12 Thuốc Trị Đau Vai Gáy Tốt Nhất Hiện Nay – Dùng Là Đỡ

Có khá nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị đau vai gáy. Trong đó, thuốc làm giảm triệu chứng được dùng phổ biến nhất. Ngoài ra, những trường hợp bị đau vai gáy do các bệnh lý cột sống sẽ được dùng thêm một số loại thuốc, TPCN giúp bảo vệ và tái tạo dây thần kinh.

đau vai gáy uống thuốc gì
Bị đau vai gáy uống thuốc gì nhanh khỏi là băn khoăn của nhiều bệnh nhân

12 Loại thuốc trị đau vai gáy tốt nhất hiện nay

Đau mỏi vai gáy là hội chứng khá phổ biến ở người trưởng thành. Tình trạng này có thể xảy ra do tư thế xấu, nhiễm lạnh, vận động quá mức, tập luyện cường độ cao hoặc có thể là hệ quả do ảnh hưởng của các bệnh lý cột sống.

Đau vai gáy đặc trưng bởi cơn đau ở vùng cổ, sau đó lan dần ra vùng vai, cánh tay và lưng. Một số trường hợp còn có thể đi kèm với tình trạng yếu cơ và tê bì ngón tay. Các triệu chứng này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là khi lao động và sinh hoạt.

Nếu không được cải thiện kịp thời, đau vai gáy có thể nghiêm trọng dần theo thời gian. Bên cạnh điều chỉnh thói quen và kiểm soát các bệnh lý nguyên nhân, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để giảm triệu chứng, phục hồi và tái tạo các cơ quan bị tổn thương.

Hầu hết các trường hợp bị đau vai gáy đều được sử dụng thuốc giảm triệu chứng. Ngoài ra, một số trường hợp còn được dùng thêm các loại thuốc tái tạo, bảo vệ dây thần kinh trong trường hợp kéo dài mãn tính.

Dưới đây là 12 loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị đau vai gáy:

1. Thuốc giảm đau tại chỗ

Thuốc giảm đau tại chỗ được sử dụng phổ biến trong các trường hợp đau mỏi vai gáy. Loại thuốc này mang lại hiệu quả đối với cơn đau có mức độ nhẹ do căng cơ, ngủ hoặc ngồi sai tư thế, tập thể dục cường độ cao và mang vác nặng. Thuốc giảm đau tại chỗ không được hấp thu toàn thân nên tương đối an toàn và ít khi gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Đây cũng là lý do loại thuốc này được sử dụng phổ biến hơn các loại thuốc uống.

Đau vai gáy uống thuốc gì
Trường hợp đau vai gáy mức độ nhẹ nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc giảm đau tại chỗ

Các loại thuốc giảm đau tại chỗ được sử dụng thông dụng bao gồm:

  • Miếng dán, kem bôi chứa Methyl salicylate: Methyl salicylate là hoạt chất giảm đau tại chỗ có trong các loại thuốc bôi và miếng dán. Tùy vào mức độ cơn đau, có thể sử dụng thuốc từ 3 – 4 lần/ ngày. Thuốc tương đối an toàn nên có thể dùng thường xuyên nhưng cần tránh sử dụng lên vùng da lở loét, nổi mụn nhọt, mụn nước,…
  • Capsaicin gel: Capsaicin gel là thuốc giảm đau dạng bôi chứa thành phần chính là Capsaicin được chiết xuất từ quả ớt. Loại thuốc này có tác dụng gây tê và giảm đau tại chỗ. Capsaicin gel được đánh giá là loại thuốc khá an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, thuốc có thể gây phồng rộp, kích ứng và đỏ rát tại vùng da sử dụng.
  • Thuốc bôi, thuốc xịt gây tê: Ngoài các loại thuốc trên, bệnh nhân bị đau vai gáy có thể sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc chứa các hoạt chất gây tê như Lidocaine hoặc Benzocaine. Thuốc có tác dụng phong bế dây thần kinh, qua đó ngăn dẫn truyền tín hiệu “đau” từ vai gáy về não bộ. Loại thuốc này mang lại hiệu quả khá tốt, đặc biệt là ở những trường hợp đau vai gáy xảy ra do chấn thương khi chơi thể thao.

Các loại thuốc giảm đau tại chỗ đều không được sử dụng lên vùng da bị lở loét, nổi mụn mủ và có vết thương hở. Ngoài ra, thận trọng khi dùng thuốc lên vùng da bị viêm da cơ địa, nổi mề đay,…

2. Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt không kê toa có phạm vi chỉ định rộng. Thuốc không gây hạ thân nhiệt ở những người có thân nhiệt bình thường nên có thể sử dụng để giảm đau đơn thuần. Paracetamol được sử dụng để điều trị đau vai gáy, đau thần kinh tọa, bong gân và giảm đau do nhiều bệnh cơ xương khớp khác.

Paracetamol tác động trên cyclooxygenase/ prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương, qua đó giúp giảm tình trạng đau nhức do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, vì không tác động lên cyclooxygenase toàn thân nên loại thuốc này không có hiệu quả kháng viêm mà chỉ có tác dụng giảm đau.

thuốc trị đau vai gáy tốt nhất
Paracetamol là thuốc trị đau vai gáy được sử dụng phổ biến nhất với tác dụng chính là giảm đau nhức

Thuốc Paracetamol được sử dụng phổ biến trong điều trị đau do các bệnh cơ xương khớp nhờ có hiệu quả tốt và an toàn, ít tác dụng phụ. Thuốc có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn. Paracetamol là loại thuốc không kê toa nên có thể dùng mà không cần toa của bác sĩ nhưng để đảm bảo an toàn, chỉ nên dùng thuốc trong khoảng 5 – 7 ngày.

Chống chỉ định:

  • Suy gan, suy thận
  • Thiếu máu nhiều lần
  • Thiếu hụt men G6PD
  • Quá mẫn, dị ứng với thuốc

Thuốc Paracetamol giúp giảm nhanh cơn đau vai gáy và một số triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, thuốc có thể gây độc tính lên gan nên cần tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá trong thời gian dùng thuốc.

3. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là một trong những loại thuốc trị đau vai gáy được dùng phổ biến. NSAID tác dụng lên cyclooxygenase toàn thân nên vừa có hiệu quả giảm đau vừa giúp kháng viêm hiệu quả. Nhóm thuốc này gây ra khá nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng khi Paracetamol không mang lại hiệu quả.

Vì tác động lên cyclooxygenase toàn thân nên thuốc chống viêm không steroid có thể gây chảy máu kéo dài, đau dạ dày, loét hoặc thậm chí là xuất huyết đường tiêu hóa. Bệnh nhân có các vấn đề về dạ dày cần phải dùng thuốc giảm tiết axit để phòng ngừa tác hại trong thời gian điều trị bằng NSAID.

Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng phổ biến trong điều trị đau vai gáy bao gồm:

  • Diclofenac
  • Meloxicam
  • Piroxicam
  • Celecoxib
  • Ibuprofen

Ngoài thuốc đường uống, có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid dạng bôi ngoài nếu cơn đau không quá nghiêm trọng. Thuốc dạng bôi ít gây ra tác tại đối với đường tiêu hóa và mang lại hiệu quả tương đối tốt. Tương tự như các loại thuốc giảm đau tại chỗ khác, không sử dụng NSAID dạng bôi lên vùng da có vết thương hở và chảy máu.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) gây ra nhiều tác dụng phụ đối với dạ dày. Để hạn chế tác dụng ngoại ý lên cơ quan này, cần dùng thuốc sau khi ăn và hạn chế dùng thức ăn cay nóng, rượu bia, thực phẩm chứa nhiều axit,… Ngoài ra, nên ăn uống điều độ và uống nhiều nước để giảm tình trạng đau dạ dày trong thời gian dùng thuốc.

4. Thuốc giảm đau gây nghiện

Tương tự như các bệnh cơ xương khớp khác, thuốc giảm đau gây nghiện được dùng để điều trị đau vai gáy khi các loại thuốc giảm đau trên không mang lại hiệu quả. Thuốc giảm đau gây nghiện có hiệu quả đối với cơn đau có mức độ trung bình đến nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc có cơ chế trung ương nên có khả năng gây nghiện và tiềm ẩn không ít tác dụng phụ.

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tái hấp serotonin và noradrenalin, đồng thời liên kết với các thụ thể opioid ở hệ thần kinh trung ương. Bằng cơ chế trên, thuốc giúp tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể, từ đó làm giảm cảm giác đau nhức và tê bì do hội chứng đau vai gáy gây ra.

thuốc trị đau vai gáy hiệu quả
Trường hợp đau nhiều sẽ được dùng chế phẩm kết hợp giữa Paracetamol + thuốc giảm đau gây nghiện (thường là Tramadol)

Loại thuốc giảm đau gây nghiện được sử dụng phổ biến nhất là Tramadol. Những trường hợp cơn đau nhẹ hơn có thể dùng các chế phẩm phối hợp giữa Tramadol, Codein với Paracetamol. Các chế phẩm này có hiệu quả giảm đau tốt và ít tác dụng phụ hơn so với dùng thuốc giảm đau gây nghiện đơn độc.

Chống chỉ định:

  • Suy hô hấp
  • Hen phế quản
  • Nghiện rượu cấp
  • Tăng áp suất nội sọ
  • Suy gan nặng
  • Sử dụng thuốc ức chế monoamine oxidase trong vòng 14 ngày
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Thuốc giảm đau gây nghiện thường được dùng ngắn hạn để tránh tình trạng nghiện thuốc. Đối với những bệnh nhân dùng thuốc dài hạn, cần phải giảm liều từ từ trước khi ngưng hẳn. Do thuốc có cơ chế trung ương nên tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng ngoại ý. Để giảm nguy cơ gặp phải tác dụng phụ, cần tránh dùng rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn khác trong thời gian dùng thuốc.

5. Thuốc chống co giật/ thuốc giảm đau thần kinh

Thuốc chống co giật/ thuốc giảm đau thần kinh thường được sử dụng để điều trị động kinh, tâm thần phân liệt, hoang tưởng, trầm cảm loạn thần,… Bên cạnh đó, thuốc cũng được sử dụng để giảm cơn đau mãn tính do nguyên nhân thần kinh như bệnh zona thần kinh, đau thần kinh tọa, đau vai gáy, đau dây thần kinh liên sườn và tổn thương dây thần kinh do đái tháo đường.

Hai loại thuốc chống co giật được sử dụng trong điều trị đau vai gáy là Gabapentin và Pregabalin. Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như mất điều hòa, chóng mặt, buồn ngủ, nhìn mờ, sưng chân,… Nam giới sử dụng thuốc chống co giật có thể gặp phải tình trạng liệt dương, rối loạn cương dương và giảm ham muốn.

Liều dùng thuốc chống co giật trong điều trị đau vai gáy:

  • Gabapentin: Liều khởi đầu 300mg/ ngày, sau đó điều chỉnh liều tùy theo mức độ đáp ứng
  • Pregabalin: Liều khởi đầu 75mg/ lần/ ngày vào ban đêm, sau đó tăng dần cho đến khi liều lượng 150mg/ ngày. Trường hợp cần thiết có thể dùng tối đa 300mg/ ngày.

6. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến để giảm đau vai gáy và đau cho căng cơ hoặc cơ bị chèn ép. Cơn đau ở vùng vai gáy thường xảy ra do đĩa đệm, đốt sống chèn ép lên cơ vùng cổ và vai. Ngoài tình trạng đau nhức, cơ bị chèn ép và co cứng còn gây mỏi cổ, cứng cổ, tê bì và khó khăn khi hoạt động. Bên cạnh đó, những trường hợp đau vai gáy do chơi thể thao không đúng tư thế hoặc tập luyện với cường độ cao cũng có thể sử dụng thuốc giãn cơ để cải thiện.

Các loại thuốc giãn cơ thông dụng bao gồm Tolperisone, Eperisone và Mephenesine. Các loại thuốc này mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện các triệu chứng có liên quan đến hội chứng đau mỏi vai gáy. Tùy vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp.

thuốc trị đau vai gáy tốt nhất
Thuốc giãn cơ giúp thư giãn cơ bị co cứng và giảm đau nhức, ê mỏi do hội chứng đau vai gáy gây ra

Chống chỉ định:

  • Nhược cơ
  • Dị ứng với thành phần trong thuốc
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú

Thuốc giãn cơ có thể gây ra một số tác dụng phụ như hạ huyết áp, khô miệng, đau đầu, cáu gắt, chóng mặt, buồn ngủ, kích động, lo lắng,…

7. Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B được sử dụng trong trường hợp đau vai gáy có liên quan đến chèn ép rễ thần kinh cổ (thường do thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống cổ). Vitamin nhóm B có vai trò đặc biệt đối với quá trình tạo máu và phục hồi tổn thương ở tế bào thần kinh. Nhóm thuốc này được sử dụng với mục đích giãn co cứng vùng cổ, phòng ngừa thoái hóa dây thần kinh và phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương.

Mặc dù là vitamin tổng hợp nhưng vitamin B có thể gây ra tác dụng phụ khi tự ý sử dụng. Do đó, bệnh nhân chỉ dùng nhóm thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ. Để đạt hiệu quả lâm sàng, vitamin B thường được dùng ở liều cao.

Các loại vitamin nhóm B được sử dụng phổ biến trong điều trị đau vai gáy:

  • Vitamin B12
  • Vitamin B6
  • Vitamin B9
  • Vitamin B1

Trong trường hợp đau vai gáy do tư thế xấu, ít vận động và nhiễm lạnh, bệnh nhân cũng có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin B để cải thiện bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, nên thêm các nhóm thực phẩm giàu magie, vitamin C, kẽm,… vào chế độ ăn hằng ngày.

8. Corticosteroid

Corticosteroid có tác dụng kháng viêm mạnh nên được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh cơ xương khớp. Đối với đau vai gáy, loại thuốc này được dùng trong trường hợp vai gáy bị sưng đỏ và đau nhức dữ dội.

Để giảm tác dụng phụ, Corticosteroid thường được tiêm trực tiếp vào không gian xung quanh rễ thần kinh, ngoài màng cứng hoặc tiêm trực tiếp vào cơ vai gáy. Tuy nhiên, việc sử dụng Corticosteroid sẽ đi kèm với nhiều rủi ro. Vì vậy, bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng trước khi chỉ định.

Một số lưu ý khi tiêm Corticosteroid điều trị đau vai gáy:

  • Không để nước tiếp xúc với chỗ tiêm trong vòng 24 giờ đầu tiên nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Vết tiêm có thể bị sưng, đau trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 3 ngày, nên tái khám để kịp thời phát hiện và xử trí biến chứng.
  • Theo dõi các biểu hiện của cơ thể sau khi tiêm để kịp thời thông báo với bác sĩ.

9. TPCN Cốt Thoái Vương

Bên cạnh các loại thuốc điều trị, bệnh nhân cũng có thể dùng một số TPCN để hỗ trợ cải thiện đau vai gáy – đặc biệt là những trường hợp mãn tính có liên quan đến các bệnh lý cột sống. Trong đó, Cốt Thoái Vương là sản phẩm được khá nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

TPCN Cốt Thoái Vương được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu – một trong những thương hiệu dược phẩm uy tín ở nước ta. Sản phẩm được sản xuất với mong muốn giúp cải thiện tình trạng đau lưng, đau mỏi vai gáy do thoái hóa cột sống gây ra.

thuốc trị đau vai gáy hiệu quả
TPCN Cốt Thoái Vương được khuyên dùng cho người cao tuổi bị thoái hóa đốt sống gây đau vai gáy, tê bì chân tay

Thành phần chính của sản phẩm là cao thiên niên kiện 300mg (tương đương 2100mg dược liệu) và MSM (Methylsulfonylmethane) 80mg. Cao thiên niên kiện có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu. Trong khi đó, MSM giúp phục hồi và tái tạo các mô sụn bị thoái hóa.

Ngoài ra, công thức của Cốt Thoái Vương còn được bổ sung vitamin K2, B1, B2, dầu vẹm xanh, canxi và magie. Các thành phần này góp phần cải thiện độ chắc khỏe, dẻo dai của cột sống. TPCN Cốt Thoái Vương được khuyên dùng cho người bị viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy và người cao tuổi có cột sống suy yếu.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Mỗi lần dùng 2 – 3 viên, này dùng 2 lần
  • Sử dụng trước khi ăn khoảng 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ đồng hồ
  • Nên dùng đều đặn 3 – 6 tháng để đạt kết quả tốt nhất

Giá bán tham khảo:

  • TPCN Cốt Thoái Vương có giá 160.000 đồng/ hộp 30 viên

10. Tê nhức chân tay Bảo Nguyên

Tê nhức chân tay Bảo Nguyên là sản phẩm của Hoa Thiên Phú. Sản phẩm phù hợp với người bị đau vai gáy, đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, tê buốt, tê cứng, mỏi, tê bì, đau dây thần kinh ngoại biên, thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đốt sống. Sản phẩm được khuyến cáo dùng lâu dài để cho hiệu quả tốt nhất.

Tê nhức chân tay Bảo Nguyên chứa công thức là các dược liệu quý tốt cho xương khớp bao gồm đương quy, tang ký sinh, độc hoạt, tần giao, nhũ hương, mộc thông, ý dĩ nam, cam thảo, phòng phong, bạch thược, quế chi,… Các dược liệu này có tác dụng thông kinh hoạt lạc, mạnh gân cốt, tăng lưu thông khí huyết và trừ phong thấp.

thuốc trị đau vai gáy hiệu quả
Tê nhức chân tay Bảo Nguyên là sản phẩm hỗ trợ điều trị các triệu chứng do đau vai gáy gây ra

Hướng dẫn sử dụng:

  • Liều dùng hỗ trợ điều trị: Mỗi lần dùng 3 viên, ngày uống 2 lần
  • Liều dùng phòng bệnh: Mỗi lần sử dụng 1 – 2 viên, ngày dùng 2 lần
  • Sử dụng trước khi ăn 30 phút và nên uống với nhiều nước để sản phẩm được hấp thu tốt

Giá bán tham khảo:

  • Tê nhức chân tay Bảo Nguyên có giá 80.000 đồng/ hộp 30 viên

11. Viên uống cường Gân Cốt – Vai gáy

Viên uống cường Gân Cốt – Vai gáy là sản phẩm của thương hiệu Kingphar (Việt Nam). Sản phẩm được nghiên cứu để hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, đau khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, phong thấp và đau mỏi vai gáy. Công thức của sản phẩm chủ yếu là các loại dược liệu tốt cho cơ xương khớp như cao kê huyết đằng, cao độc hoạt, bạch quả, ngưu tất, cốt toái bổ và cao thiên niên kiện.

Tác dụng chính của viên uống cường Gân Cốt – Vai gáy là bổ thận, cường kiện gân cốt và hỗ trợ giảm đau nhức do nhiều bệnh lý khác nhau. Sản phẩm được khuyến khích dùng cho người già và người lao động nặng nhọc.

thuốc trị đau vai gáy hiệu quả
Viên uống cường Gân Cốt – Vai gáy có tác dụng cải thiện cột sống và giảm mức độ của các triệu chứng đau vai gáy

Đối với đau vai gáy do thoái hóa cột sống, nên sử dụng sản phẩm trong thời gian dài để tái tạo mô sụn, nuôi dưỡng xương và làm chậm quá trình thoái hóa. Theo thông tin từ nhà sản xuất, nên dùng sản phẩm trong 3 – 6 tháng để nhận thấy cải thiện rõ rệt.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Mỗi lần dùng 1 viên, ngày uống 2 – 3 lần
  • Sử dụng trước khi ăn 1 giờ đồng hồ hoặc dùng sau khi ăn 1 – 2 giờ

Giá bán tham khảo:

  • Viên uống cường Gân Cốt – Vai gáy có giá 160.000 đồng/ hộp 60 viên

12. Viên vai gáy Thái Dương

Viên vai gáy Thái Dương là sản phẩm hỗ trợ điều trị đau vai gáy được ưa chuộng trên thị trường. Sản phẩm này được phát triển từ bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng kiện gân cốt, hoạt huyết, bổ khí và trừ tà khí. Ngoài tác dụng giảm đau nhức và tê bì, sản phẩm còn giúp cải thiện tuần hoàn máu lên não, qua đó làm giảm tình trạng tê tay chân, đau vai, đau cánh tay và suy giảm trí nhớ.

Thành phần chính của Viên vai gáy Thái Dương là sinh địa, đậu tương lên men, độc hoạt, đảng sâm, đỗ trọng, phục linh, tần giao, tang ký sinh, phòng phong, cam thảo, xuyên khung,… Sự kết hợp giữa các thảo dược tự nhiên mang đến hiệu quả giảm đau nhức, tê bì, cứng cổ và giảm khả năng vận động do hội chứng đau vai gáy.

thuốc trị đau vai gáy hiệu quả
Bệnh nhân bị đau vai gáy mãn tính có thể dùng Viên vai gáy Thái Dương để hỗ trợ cải thiện cơn đau và các triệu chứng đi kèm

Viên vai gáy Thái Dương còn có hiệu quả cải thiện các vấn đề liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não như mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, say tàu xe, suy giảm trí nhớ,… Vì vậy, sản phẩm rất thích hợp với những người làm việc căng thẳng và người già gặp phải tình trạng tuần hoàn máu kém.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Mỗi lần dùng 1 – 2 viên, ngày dùng 2 – 3 lần
  • Sử dụng trước bữa ăn khoảng 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ

Giá bán tham khảo:

  • Viên vai gáy Thái Dương có giá 40.000 đồng/ hộp 12 viên

Lưu ý khi dùng thuốc trị đau vai gáy

Sử dụng thuốc đúng cách giúp giảm các triệu chứng do đau vai gáy gây ra. Bên cạnh đó, một số sản phẩm hỗ trợ còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau đầu, hoa mắt và tái tạo, phục hồi các cơ quan bị tổn thương. Tuy nhiên để thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Có thể sử dụng các loại thuốc không kê toa nếu chưa có thời gian đến bệnh viện. Tuy nhiên, chỉ nên dùng trong khoảng 5 – 7 ngày để tránh tác dụng ngoại ý.
  • Trao đổi với bác sĩ tình trạng đau vai gáy (triệu chứng, mức độ, thời điểm bùng phát và các triệu chứng đi kèm). Ngoài ra, nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
  • Sử dụng thuốc chỉ giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ phục hồi, tái tạo một số cơ quan bị tổn thương. Do đó, bắt buộc phải cải thiện từ nguyên nhân mới có thể điều trị đau vai gáy dứt điểm.
  • Thay đổi những thói quen xấu như ngồi sai tư thế, nằm sai tư thế, cúi gập lưng khi mang vác vật nặng, ít vận động, thường xuyên cúi cổ khi bấm điện thoại,… Những thói quen này không chỉ làm nghiêm trọng tình trạng đau vai gáy mà còn làm tăng tốc độ thoái hóa các khớp và cột sống.
  • Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể kết hợp thêm với một số cách chữa đau vai gáy tại nhà như chườm lạnh – chườm nóng, tập yoga, massage, bấm huyệt, chườm ngải cứu,… để giảm đau. Các biện pháp tại nhà có thể giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm, đồng thời hạn chế được tình trạng lạm dụng thuốc hiệu quả.
  • Trong trường hợp đau vai gáy có mức độ nặng, nên can thiệp các phương pháp chuyên sâu để cải thiện tình trạng một cách triệt để.

Thuốc điều trị đau vai gáy được sử dụng để đẩy lùi cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc khi cần thiết, tránh tình trạng lạm dụng và phụ thuộc quá mức vào thuốc. Nếu cơn đau kéo dài và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, nên đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán và điều trị.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 14/06/2023 - Cập nhật lúc 11:51 pm , 14/06/2023
Nguồn tham khảo
Cử nhân Báo Chí
Miss Thủy tốt nghiệp trường Học viên Báo chí và Tuyên truyền, từng có kinh nghiệm nhiều năm làm phóng viên, biên tập viên trong ngành báo chí về lĩnh vực sức khỏe. Bắt đầu tham gia và triển khai những nội của site wikibacsi.com từ những ngày đầu, am hiểu rất kĩ các kiến thức khoa học về các bệnh lý, thông tin sức khỏe, đặc biệt là dược phẩm và có nhiều nguồn tin uy tín, chất lượng từ các bệnh viện, tài liệu nghiên cứu.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc