Menu

Thuốc Madopar® điều trị bệnh Parkinson: Cách Dùng, Giá

Biệt dược

Madopar®

    Đóng gói: Viên nén, viên nang

    Loại thuốc: Thuốc điều trị bệnh Parkinson

    Công ty sản xuất: F.Hoffmann-La Roche., Ltd - THỤY SĨ

Thuốc Madopar® được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh Parkinson. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Levodopa và Benserazide với tỷ lệ 4:1. Bài viết đã tổng hợp thông tin cơ bản về loại thuốc này để bạn đọc hiểu rõ hơn về cơ chế tác dụng và có thêm kinh nghiệm khi sử dụng.

thuốc madopar 250 giá bao nhiêu
Thuốc Madopar® được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh Parkinson (ngoại trừ nguyên nhân do thuốc)

Madopar® là thuốc gì?

Madopar® là thuốc điều trị bệnh Parkinson với thành phần chính là Benserazide và Levodopa. Thuốc thường được dùng ở đường uống với nhiều dạng bào chế là viên nén, viên phóng thích có kiểm soát và viên nang. Madopar® mang lại hiệu quả trong điều trị các dạng Parkinson – ngoại trừ nguyên nhân do thuốc.

Thông tin cơ bản:

  • Tên thuốc: Madopar®
  • Thành phần: Benserazide và Levodopa
  • Hàm lượng: 62.5mg, 125mg, 250mg
  • Công ty sản xuất: Roche S.p.A Milan Ý
  • Công ty đăng ký: F.Hoffmann-La Roche Ltd. Thụy Điển
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Quy cách: Chai 100 viên

Thành phần của thuốc Madopar®

Thuốc Madopar® là dạng phối hợp của Levodopa và Benserazide với tỷ lệ 4:1 được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh Parkinson.

Levodopa là chất trung gian trong quá trình sinh tổng hợp dopamine – chất dẫn truyền thần kinh giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, bệnh nhân Parkinson lại có hiện tượng giảm nồng độ dopamine ở vị trí các nhân xám trung ương dẫn đến các rối loạn vận động. Levodopa có thể xuyên qua hàng rào máu – não, từ đó tăng chuyển hóa men L-amino acid decarboxylase thơm thành dopamine.

Tuy nhiên, Levodopa không làm tăng dopamine ở nhân xám trung ương mà chủ yếu được sản xuất ở vùng ngoại vi. Chính vì vậy, thuốc Madopar sẽ được bổ sung thêm Benserazide – chất ức chế men decarboxylase ngoại vi nhằm ngăn chặn quá trình khử carboxyl của Levodopa. Phối hợp Levodopa với Benserazide đã được chứng minh mang lại hiệu quả tối ưu trong điều trị bệnh Parkinson như khi dùng Benserazide liều cao, đồng thời có thể hạn chế được rủi ro và tác dụng ngoại ý.

Thuốc Madopar® có nhiều hàm lượng khác nhau, trong đó tỷ lệ Levodopa luôn gấp 4 lần tỷ lệ Benserazide. Cụ thể như sau:

  • Madopar® 62.5mg = Levodopa 50mg + Benserazide 12.5mg
  • Madopar® 125mg = Levodopa 100mg + Benserazide 25mg
  • Madopar® 250mg = Levodopa 200mg + Benserazide 50mg

Ngoài ra, thuốc còn chứa các thành phần tá dược. Nếu thường xuyên bị dị ứng thuốc, bạn nên đọc kỹ tá dược để phòng ngừa dị ứng.

Dạng bào chế – Hàm lượng

Thuốc Madopar® được bào chế ở đường uống với 4 loại là viên nang, viên nén, viên tan nhanh và dạng phóng thích có kiểm soát.

  • Viên nang: Hàm lượng 62.5mg, 125mg, 250mg
  • Viên nén: Hàm lượng 125mg, 250mg
  • Viên phóng thích có kiểm soát: Hàm lượng 125mg
  • Viên tan nhanh: Hàm lượng 62.5mg, 125mg

Chỉ định – Chống chỉ định

Thuốc Madopar® được chỉ định để điều trị bệnh Parkinson (trừ nguyên nhân do thuốc). Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định dạng bào chế phù hợp:

thuốc madopar giá bao nhiêu
Madopar® là loại thuốc quan trọng trong điều trị Parkinson và các bệnh thoái hóa thần kinh khác
  • Madopar® viên tan nhanh thích hợp với những trường hợp cần thuốc phát huy tác dụng nhanh và bệnh nhân mắc chứng khó nuốt
  • Madopar® viên phóng thích có kiểm soát thường được dùng cho bệnh nhân có mọi dạng đáp ứng dao động

Tuy nhiên, cần chú ý không sử dụng thuốc Madopar® trong những trường hợp sau đây:

  • Dị ứng, mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế chọn lọc men monoamine oxidase (MAO)
  • Bệnh nhân có các rối loạn tim mạch
  • Rối loạn tâm thần có biểu hiện loạn thần
  • Mắc các bệnh nội tiết
  • Bệnh gan và bệnh thận mất bù – trừ trường hợp đang lọc thận
  • Glaucoma góc đóng
  • Bệnh nhân dưới 25 tuổi
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ có khả năng mang thai nhưng không thực hiện đầy đủ các biện pháp tránh thai an toàn

Sử dụng thuốc Madopar® và các loại thuốc điều trị động kinh khác ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng ở một số đối tượng cụ thể. Do đó, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và lịch sử dùng thuốc để đảm bảo an toàn khi điều trị.

Cách dùng và liều lượng thuốc Madopar®

Thuốc Madopar® được sử dụng ở đường uống. Tuy nhiên với mỗi dạng bào chế sẽ có những vấn đề đặc biệt cần lưu ý. Nắm rõ cách dùng và liều lượng thuốc sẽ giúp bệnh nhân dùng thuốc đúng cách. Từ đó đạt hiệu quả cao khi điều trị và hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn.

1. Cách sử dụng

Thuốc Madopar® được bào chế ở dạng viên uống. Dù vậy, cách sử dụng mỗi loại sẽ có sự khác nhau. Tốt nhất, bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì để đảm bảo sử dụng thuốc đúng cách.

Cách sử dụng thuốc điều trị động kinh Madopar®:

  • Viên nang và viên phóng thích có kiểm soát: Đảm bảo nuốt trọn viên thuốc, không cắn hay nghiền nát thuốc.
  • Viên nén thông thường: Có thể nuốt trọn hoặc bẻ để dễ nuốt.
  • Viên nén tan: Pha với 25 – 50ml nước cho đến khi viên thuốc rã hoàn toàn. Sau đó, khuấy đều và uống trực tiếp. Sau khi pha, nên uống thuốc trong vòng 30 phút và cần khuấy đều vì dung dịch lắng cặn nhanh.

Thời điểm thích hợp nhất để dùng thuốc là trước 30 phút hoặc 1 giờ sau khi ăn. Bệnh nhân bị đau dạ dày có thể dùng Madopar® kèm với các thức ăn nhẹ (sandwich, bánh quy) để hạn chế tác hại lên ống tiêu hóa.

2. Liều lượng

Thuốc Madopar® thường được tăng liều từ từ cho đến khi có đáp ứng. Liều lượng cụ thể sẽ được bác sĩ điều chỉnh tùy vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân. Vì vậy, liều dùng được đề cập trong bài viết chỉ được xem là chỉ dẫn chung.

thuốc madopar bán ở đâu hà nội
Liều dùng thuốc sẽ được điều chỉnh tùy vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của từng trường hợp

Điều trị khởi đầu:

  • Nên dùng viên nang 62.5mg hoặc ½ viên nén Madopar® 125mg từ 3 – 4 lần/ ngày
  • Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào khả năng dung nạp của từng bệnh nhân để tăng liều từ từ
  • Liều tối đa dao động từ 300 – 800mg Levodopa và 75 – 200mg Benserazide. Lấy tổng liều chia thành 3 – 4 lần uống
  • Thuốc Madopar® cần được dùng liên tục trong 4 – 6 tuần để đạt được hiệu quả tối ưu
  • Nếu cần thiết, bác sĩ có thể tăng liều dùng hằng ngày

Điều trị duy trì:

  • Liều dùng duy trì thường là 1 viên nén Madopar® 125mg hoặc 1 viên nang Madopar® 125mg từ 3 – 6 lần/ ngày
  • Nếu cần thiết, có thể dùng viên tan nhanh và viên phóng thích có kiểm soát để thay thế cho Madopar® dạng viên nang, viên nén.

Liều dùng Madopar® sẽ được điều chỉnh ở những đối tượng đặc biệt. Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng để đảm bảo hiệu quả và hạn chế tối đa tác dụng ngoại ý.

Thận trọng khi dùng thuốc Madopar® điều trị bệnh Parkinson

Các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson nói chung và Madopar® nói riêng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Bởi các loại thuốc này ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ dopamine trong não bộ. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn đọc cần lưu ý một số thông tin quan trọng khi dùng Madopar®:

  • Thuốc Madopar® có thể làm tăng nhãn áp ở bệnh nhân bị glaucoma góc đóng. Do đó, người bệnh cần đo nhãn áp thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc Madopar® có thể gây trầm cảm và làm nghiêm trọng chứng trầm cảm sẵn có.
  • Khi điều trị bằng Madopar®, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ nếu phải gây mê và phẫu thuật. Bởi thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp nên có thể gia tăng các biến chứng trong và sau khi phẫu thuật. Chủ động thông báo với bác sĩ sẽ giúp hạn chế rủi ro và tác dụng ngoại ý.
  • Tương tự như các loại thuốc có cơ chế trung ương, cần phải giảm liều Madopar® từ từ trước khi ngưng hẳn. Ngưng thuốc đột ngột có thể gây ra hội chứng an thần giống ác tính với những biểu hiện như tâm thần bất ổn, co cứng cơ, sốt cao và tăng creatine phosphokinase trong huyết thanh.
  • Sử dụng Madopar® có thể gây ra tình trạng ngủ gà hoặc những khoảng ngủ bất chợt. Vì vậy, bệnh nhân cần tránh vận hành máy móc và điều khiển phương tiện giao thông trong thời gian dùng thuốc.
  • Vì thuốc làm tăng dopamine nên có thể dẫn đến các hành vi tiềm ẩn rủi ro như hoạt động tình dục quá mức, tăng ham muốn, đánh bài bạc, đua xe,… Để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng, gia đình cần được trang bị kiến thức hữu ích nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi của người bệnh.
  • Trong thời gian điều trị, nên kiểm tra chức năng gan, công thức máu, nồng độ đường huyết,… thường xuyên để kịp thời điều chỉnh.

Tác dụng phụ

Thuốc Madopar® gây ra khá nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Nguy cơ gặp phải tác dụng phụ gia tăng khi sử dụng liều cao và ngưng thuốc đột ngột.

thuốc madopar bán ở đâu hà nội
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như mất ngủ, lo lắng, bồn chồn

Một số tác dụng phụ của thuốc Madopar® đã được ghi nhận:

  • Rối loạn huyết học: Giảm tiểu cầu, bạch cầu thoáng qua, thiếu máu tán huyết,…
  • Rối loạn tâm thần: Hoang tưởng, ảo giác, mất ngủ, hồi hộp, lo lắng, trầm cảm,…
  • Rối loạn hệ thần kinh: Rối loạn vị giác, mất vị giác
  • Xuất hiện các động tác vận động tự phát như múa vờn, múa giật
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa
  • Rối loạn tĩnh mạch: Hạ huyết áp thế đứng
  • Rối loạn về tim mạch: Loạn nhịp tim
  • Rối loạn da và mô liên kết: Phát ban, ngứa,…
  • Xét nghiệm: Tăng phosphatase kiềm và transaminase của gan
  • Nước tiểu có thể thay đổi màu sắc (thường là màu đỏ)

Khi gặp phải tác dụng phụ, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn hướng xử trí.

Tương tác thuốc

Thuốc Madopar® có thể tương tác với khá nhiều nhóm thuốc khác nhau. Tương tác có thể dẫn đến một số tác dụng ngoại ý hoặc làm giảm, tăng hiệu lực của thuốc. Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị, bệnh nhân nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi dùng Madopar®.

Một số nhóm thuốc tương tác với thuốc điều trị động kinh Madopar®:

  • Thuốc kháng cholinergic trihexyphenidyl: Sử dụng đồng thời với Madopar® dạng viên nén có thể làm giảm khả năng hấp thu của Levodopa trong thuốc. Cách xử trí trong trường hợp này là dùng dạng viên phóng thích có kiểm soát.
  • Thuốc kháng axit: Dùng đồng thời với Madopar® dạng phóng thích có kiểm soát có thể làm giảm hấp thu Levodopa khoảng 32%.
  • Sulphate sắt: Sử dụng cùng với Madopar® có thể làm giảm nồng độ của thuốc trong huyết tương. Tuy nhiên, tương tác này chỉ xảy ra ở một số bệnh nhân.
  • Các loại thuốc khác: Thuốc Madopar® còn có thể tương tác với một số loại thuốc khác như thuốc giảm đau không kê toa (opioid), thuốc an thần, thuốc điều trị tăng huyết áp có reserpin, thuốc giao cảm (Isoproterenol, Amphetamine, Norepinephrine, Epinephrine), thuốc kháng cholinergic,…

Hiệu quả của thuốc cũng giảm đi khi dùng trong bữa ăn giàu protein. Do đó, nếu dùng thức ăn kèm với thuốc, nên ưu tiên các loại thực phẩm ít đạm, nhiều chất xơ và tinh bột để giảm kích thích lên dạ dày.

Sử dụng thuốc Madopar® có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm. Vì vậy, trước khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, cần thông báo với bác sĩ việc đang sử dụng thuốc điều trị động kinh nói chung và Madopar® nói riêng.

Quá liều và cách xử trí

Sử dụng thuốc Madopar® quá liều gây ra các triệu chứng tương tự tác dụng phụ nhưng mức độ nghiêm trọng hơn. Tình trạng quá liều đặc trưng bởi các triệu chứng như mất ngủ, lẫn lộn, buồn nôn, nôn ói,… Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bệnh nhân cần gọi cấp cứu để được xử trí kịp thời.

Bệnh nhân sử dụng thuốc Madopar® quá liều sẽ được điều trị triệu chứng và nâng đỡ thể trạng. Trong trường hợp dùng viên uống phóng thích chậm, nhân viên y tế sẽ thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm hấp thu và hạn chế tác dụng của thuốc.

Thuốc Madopar® có giá bao nhiêu?

Madopar® là thuốc kê toa nên chỉ được sử dụng khi có toa của bác sĩ. Theo khảo sát, giá bán của thuốc dao động khoảng 6 – 7.000 đồng/ viên và giá của một hộp dao động từ 350 – 370.000 đồng/ lọ 30 viên. Giá bán thực tế của loại thuốc này sẽ phụ thuộc vào liều lượng và địa chỉ kinh doanh.

Madopar® là loại thuốc điều trị bệnh Parkinson được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thuốc có cơ chế phức tạp và tiềm ẩn không ít rủi ro, tác dụng ngoại ý. Chính vì vậy, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định và phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn về cách dùng, liều lượng.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023

Bình luận

*
*

Top