Menu

Insulin Aspart

Insulin Aspart
Hoạt chất

Insulin Aspart

    Đóng gói: Dung dịch tiêm dưới da

    Loại thuốc: Điều trị bệnh tiểu đường

    Công ty sản xuất: Novo Nordisk – một công ty chuyên nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe người bị tiểu đường

    Quốc gia sản xuất: Đan Mạch

Insulin Aspart là một trong những loại insulin có tác dụng nhanh chóng, giúp kiểm soát lượng đượng trong máu của các bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 và 2. Thuốc được sản xuất bởi Novo Nordisk – một công ty với 90 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường

Thuốc Insulin Aspart có công dụng gì?

Nếu chẳng may bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường), đây sẽ là một bản án chung thân đối với người bệnh bởi không còn cách nào khác, họ đành phải sống suốt quãng đời còn lại với căn bệnh được coi là “kẻ giết người thầm lặng” này.

Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có khoảng 3.53 triệu người mắc bệnh tiểu đường và theo dự đoán con số này sẽ tiếp tăng lên 6.3 triệu người vào năm 2045. Đáng chú ý, hiện nay có tới 70% người Việt Nam đã mắc bệnh nhưng chưa được chẩn đoán.

Insulin Aspart dùng để điều trị bệnh tiểu đường
Insulin Aspart dùng để điều trị bệnh tiểu đường

Thông thường khi bị chẩn đoán mắc tiểu đường, người bệnh sẽ phải dùng thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh, giúp kiểm soát mức độ đường huyết ở mức độ ổn định nhất có thể. Không những vậy, thuốc sẽ giúp hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải như mắt bị tổn thương, tăng mỡ máu, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy thận, nhiễm trùng, cắt bỏ tay chân, đột quỵ…

Hiện tại có rất nhiều loại thuốc được đặc chế dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường, điển hình trong số đó là Insulin Aspart (Novolog). Đây là một loại insulin có tác dụng nhanh, bắt đầu hoạt động khoảng 15 phút sau khi được đưa vào cơ thể người bệnh. Nó sẽ hoạt động hết công suất trong vòng 2-4 giờ để giúp hạ thấp mức glucose trong máu. Insulin Aspart sẽ hoạt động bằng cách thay thế insulin thông thường được cơ thể tự sản xuất, di chuyển đường từ máu vào khu vực khác của cơ thể. Insulin Aspart cũng ngăn không cho gan sản xuất nhiều đường.

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và 2 đều có thể sử dụng được Insulin Aspart. Người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp thuốc này với một loại insulin khác để tăng tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Thuốc đã được Cơ quản quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho phép lưu hành rộng rãi vào năm 2000.

Liều lượng, cách dùng thuốc Insulin Aspart

Thuốc Insulin Aspart được sử dụng như sau:

  • Insulin Aspart được sản xuất dưới dạng dung dịch để tiêm dưới da
  • Nó thường được tiêm trước bữa ăn khoảng 5-10 phút
  • Vệ sinh thật sạch vùng cần tiêm thuốc trước khi tiêm
  • Thuốc thường được tiêm vào một số vị trí trên cơ thể như vùng bụng, đùi, mông hoặc mặt sau phần trên của cánh tay. Thường xuyên thay đổi vị trí tiêm để tránh tình trạng chỗ tiêm cũ bị viêm, bầm tím, sưng tấy
  • Trước khi tiêm thuốc, hãy lăn nhẹ ống thuốc trên tay, tuyệt đối không được lắc
  • Thuốc Insulin Aspart chỉ được tiêm vào tĩnh mạch nếu được thực hiện bởi bác sĩ hoặc những người có chuyên môn
  • Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng cần tiêm phù hợp
  • Sau một thời gian sử dụng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu và có thể điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần
Bệnh nhân tuýp 1 và 2 đều có thể sử dụng loại thuốc này
Bệnh nhân tuýp 1 và 2 đều có thể sử dụng loại thuốc này

Thuốc Insulin Aspart có những tác dụng phụ gì?

Khi dùng thuốc Insulin Aspart, người bệnh sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Đỏ, sưng hoặc ngứa tại chỗ tiêm
  • Tăng cân trong một thời gian ngắn
  • Táo bón
  • Chuột rút cơ bắp
  • Nhịp tim thay đổi bất thường
  • Sưng phù tay, chân
  • Tầm nhìn có dấu hiệu kém đi
  • Chóng mặt, khó thở
  • Hạ đường huyết đột ngột

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi dùng thuốc Insulin Aspart?

  • Người có nồng độ kali trong máu thấp
  • Mắc bệnh gan, thận
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng
Insulin Aspart dạng bút tiêm
Insulin Aspart dạng bút tiêm

Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng Insulin Aspart?

  • Thuốc sử dụng cho đối tượng người bệnh từ 2 tuổi trở lên
  • Trước khi sử dụng Insulin Aspart, người bệnh cần phải chú ý cẩn thận dung dịch thuốc, nếu thấy nó có màu sắc khác lạ hoặc xuất hiện các gợn nhỏ li ti thì không nên dùng
  • Insulin có thể khiến lượng đường huyết hạ xuống thấp, do đó người bệnh không nên lái xe sau khi tiêm thuốc
  • Sau khi tiêm thuốc khoảng 5-10 phút, người bệnh cần ăn một bữa nhẹ để tránh tình trạng đường huyết hạ xuống ở mức quá thấp
  • Không dùng tay ma sát mạnh vào vùng da sau khi tiêm
  • Trước khi dùng Insulin Aspart, người bệnh nên tiến hành kiểm tra đường huyết. Nếu chỉ số đường huyết ở mức thấp, mọi người tạm thời không nên dùng thuốc
  • Mỗi lần tiêm thuốc, người bệnh cần sử dụng ống tiêm và mũi tiêm khác nhau, tuyệt đối không sử dụng lại từ lần trước
  • Nếu sử dụng insulin dạng bút tiêm, người bệnh nên nhớ chỉ sử dụng bút được cung cấp cùng với thuốc
  • Nếu người bệnh có thị lực kém hoặc bị mù, không nên sử dụng Insulin Aspart dạng bút nếu chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Bác sĩ có thể yêu cầu người dùng trộn dung dịch Insulin Aspart với một số sản phẩm khác. Lúc này, mọi người hãy hỏi thật kỹ về tỉ lệ trộn cũng như loại thuốc nên trộn cùng Insulin Aspart
  • Không sử dụng rượu bia trong thời gian tiêm thuốc Insulin Aspart
  • Trong trường hợp nếu bị hạ đường huyết đột ngột hoặc không thể ăn uống gì, người bệnh sẽ được chỉ định tiêm khẩn cấp một mũi glucagon. Hãy chắc chắn người nhà biết cách tiêm cho bạn trong trường hợp khẩn cấp
Thuốc dùng cho người bệnh từ 2 tuổi trở lên
Thuốc dùng cho người bệnh từ 2 tuổi trở lên

Insulin Aspart tương tác với những loại thuốc nào?

Insulin Aspart  tương tác với một số thuốc như:

  • Balofloxacin
  • Besifloxacin
  • Ciprofloxacin
  • Enoxacin
  • Fleroxacin
  • Flumequine
  • Gatifloxacin
  • Gemifloxacin
  • Lanreotide
  • Levofloxacin
  • Liraglutide
  • Lomefloxacin
  • Macimorelin
  • Metoclopramide
  • Metreleptin
  • Moxifloxacin
  • Nadifloxacin
  • Norfloxacin
  • Octreotide
  • Ofloxacin
  • Pasireotide
  • Pazufloxacin
  • Pefloxacin
  • Pioglitazone
  • Pramlintide
  • Prulifloxacin
  • Rosiglitazone
  • Rufloxacin
  • Sparfloxacin
  • Axit thioctic
  • Tosufloxacin
  • Acebutolol
  • Albiglutide
  • Atenolol
  • Betaxolol
  • Bisoprolol
  • Safinamid
  • Saxagliptin
  • Selegiline
  • Sotalol
  • Timolol
  • Tranylcypromine

Nên bảo quản Insulin Aspart ra sao?

  • Không để thuốc ở vị trí có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Chỉ cho dung dịch Insulin Aspart vào ống tiêm ở thời điểm cần tiêm ngay lúc đó
  • Không để thuốc trong ngăn đá tủ lạnh
  • Các hộp thuốc Insulin Aspart chưa sử dụng có thể được bảo quản trong ngăn mát hoặc ở điều kiện nhiệt độ phòng trong vòng 28 ngày
  • Các lọ thuốc đã mở ra nhất định cần phải được để trong ngăn mát tủ lạnh
  • Sau 28 ngày, kể cả lọ thuốc đang dùng dở vẫn còn, người bệnh vẫn nên vứt bỏ nó đi
  • Mũi tiêm, ống tiêm sau khi sử dụng nên được gói lại cẩn thận và vứt vào sọt rác
Không để thuốc ở vị trí có ánh nắng mặt trời chiếu vào
Không để thuốc ở vị trí có ánh nắng mặt trời chiếu vào

Thuốc Insulin Aspart có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Tùy vào từng thời điểm cũng như địa chỉ bán, thuốc Insulin Aspart sẽ không có một mức giá nhất định. Chúng tôi khuyên mọi người nên mua thuốc tại bệnh viện hoặc các cửa hành thuốc lớn, uy tín để có được sản phẩm chất lượng với mức giá hợp lý nhất.

Có một sự thật khó có thể chối cãi là đối tượng bị tiểu đường ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đó là lí do vì sao chúng ta bắt gặp những trường hợp bệnh nhân mới chỉ 25-30 tuổi, thậm chí ngay cả những đứa trẻ vị thành niên 12,13 tuổi cũng dễ dàng bị bệnh tấn công. Do đó, trước khi để bệnh “gõ cửa”, chúng tôi khuyên mọi người cần thay đổi lối sống ngay từ bây giờ.

Với những người đã mắc bệnh, chúng tôi khuyên mọi người cần sử dụng thuốc Insulin Aspart theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với việc dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế ăn đồ ngọt, chiên rán.

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Nên sử dụng Insulin glulisine để điều trị tiểu đường như thế nào? Cần lưu ý gì?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 1:55 pm , 28/06/2024
Nguồn tham khảo
Bình luận (1)
Sắp xếp
  • Ngân

    Mình muốn mua thuốc này ở đâu

Top