Menu

Famotidine điều trị loét dạ dày và ruột như thế nào? Cách dùng, liệu lượng thuốc

Famotidine
Hoạt chất

Famotidine

    Đóng gói: Viên nén bao phin, dung dịch tiêm, hỗn hợp uống dạng lỏng

    Loại thuốc: Thuốc tiêu hóa

    Công ty sản xuất: Công ty Dược phẩm Yamanouchi

    Quốc gia sản xuất: Nhật Bản

Famotidine là một loại thuốc sử dụng trong điều trị tình trạng loét dạ dày và ruột. Đây là loại thuốc có sẵn không cần kê toa và có thể đem lại hiệu quả khá tốt. Vậy thuốc Famotidine công dụng như thế nào? Cách dùng, liệu lượng và giá bán bao nhiêu? Hãy tìm hiểu kỹ hơn về loại thuốc này thông qua bài viết dưới đây.

Thuốc Famotidine là gì?

Thuốc Famotidine có tác dụng tương tự với histamin nên nó được xếp vào nhóm thuốc đối kháng histamin H2. Thuốc được sử dụng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến vấn đề loét dạ dày và hệ tiêu hóa.

Thành phần chính của thuốc là famotidine – một hợp chất tinh thể có màu vàng nhạt hoặc màu trắng, ít tan trong nước, metanol, có thể hòa tan trong axit axetic và không tan trong ethanol.

Famotidine là thuốc gì?
Famotidine là thuốc gì?

Thuốc Famciclovir được bào chế dưới các dạng như sau:

  • Viên nén bao phin với hàm lượng lần lượt là 10mg, 20mg, 40mg.
  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch có hàm lượng 10mg/ml.
  • Hỗn hợp thuốc uống dạng lỏng: 40mg/5ml.

Công dụng của thuốc Famotidine

  • Thuốc Famotidine được sử dụng phổ biến trong điều trị các tình trạng loét dạ dày hoặc ruột nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Thuốc được dùng trong các trường hợp người bệnh gặp phải các vấn đề về cổ họng và dạ dày (hội chứng tăng tiết axit dịch vị, viêm loét thực quản ăn mòn) hoặc trào ngược axit dạ dày thực quản.
  • Famciclovir điều trị bệnh bằng cách kìm hãm sự gia tăng của axit dạ dày, từ đó giúp chữa lành các vết thương, khắc phục tình trạng ợ chua, ợ nóng đồng thời nó còn cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau dạ dày mãn tính của người bệnh.
  • Thuốc Famotidine còn được chỉ định sử dụng trong việc giảm bớt các triệu chứng do hiện tượng sản sinh quá nhiều axit trong dạ dày. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kê đơn trực tiếp để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Bảo quản thuốc như thế nào?

Mỗi loại thuốc sẽ có các cách bảo quản khác nhau. Với thuốc Famotidine, người dùng cần chú ý đến các điều sau:

  • Không để thuốc ở những nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh nắng trực tiếp.
  • Điều kiện bảo quản thuốc lý tưởng là để thuốc ở nơi có nhiệt độ phòng (thấp hơn 40 độ C)
  • Tuyệt đối không bảo quản thuốc ở ngăn đá tủ lạnh hoặc trong nhà tắm vì nó có thể gây ảnh hưởng đến tính chất của thuốc.
  • Bảo quản thuốc nguyên trong bao bì nếu chưa cần sử dụng đến.
  • Xử lý thuốc hết hạn sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ, không tự ý vứt thuốc lung tung.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

Cách dùng thuốc Famotidine

  • Sử dụng thuốc theo đường uống, có thể uống trước hay sau bữa ăn đều được. Liều lượng khuyến cáo trong ngày là uống 1 lần và thời điểm thích hợp là trước khi đi ngủ.
  • Liều lượng dùng thuốc theo kê đơn, chỉ định cảu bác sĩ chuyên khoa.
  • Uống thuốc đều đặn mỗi ngày để thuốc có thể phát huy tác dụng ổn định. Nếu muốn tăng liều hoặc giảm liều, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Dừng thuốc và thông báo với bác sĩ nếu sau 1 liệu trình không mang lại hiệu quả, tiến triển.
  • Xây dựng thói quen uống thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày. Điều này giúp hạn chế tối đa tình trạng quên uống thuốc.

Liều dùng thuốc Famotidine

Liều dùng của thuốc được các bác sĩ đưa ra dựa trên mức độ bệnh và cơ địa mỗi người. Với mỗi nhóm đối tượng người lớn và trẻ nhỏ sẽ có liều lượng khác nhau. Cụ thể:

1. Liều dùng cho người lớn

Với đối tượng bệnh nhân này, thuốc sẽ được phân liều cụ thể cho từng tình hình bệnh lý như sau:

Người bị loét đường tiêu hóa

– Liều dùng khởi đầu:

  • Thuốc uống: 40mg/lần/ngày trước khi đi ngủ hoặc 20mg/lần, ngày uống 2 lần.
  • Thuốc tiêm: Tiêm tĩnh mạch với hàm lượng 20mg, thời gian tiêm cách nhau khoảng 12 tiếng. Người bệnh có thể kết hợp tiêm tĩnh mạch nhanh với liều 10mg và truyền tĩnh mạch liều 3,2mg/giờ, duy trì trong khoảng 3 ngày.

– Liều duy trì:

  • Thuốc uống hoặc thuốc tiêm với liều 20mg/lần/ngày trước khi đi ngủ.

Người bị loét tá tràng

– Liều dùng khởi đầu:

  • Thuốc uống: 40mg/lần/ngày uống trước khi đi ngủ hoặc liều 20mg/lần, ngày uống hai lần.
  • Thuốc tiêm: Tiêm tĩnh mạch với liều lượng thuốc là 20mg, khoảng cách giữa các lần tiêm là 12 giờ. Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp liều truyền tĩnh mạch với hàm lượng 3,2mg/giờ trong khoảng 3 ngày sau khi tiêm tĩnh mạch nhanh với liều 10mg.

– Liều duy trì:

  • Sử dụng thuốc uống với liều lượng 20mg/lần/ngày hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch với hàm lượng tương tự. Thời điểm dùng thuốc phù hợp là trước khi đi ngủ

Người dự phòng loét tá tràng:

  • Thuốc được dùng bằng cách uống hoặc thuốc tiêm với liều lượng 20mg/lần/ngày.

Người bị loét dạ dày

  • Thuốc uống: Dùng thuốc Famotidine với liều 20mg/lần, dùng 2 lần mỗi ngày hoặc liều 40mg/lần/ngày, dùng trước khi đi ngủ.
Liều dùng thuốc Famotidine cho người loét dạ dày
Liều dùng thuốc Famotidine cho người loét dạ dày
  • Thuốc tiêm: Thuốc tiêm tĩnh mạch liều 20mg, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Người bệnh có thể tiêm một liều tĩnh mạch nhanh với hàm lượng 10mg kết hợp với tiêm truyền tĩnh mạch 3,2mg/giờ đều đặn trong khoảng 3 ngày.

Người bị viêm thực quản bào mòn

  • Thuốc uống: liều 20–40mg/lần, uống 2 lần mỗi ngày trong khoảng 12 tuần.
  • Thuốc tiêm: Tiêm tĩnh mạch 12 giờ 1 lần, mỗi lần 20mg. Bên cạnh đó, có thể sử dụng liều tiêm tĩnh mạch nhanh 10mg kết hợp thuốc truyền tĩnh mạch 3,2mg/giờ trong khoảng 3 ngày.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản

  • Thuốc uống: Liều 20mg/lần, uống 2 lần một ngày, duy trì trong 6 tuần.
  • Thuốc tiêm: Liều tiêm tĩnh mạch là 20mg, mỗi lần tiêm cách nhau 12 giờ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng liều tiêm tĩnh mạch nhanh 10mg kết hợp với truyền tĩnh mạch hàm lượng 3,2mg, áp dụng trong 3 ngày.

Người bị hội chứng tăng tiết axit dịch vị

  • Thuốc uống: Liều khởi đầu là 20mg, mỗi lần uống cách nhau 6 giờ. Liều duy trì sẽ được điều chỉnh theo mức độ bệnh lý, tối đa là 160mg.
  • Thuốc tiêm: Tiêm tĩnh mạch 6 giờ một lần, mỗi lần 20mg. Hoặc có thể áp dụng liều tiêm tĩnh mạch nhanh 10mg kết hợp với truyền tĩnh mạch 3,2mg/giờ trong vòng 3 ngày.

Người bị chứng khó tiêu

  • Uống 10mg/lần, ngày uống 1–2 lần.

Người bị tăng tiết dịch vị

  • Thuốc uống: Liều khởi đầu là 20mg, mỗi lần uống cách nhau 6 tiếng. Sau đó, liều duy trì là 160mg, thời gian dùng khoảng cách mỗi lần uống là 6 tiếng.
  • Thuốc tiêm: Tiêm tĩnh mạch 6 tiếng 1 lần, mỗi lần 20mg. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch nhanh với liều 10mg kết hợp với truyền tĩnh mạch liên tục 3,2mg/giờ.

Người bị xuất huyết đường tiêu hóa trên

  • Thuốc tiêm: Dùng thuốc tiêm tĩnh mạch Famotidine 12 tiếng 1 lần, hàm lượng mỗi lần là 20mg. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch nhanh 10mg kết hợp với liều truyền tĩnh mạch liên tục 3,2mg/giờ.

Người bị nổi mề đay

  • Cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ về liều dùng cho đối tượng bệnh nhân này.

2. Liều dùng cho trẻ em

Tương tự như liều dùng cho người lớn, liều ở trẻ em cũng được phân chia theo từng bệnh lý cụ thể như sau:

Trẻ bị loét đường tiêu hóa

  • Thuốc uống cho trẻ từ 1–16 tuổi có liều 0,5mg/kg/ngày, chia làm 1 hay 2 lần uống đều được. Liều tối đa là 40mg/ngày, uống trước khi đi ngủ.

Trẻ dự phòng loét hoặc giảm axit dạ dày

  • Thuốc uống: Liều khởi đầu là 20mg, mỗi lần uống cách nhau 6 giờ. Liều duy trì có thể tăng giảm dựa trên mức độ bệnh lý. Liều tối đa là 160mg, mỗi lần uống cách nhau 6 giờ.
  • Thuốc tiêm: Liều lượng 0,5–1mg/lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ, liều tối đa là 20mg.

Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

  • Trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng: Liều uống 0,5mg/kg/lần/ngày. Duy trì liệu trình trong vòng 8 tuần. Hoặc có thể áp dụng liều tiêm 0,25–0,5mg/kg/lần/ngày.
  • Trẻ từ 3 tháng – 1 năm: Liều 0,5mg/kg, mỗi ngày uống 2 lần, duy trì trong 8 tuần.
  • Trẻ từ 1–16 tuổi: Liều dùng là 0,5mg/kg, uống 2 lần mỗi ngày. Liều tiêm tĩnh mạch 0,25–0,5mg/kg/liều, mỗi lần tiêm cách nhau 12 giờ. Liều tối đa là 20mg.

Trẻ bị chứng khó tiêu (trẻ từ 12 tuổi trở lên)

  • Sử dụng liều 10–20mg, nên uống thuốc trước khi ăn từ 20–60 phút. Liều dùng tối đa không quá 2 viên mỗi ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Famotidine

Khi uống thuốc Famotidine không đúng cách dễ gặp phải các tác dụng phụ như phát ban, mất ngủ, đau đầu, buồn nôn, đau cơ, tiêu chảy.

Ngoài ra, thuốc Famotidine cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như sau:

  • Khó thở, đau thắt ở vùng ngực
  • Môi, miệng, mũi, họng có dấu hiệu sưng phù
  • Da bị bầm tím và dễ chảy máu
  • Có cảm giác tê ở người, đặc biệt là ở tay, chân
  • Nhận thức kém, lú lẫn
  • Nhịp tim rối loạn, đập nhanh, hơi thở gấp
  • Vàng da, có dấu hiệu bị co giật.

Khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ tiến hành cấp cứu kịp thời.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Famotidine

Khi sử dụng thuốc, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Báo cho bác sĩ nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Liệt kê các loại thuốc đang dùng hoặc sắp dùng cho bác sĩ biết.
  • Khai báo trung thực với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe đang hoặc đã từng gặp phải.
  • Nếu đang mang thai, dự định có con hoặc đang cho con bú thì cần tham khảo kỹ ý kiến từ bác sĩ khi muốn sử dụng thuốc. Bởi lẽ, Famotidine được xếp vào nhóm thuốc có thể gây nguy hại cho phụ nữ mang thai.

Tương tác thuốc Famotidine

1. Famotidine tương tác với những thuốc nào?

Sự tương tác giữa các thuốc có thể dẫn đến những thay đổi nhất định trong hiệu quả điều trị. Khi dùng Famotidine, cần tránh sử dụng chung với một số loại thuốc sau đây:

Famotidine tương tác với những thuốc nào?
Famotidine tương tác với những thuốc nào?
  • Atazanavir;
  • Dabrafenib;
  • Buserelin;
  • Clozapine;
  • Nafarelin;
  • Ketoconazole;
  • Crizotinib;
  • Goserelin;
  • Tolazoline;
  • Delavirdine;
  • Leuprolide;
  • Deslorelin;
  • Tizanidine;
  • Amifampridine
  • Domperidone;
  • Escitalopram;
  • Gonadorelin;
  • Anagrelide;
  • Vemurafenib;
  • Histrelin;
  • Metronidazole;
  • Bupropion;
  • Ivabradine;
  • Pazopanib;
  • Ledipasvir;
  • Fluoxetine;
  • Ondansetron;
  • Triptorelin;
  • Quetiapine;
  • Rilpivirine;
  • Clarithromycin;
  • Sevoflurane;
  • Delamanid;
  • Vandetanib;
  • Dasatinib;
  • Aripiprazole;
  • Vinflunine.

2. Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc không?

Thức ăn và bia rượu có thể gây ra những tác động nhất định đến hiệu quả của thuốc. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng để đảm bảo việc dùng thuốc an toàn.

3. Tình trạng sức khỏe nào gây ảnh hưởng đến thuốc?

Bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cũng có thể dẫn đến sự chuyển biến trong tính chất thuốc. Do đó, nếu đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó, đặc biệt là các bệnh lý về thận, hãy báo ngay với bác sĩ để có phương án điều chỉnh phù hợp.

Nên làm gì khi dùng lỡ/quá liều thuốc Famotidine?

Khi bị quên một liều thuốc, hãy cố gắng sử dụng lại thuốc trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, nếu đã đến giờ dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều cũ và duy trì liều mới như liệu trình bình thường.

Còn với trường hợp dùng thuốc quá liều và gặp tác dụng phụ, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Tuyệt đối không tự chữa trị ở nhà vì nó có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng.

Thuốc Famotidine giá bao nhiêu?

Giá thuốc thường có sự chênh lệch giữa các địa điểm bán và dao động trong khoảng 40.000 – 80.000 đồng/hộp. Người dùng có thể đến trực tiếp các cửa hàng thuốc uy tín hoặc bệnh viện để mua thuốc với giá cả hợp lý nhất.

Vừa rồi là những thông tin về thuốc điều trị loét dạ dày Famotidine. Mong rằng bài viết sẽ giúp người bệnh có cái nhìn rõ hơn về loại thuốc này, từ đó biết cách sử dụng sao cho phù hợp. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Thuốc Ranitidine điều trị loét dạ dày, tá tràng ra sao? Lưu ý gì khi sử dụng?

Ngày đăng: 12/07/2023 - Cập nhật lúc 11:58 am , 12/07/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Top