Menu

Thuốc Ruxolitinib điều trị bệnh xơ hóa tủy xương và bệnh đa hồng cầu như thế nào?

Thuốc Ruxolitinib
Hoạt chất

Ruxolitinib 

    Đóng gói: Viên nén

    Loại thuốc: Được sử dụng để điều trị bệnh suy tủy hoặc bệnh đa hồng cầu

    Công ty sản xuất: Novartis

    Quốc gia sản xuất: Thụy Sĩ

Ruxolitinib là loại thuốc đầu tiên được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị cho những bệnh nhân bị xơ hóa tủy xương hoặc mắc bệnh đa hồng cầu. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn một số enzyme trong cơ thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tế bào máu.

Thuốc Ruxolitinib có công dụng gì?

Ruxolitinib (Jakafi) là một trong những loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh suy tủy (myelofibrosis) hoặc bệnh đa hồng cầu (polycythemia vera) – những rối loạn tủy xương ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tế bào máu của cơ thể bạn. Được biết đây là loại thuốc đầu tiên được FDA phê duyệt để điều trị cho những bệnh nhân bị xơ hóa tủy xương.

Myelofibrosis (MF) là một khối u nguyên bào tủy (MPN) được biết là có liên quan đến tín hiệu JAK1 và JAK2 bị điều hòa. Bệnh nhân mắc MF có đột biến JAK2 V617 hoặc JAK2 V617F đều có thể đáp ứng với thuốc Ruxolitinib.

Ruxolitinib hoạt động bằng cách ngăn chặn một số enzyme trong cơ thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tế bào máu. Ruxolitinib là một liệu pháp liên kết với các thụ thể tyrosine kinase, ức chế Janus Associated Kinase (JAK1 và JAK2) – nhân tố làm trung gian truyền tín hiệu của một số cytokine và các yếu tố tăng trưởng quan trọng đối với chức năng tạo máu và miễn dịch.

Thuốc dùng cho các bệnh nhân bị suy tủy hoặc đa hồng cầu
Thuốc dùng cho các bệnh nhân bị suy tủy hoặc đa hồng cầu

Bằng cách liên kết với các thụ thể này, Ruxolitinib chặn các con đường quan trọng thúc đẩy sự phân chia tế bào, từ đó ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Ngày 16/11/2011, FDA đã chính thức công bố việc phê duyệt sử dụng Ruxolitinib rộng rãi trên toàn thế giới.

Theo một nghiên cứu, thuốc Ruxolitinib chuyên được sử dụng để điều trị ung thư tủy xương có thể chống lại chứng rụng tóc và giúp những người mắc bệnh nhanh chóng lấy lại mái tóc ngày nào của mình. Đây là một trong những bước đột phá được các nhà khoa học đánh giá là khá ấn tượng.

Thuốc cũng có tác dụng đối với các bệnh nhân mắc Alopecia Areate – một bệnh mà hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc gây ra hiện tượng rụng tóc, hói đầu. Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là Tiến sĩ Raphael Clynes và Angela M. Christiano thuộc Trung tâm Y tế Đại học Columbia (CUMC), đã công bố những phát hiện ban đầu về thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra của họ trên tạp chí Nature Medicine .

Kết quả ban đầu của thử nghiệm cho thấy 3 trong số những người tham gia, tóc của họ đã được phục hồi hoàn toàn trong vòng 4-5 tháng sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Ruxolitinib. Hơn nữa, các tế bào tấn công các nang tóc không còn tồn tại trong da đầu của người tham gia.

Nên sử dụng thuốc Ruxolitinib như thế nào?

Thuốc Ruxolitinib hiện được sản xuất dưới dạng viên nén và được khuyến cáo sử dụng 2 lần/ngày. Liều lượng dùng Ruxolitinib còn tùy thuộc vào số lượng tiểu cầu trong cơ thể của từng bệnh nhân.

Do đó, trước khi tiến hành điều trị bệnh bằng loại thuốc này, bác sĩ sẽ tiến hành đo tiểu cầu của người bệnh để có căn cứ phân chia liều cho phù hợp. Không những vậy, cứ sau khoảng 2-4 tuần dùng thuốc, bác sĩ sẽ kiểm ra chỉ số này một lần nữa để xác định xem có nên tăng hoặc giảm liều dùng cho bệnh nhân hay không.

1. Liều dùng Ruxolitinib cho người lớn bị suy tủy

Số lượng tiểu cầuLiều ban đầu
Lớn hơn 200 x 109/L20 mg uống 2 lần/ngày
100 x 109/L đến 200 x 109/L15 mg uống 2 lần/ngày
50 x 109/L đến dưới 100 x 109/L5 mg uống 2 lần/ngày
Số lượng tiểu cầuLiều tối đa
100 x 109/L hoặc cao hơn25 mg hai lần một ngày
50 đến dưới 100 x 109/L10 mg hai lần một ngày
Thời gian điều trị là 6 tháng nếu tình trạng của lá lách không được cải thiện, bác sĩ sẽ tìm phương hướng giải quyết khác
  • Điều trị gián đoạn và khởi động lại liều

Điều trị gián đoạn cho bệnh nhân có số lượng tiểu cầu dưới 50 x 109/L hoặc số lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối (ANC) dưới 0,5 x 109/L.

Sau khi phục hồi số lượng tiểu cầu trên 50 x 109/L và ANC trên 0,75 x 109/L, việc dùng thuốc có thể được bắt đầu lại. Bảng dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ liều dùng  Ruxolitinib tối đa cho phép để khởi động lại sau khi bị gián đoạn trước đó.

Số lượng tiểu cầu hiện tạiLiều tối đa khi bắt đầu dùng lại Ruxolitinib
Lớn hơn hoặc bằng 125 x 109/L20 mg 2 lần/ngày
100 đến < 125 x 109/L15 mg 2 lần/ngày
75 đến dưới 100 x 109/L10 mg 2 lần/ngày trong ít nhất 2 tuần; Nếu ổn định, có thể tăng lên 15 mg 2 lần/ngày
50 đến dưới 75 x 109/L5 mg 2 lần/ngày trong ít nhất 2 tuần; nếu ổn định, có thể tăng lên 10 mg 2 lần/ngày
Dưới 50 x 109/LTiếp tục giữ mức liều cũ
Khi khởi động lại, bắt đầu với liều ít nhất 5 mg 2 lần/ngày
  • Giảm liều dùng cho bệnh nhân bắt đầu điều trị với số lượng tiểu cầu là 100 x 109/L hoặc cao hơn

Việc giảm liều nên được xem xét nếu số lượng tiểu cầu giảm như được nêu trong Bảng dưới đây:

 

Số lượng tiểu cầu

Liều lượng tại thời điểm suy giảm tiểu cầu
25 mg 2 lần mỗi ngày20 mg 2 lần mỗi ngày    15 mg 2 lần mỗi ngày    10 mg 2 lần mỗi ngày    5 mg 2 lần mỗi ngày
Liều mớiLiều mớiLiều mớiLiều mớiLiều mới 
100 đến < 125 x 109/L20 mg hai lần mỗi ngày15 mg hai lần mỗi ngàyKhông thay đổiKhông thay đổiKhông thay đổi
75 đến < 100 x 109/L10 mg hai lần mỗi ngày10 mg hai lần mỗi ngày10 mg hai lần mỗi ngàyKhông thay đổiKhông thay đổi
50 đến < 75 x 109/L5 mg hai lần mỗi ngày5 mg hai lần mỗi ngày5 mg hai lần mỗi ngày5 mg hai lần mỗi ngàyKhông thay đổi
Dưới 50 x 109/LKhông thay đổiKhông thay đổiKhông thay đổiKhông thay đổiKhông thay đổi

Bác sĩ có thể cân nhắc tăng liều ở những bệnh nhân đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

  • Số lượng tiểu cầu lớn hơn 125 x 109/L sau 4 tuần và số lượng tiểu cầu không bao giờ dưới 100 x 109/L
  • Mức ANC lớn hơn 0,75 x 109/L

2. Liều dùng Ruxolitinib cho người lớn bị đa hồng cầu

  • Liều khởi đầu: 10mg, dùng 2 lần/ngày
  • Liều đối đa: 25mg

Bác sĩ có thể cân nhắc tăng liều ở các bệnh nhân đáp ứng được tất cả các điều kiện sau:

  • Số lượng tiểu cầu lớn hơn hoặc bằng 140 x 109/L
  • Huyết sắc tố lớn hơn hoặc bằng 12g/dL
  • ANC lớn hơn hoặc bằng 1,5 x 109/L

Chú ý:

  • Các bệnh nhân bị suy thận hoặc suy gan sẽ có sự điều chỉnh về liều
  • Liều dùng Ruxolitinib cũng cần điều chỉnh nếu bệnh nhân đang sử dụng đồng thời với các chất ức chế CYP3A4 mạnh hoặc Fluconazole

**Toàn bộ thông tin về liều dùng trên được lấy từ trang Rxlist – một trang thông tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài**

Tùy vào tình trạng bệnh, người dùng sẽ có liều dùng Ruxolitinib thích hợp
Tùy vào tình trạng bệnh, người dùng sẽ có liều dùng Ruxolitinib thích hợp

Tác dụng phụ của Ruxolitinib là gì?

Không  ít chuyên gia y tế đã nhiều lần nhấn mạnh việc sử dụng Ruxolitinib có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da – một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Chính vì thế, trước khi dùng sản phẩm này, người bệnh cần nói chuyện rõ ràng và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, trong thời gian uống Ruxolitinib, nếu thấy trên da có các vấn đề bất thường như thay đổi màu sắc, nốt ruồi lạ xuất hiện, thường xuyên bị mẩn ngứa, nổi mề đay… cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra càng sớm càng tốt trước khi quá muộn.

Bên cạnh tác dụng phụ nguy hiểm trên, Ruxolitinib còn khiến mọi người đối mặt với một số phiền toái khác. Cụ thể là:

  • Khó thở, chóng mặt, đau đầu
  • Mặt, môi, lưỡi và cổ họng đều bị sưng
  • Ăn nói không còn được lưu loát như trước
  • Tầm nhìn bị ảnh hưởng
  • Khó kiểm soát được các chuyển động của cơ bắp
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Chảy máu bất thường, dễ bị bầm tím không rõ nguyên nhân
  • Da nhợt nhạt, tay chân lạnh, cơ thể thường xuyên mệt mỏi
  • Sốt, ho, đổ mồ hôi về ban đêm
  • Chán ăn, sút cân, đầy hơi
  • Rơi vào tình trạng thiếu máu
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc phân
  • Đau lưng hoặc hai bên hông
  • Có đốm trắng hoặc vết loét trong miệng

Không phải bất kỳ bệnh nhân nào sử dụng thuốc Ruxolitinib để điều trị bệnh về tủy xương đều gặp phải các tác dụng phụ kể trên. Tuy nhiên, việc nắm chắc được kiến thức này là vô cùng quan trọng giúp mọi người ý thức hơn về việc theo dõi toàn bộ mọi hiện tượng trên cơ thể để sớm phát hiện điều bất thường nếu có.

Hàm lượng của từng loại viên nén Ruxolitinib
Hàm lượng của từng loại viên nén Ruxolitinib

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc Ruxolitinib?

Nếu người bệnh thuộc một trong các trường hợp dưới đây, việc dùng thuốc Ruxolitinib sẽ phải được bác sĩ cân nhắc rất nhiều, thậm chí là khuyến cáo không nên sử dụng để tránh làm cho tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ.

  • Người bị dị ứng với Ruxolitinib hoặc các thành phần có trong thuốc
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng mãn tính nào
  • Chức năng hoạt động của thận không tốt, hoặc đang phải tiến hành chạy thận nhân tạo
  • Đối tượng mắc bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan B
  • Người bị ung thư da tuyệt đối không sử dụng Ruxolitinib vì thuốc này có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng
  • Thuốc không thích hợp cho các trường hợp có hàm lượng cholesterol hoặc triglyceride (một loại chết béo trong máu) cao
  • Đã từng điều trị bệnh lao hoặc có người thân trong gia đình mắc phải căn bệnh này
  • Ruxolitinib không được chấp thuận cho sử dụng bởi bất cứ ai dưới 18 tuổi
  • Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc việc Ruxolitinib có gây hại cho thai nhi hay không. Do đó trước khi dùng loại thuốc này, mọi người cần cho bác sĩ biết nếu bản thân đang mang thai hoặc dự định có thai
  • Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên sử dụng thuốc Ruxolitinib
Người đã từng điều trị bệnh lao không nên dùng loại thuốc này
Người đã từng điều trị bệnh lao không nên dùng loại thuốc này

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng Ruxolitinib?

  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý tăng liều dùng
  • Tránh tình trạng ngừng uống thuốc khi chưa thông báo cho bác sĩ
  • Nếu lần đầu tiên sử dụng Ruxolitinib, người bệnh sẽ cần phải kiểm tra máu thường xuyên, cứ sau 2 đến 4 tuần một lần
  • Có thể uống Ruxolitinib trước hoặc sau khi ăn. Nếu đang gặp vấn đề về dạ dày, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên dùng thuốc sau khi ăn
  • Thuốc nên được uống vào một khung giờ giống nhau mỗi ngày để tránh tình trạng quên liều
  • Nếu chẳng may quên một liều, người dùng cần bổ sung ngay lập tức sau khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu thời điểm đó quá gần với lúc uống liều tiếp theo thì các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên bỏ qua luôn liều đã quên
  • Bác sĩ có thể tăng hoặc giảm liều dùng Ruxolitinib sau khi tiến hành kiểm tra mức độ hiệu quả của thuốc với bệnh nhân
  • Nếu cần phải tham gia bất cứ một cuộc phẫu thuật nào, bao gồm cả phẫu thuật chỉnh hình nha khoa, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về việc đang uống Ruxolitinib
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá trong thời gian điều trị bệnh bằng Ruxolitinib
  • Hạn chế ăn bưởi và uống nước bưởi vì các thành phần trong loại quả này có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc
  • Hạn chế tham gia các hoạt động dễ gây thương tích cho cơ thể

Ruxolitinib tương tác với những loại thuốc nào?

Ruxolitinib có thể tương tác với nhiều loại thuốc. Chính vì thế trước khi bắt đầu điều trị bệnh bằng ruxolitinib, mọi người hãy đảm bảo nói với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào khác mà bản thân đang dùng (bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thuốc thảo dược, v.v.). Đây là thông tin quan trọng bác sĩ cần phải nắm được để có sự điều chỉnh về liều dùng của từng loại thuốc sao cho hạn chế tối đa tình trạng tương tác không tốt.

Dưới đây là danh sách một số loại thuốc có tương tác với Ruxolitinib:

  • Fluconazole
  • Itraconazol
  • Ketoconazol
  • Conivaptan
  • Clarithromycin
  • Mibefradil
  • Nefazodone
  • Boceprevir
  • Ritonavir
  • Telithromycin
  • Rifampin

Bảo quản thuốc Ruxolitinib như thế nào?

  • Bảo quản thuốc ở điều kiện nhiệt độ phòng
  • Tránh để Ruxolitinib ở nơi ẩm ướt như nhà tắm
  • Nếu gia đình cho trẻ nhỏ, mọi người cần cất thuốc trên cao, tránh xa tầm với của các con
  • Không để thuốc ở vị trí có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì sản phẩm hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ
Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ
Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ

Ruxolitinib có giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu?

Thuốc Ruxolitinib hiện đã có mặt tại Việt Nam. Để mua được thuốc chính hãng, chúng tôi khuyên mọi người nên mua trực tiếp tại bệnh viện hoặc các cửa hàng thuốc lớn. Tùy thuộc vào từng thời điểm cũng như địa chỉ bán, Ruxolitinib sẽ có giá chênh lệch khác nhau.

Ruxolitinib không thể giúp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh về tủy xương hoặc bệnh đa hồng cầu mà nó chỉ có tác dụng kiểm soát tình trạng bệnh ở mức không nguy hiểm. Chính vì thế, người mắc bệnh cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là kiểm tra máu để biết chính xác nhất tình trạng bệnh của mình. Bên cạnh đó, mọi người cần giữ thái độ lạc quan, tinh thần luôn vui vẻ để có thể kiên cường chống lại bệnh.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình tại hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Dùng thuốc Idelalisib chữa bệnh bạch cầu Lympho mãn tính như thế nào? Giá bao nhiêu?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Top