quên 1 liều thuốc thì hãy bổ sung ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu thời gian nhớ ra gần với liều kế tiếp thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như liệu trình.

Sử dụng thuốc Bacitracin có tốt không?

Bacitracin là một kháng sinh thông dụng hiện nay để chữa bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc khá an toàn và hiếm khi xảy ra những tác dụng phụ nghiêm trọng cho người bệnh. Do vậy, bạn có thể yên tâm khi sử dụng.

Tuy nhiên, có một thực tế mà bạn cần phải hiểu rằng, không phải bất cứ ai dùng thuốc thì bệnh đều khỏi. Hiệu quả của thuốc sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điển hình là mức độ bệnh và cơ địa mỗi người.

Tốt nhất khi có gặp phải tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc đúng và hiệu quả nhất.

Thuốc Bacitracin giá bao nhiêu? Mua thuốc ở đâu?

Hiện nay, thuốc Bacitracin được phân phối nhiều tại các nhà thuốc tân dược, nhà thuốc bệnh viện, phòng khám uy tín. Người bệnh có thể đến và mua để được thuốc chất lượng.

Mức giá thuốc Bacitracin hiện nay đang dao động từ 100.000 – 200.000 đồng. Sở dĩ có mức giá dao động bởi vì ở mỗi địa chỉ cung cấp, phân phối thuốc sẽ có sự chệnh lệch ít nhiều.

Thuốc Bacitracin bảo quản như thế nào?

Bước bảo quản thuốc rất quan trọng trong quá trình sử dụng thuốc Bacitracin. Do vậy, trước khi dùng bạn hãy đọc kỹ nhãn thuốc, nhất là phần bảo quản. Bên cạnh đó bạn cũng lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu là Bacitracin dạng bột vô khuẩn sẽ được bảo quản ở 2-15 độ C và tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp.
  • Không vứt bừa bãi khi thuốc hết hạn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ về việc xử lý thuốc an toàn.

Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ về thuốc Bacitracin. Và những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Do vậy, khi gặp các vấn đề này người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Nafcillin trị nhiễm khuẩn có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Nguồn tham khảo
Bình luận (5)
Sắp xếp

Bình luận

*
*

Top