Menu

Haloperidol có công dụng gì? Cách dùng và thận trọng khi sử dụng

Haloperidol
Hoạt chất

Haloperidol

    Đóng gói: Dung dịch tiêm, viên nén và bột hỗn hợp

    Loại thuốc: Thuốc hướng tâm thần

    Công ty sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm TW2 - VIỆT NAM

    Quốc gia sản xuất: Việt Nam

    Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm TW2

Haloperidol là loại thuốc hướng thần kinh có tác dụng kiểm soát tâm lý cũng như hành động, ngăn ngừa các tình trạng rối loạn thần kinh nghiêm trọng cho người bệnh. Ngoài ra, thuốc Haloperidol còn kích thích sản sinh các chất tự nhiên trong cơ thể và phục hồi chức năng não bộ.

Thuốc Haloperidol có công dụng gì?

Haloperidol thuộc nhóm thuốc an thần kinh lớn (butyrophenon) có hoạt tính đối kháng thụ thể dopamin. Nó được dùng trong việc điều trị triệu chứng rối loạn tâm thần hoặc tâm thần phân liệt.

Haloperidol giúp điều hòa tâm lý của người bệnh, giảm bớt suy nghĩ tiêu cực và áp lực trong tâm lý của họ, ngăn ngừa ảo giác. Ngoài ra, nó còn giúp người bệnh không còn suy nghĩ muốn xâm phạm hoặc làm tổn thương những người xung quanh.

Công dụng của thuốc Haloperidol là gì?
Công dụng của thuốc Haloperidol là gì?

Haloperidol cũng được dùng cho trẻ nhỏ để nhằm kiểm soát được các hành động, tâm lý của trẻ và giảm bớt triệu chứng co giật do Hội chứng Tourette gây ra.

Thuốc Haloperidol hoạt động bằng cách kích thích sự phát triển của các chất dẫn truyền thần kinh có lợi trong cơ thể, đặc biệt là ở não bộ. Điều này giúp phục hồi chức năng bình thường của hệ thần kinh trung ương, từ đó làm người bệnh tỉnh táo và bình tĩnh hơn.

Thuốc Haloperidol được bào chế dưới nhiều dạng như dung dịch tiêm bắp, viên nén và bột hỗn hợp. Liều lượng thuốc mà người bệnh sử dụng sẽ do các bác sĩ trực tiếp chỉ định.

Dùng thuốc Haloperidol như thế nào?

  • Thuốc Haloperidol có thể sử dụng kèm hoặc không kèm thức ăn. Người bệnh dùng thuốc theo liều do bác sĩ trực tiếp kê đơn.
  • Khi dùng thuốc dạng lỏng, người bệnh cần có dụng cụ đo để lấy lượng thuốc chính xác.
  • Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
  • Khi uống thuốc dạng viên, người bệnh nên dùng với nhiều nước và nên nuốt trọn cả viên. Hạn chế nhai hoặc nghiền nhỏ thuốc vì có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Nếu dùng thuốc một thời gian mà không thấy hiệu quả, người bệnh cần xin ý kiến của bác sĩ cho việc điều trị tiếp theo.

Liều dùng thuốc Haloperidol

Mỗi bệnh nhân sẽ có các liều dùng cụ thể phụ thuộc vào mức độ bệnh lý của mình. Thuốc Haloperidol cũng sẽ phân chia cho 2 đối tượng cụ thể là người lớn và trẻ nhỏ.

1. Liều dùng cho người lớn

Điều trị tâm thần phân liệt

Thuốc dạng uống:

  • Mức độ bệnh vừa phải: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 0,5 – 2mg
  • Mức độ nặng: Ngày uống thuốc 2 – 3 lần, mỗi lần từ 3 – 5mg. Với một số bệnh nhân nghiêm trọng thì liều đầu tiên có thể là 100mg/ngày.

Thuốc dạng tiêm:

  • Liều kiểm soát khẩn cấp là 2 – 5mg, mỗi lần tiêm cách nhau 4 – 8 giờ, tiêm trực tiếp vào bắp. Liều tối đa là 20mg/ngày.

Điều trị tình trạng rối loạn tâm thần

Thuốc dạng uống:

  • Mức độ vừa phải: Liều 0,5 – 2mg, ngày uống 2 – 3 lần.
  • Mức độ nặng: Liều 3 – 5mg, uống 2 – 3 lần một ngày. Với một số trường hợp bệnh lý đã quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định liều khởi đầu tối đâ là 100mg/ngày.

Thuốc dạng tiêm:

  • Liều kiểm soát nhanh các triệu chứng rối loạn tâm thần là 2 – 5mg, tiêm bắp trực tiếp, mỗi lần tiêm cách nhau 4 – 8 tiếng. Liều tối đa một ngày là 20mg.

Điều trị chứng lo âu, căng thẳng

Thuốc dạng uống:

  • Mức độ vừa phải: Liều 0,5 – 2mg, ngày 2 – 3 lần.
  • Mức độ nặng: Liều 3 – 5mg, uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Với một số trường hợp nghiêm trọng, liều dùng sẽ lên tới 100mg/ngày.

Thuốc dạng tiêm:

  • Liều kiểm soát khẩn cấp là 2 – 5mg, tiêm trực tiếp vào bắp, mỗi lần tiêm cách nhau 4 – 8 giờ.

Điều trị trạng thái kích động

Thuốc dạng uống:

  • Mức độ vừa phải: Liều dùng thuốc Haloperidol là 0,5 – 2mg, ngày uống 2 – 3 lần.
  • Mức độ nặng: Uống thuốc ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 5mg. Với những trường hợp bệnh quá nghiêm trọng, liều dùng một ngày của người bệnh có thể tăng đến 100mg.

Thuốc dạng tiêm:

  • Liều dùng khẩn cấp là 2 – 5mg, sử dụng tiêm bắp và khoảng cách giữa các lần tiêm là 4 – 8 lần. Liều tối đa cho một ngày sẽ là 20mg.

Điều trị Hội chứng Tourette

Thuốc dạng uống:

  • Liều khởi đầu cho mức độ bệnh vừa phải: Liều 0,5 – 2mg, uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Mức độ bệnh nặng: Liều khởi đầu là 3 – 5mg, ngày uống 2 – 3 lần.

Thuốc dạng tiêm:

  • Liều dùng kiểm soát khẩn cấp là 2 – 5mg, khoảng cách giữa các lần tiêm bắp là 4- 8 giờ. Liều tối đa một ngày không vượt quá 20mg.

2. Liều dùng thuốc cho trẻ nhỏ

Điều trị trạng thái kích động của trẻ (từ 3 – 12 tuổi có cân nặng 15 – 40kg)

  • Liều dùng khởi đầu: Dùng 0,5mg thuốc Haloperidol chia ra làm 3 phần đều nhau, uống trong ngày.
  • Liều lượng duy trì: Mỗi ngày dùng thuốc với hàm lượng 0,05 – 0,075mg/kg
Liều dùng thuốc Haloperidol cho trẻ nhỏ
Liều dùng thuốc Haloperidol cho trẻ nhỏ

Điều trị rối loạn tâm thần

Trẻ từ 3 – 12 tuổi nặng 15 – 40kg:

  • Liều dùng khởi đầu: Ngày dùng 0,5mg thuốc, chia đều làm 2 – 3 lần uống.
  • Liều dùng duy trì: Dùng 0,05 – 0,15mg/kg/ngày, chia đều và uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

Trẻ trên 13 tuổi và nặng trên 40kg:

  • Mức độ bệnh trung bình: Dùng liều 0,5 – 2mg, ngày uống từ 2 – 3 lần.
  • Mức độ bệnh nặng: Liều 3 – 5mg, uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

Điều trị và ngăn ngừa các hành vi hung hăng ở trẻ ( trẻ từ 3 -12 tuổi và nặng từ 15 – 40kg)

  • Liều dùng khởi đầu: Mỗi ngày dùng 0,5mg, chia đều ra làm 2 – 3 lần uống.
  • Liều dùng duy trì: Cho trẻ dùng liều 0,05 – 0,075mg/kg/ngày.

Điều trị Hội chứng Tourette

Trẻ ở độ tuổi 3 – 12 tuổi và nặng từ 15 – 40kg

  • Liều khởi đầu: 0,5mg/ngày, chia ra làm 2 – 3 lần uống.
  • Liều duy trì: 0,05 – 0,075mg/kg/ngày.

Trẻ trên 13 tuổi và nặng trên 40kg

  • Liều khởi đầu cho trẻ bị bệnh ở mức độ trung bình: 0,5 – 2mg, ngày uống 2 – 3 lần.
  • Liều khởi đầu cho trẻ bị bệnh ở mức độ nặng: 3 – 5mg, ngày uống 2 – 3 lần.

Tác dụng phụ của thuốc Haloperidol

Khi dùng thuốc Haloperidol không đúng cách hoặc cơ thể quá mẫn cảm với thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đau đầu, chóng mặt dữ dội
  • Co cứng xương khớp, chân tay run rẩy
  • Cơ thể bồn chồn, dễ chảy nước dãi
  • Tâm lý căng thẳng, lo âu
  • Tiểu tiện khó khăn, nước tiểu đậm màu
  • Kích thích tuyến sữa ở nữ giới, gây ra hiện tượng có sữa dù không nuôi con
  • Suy giảm ham muốn tình dục nam, khả năng sản sinh tinh trùng thấp
  • Co giật, méo miệng
  • Cơ thể đau nhức, sưng phù, đổ mồ hôi nhiều
  • Sốt cao, nôn mửa dai dẳng
  • Vàng da, đau bụng
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như ho, cảm cúm liên tục
  • Đau tức ngực, khó thở, dễ ngất xỉu
  • Nhịp tim chậm/nhanh không ổn định

Khi thấy cơ thể thấy có một trong các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tương tác thuốc Haloperidol

1. Những thuốc nào tương tác với Haloperidol?

Khi sử dụng thuốc Haloperidol, người bệnh nên tránh sử dụng chúng với những thuốc sau đây:

  • Nhóm thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim
  • Thuốc kháng sinh nhóm macrolid
  • Nhóm thuốc kháng cholinergic
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson
  • Thuốc giảm đau opioid
  • Thuốc điều trị ho
  • Các loại thuốc giãn cơ
  • Nhóm thuốc kháng histamin

Những loại thuốc nêu trên có thể làm gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của người bệnh. Do đó, trước khi dùng thuốc Haloperidol, người bệnh cần liệt kê chính xác cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang dùng hoặc sắp sử dụng. Điều này sẽ giúp các bác sĩ có sự sắp xếp phù hợp để hạn chế tương tác thuốc xấu.

2. Thức ăn và bia rượu có tương tác với Haloperidol không?

Thuốc Haloperidol có thể gây ra những tương tác nhất định với các loại thức ăn hoặc đồ uống không phù hợp. Do đó, người bệnh cần xin ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng trong thời gian dùng thuốc để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

3. Tình trạng sức khỏe nào gây ảnh hưởng đến thuốc Haloperidol?

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải một số vấn đề sức khỏe sau:

  • Rối loạn lưỡng cực
  • Bệnh trầm cảm
  • Bệnh Parkinson
  • Tế bào máu trắng trong cơ thể thấp hơn bình thường
  • Triệu chứng khó tiểu
  • Các bệnh lý về tim mạch
  • Hội chứng cường giáp
  • Bị tiền sử co giật

Khi gặp phải một trong những vấn đề sức khỏe trên, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để họ có thể đưa ra các phương án điều trị phù hợp nhất.

Bảo quản thuốc Haloperidol

  • Nên để thuốc ở những nơi có nhiệt độ phòng. Tránh những nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh nắng trực tiếp.
  • Không để thuốc ở ngăn đá tủ lạnh, nhà tắm, nhà bếp
  • Với thuốc dạng dung dịch tiêm, người bệnh có thể bảo quản tại ngăn mát tủ lạnh
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong gia đình
  • Khi không sử dụng, cần bảo quản thuốc nguyên vẹn trong bao bì
  • Với thuốc hết hạn sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể hủy thuốc an toàn.

Thận trọng khi dùng thuốc Haloperidol

Khi dùng thuốc Haloperidol, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Báo cho bác sĩ biết nếu người dùng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng thuốc quá liều lượng mà bác sĩ quy định.
Tuân thủ nghiêm túc liều lượng thuốc do bác sĩ chỉ định
Tuân thủ nghiêm túc liều lượng thuốc do bác sĩ chỉ định
  • Với thuốc tiêm, người bệnh cần sử dụng cẩn thận hoặc có thể đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tiêm trực tiếp.
  • Liệt kê các loại thuốc đang và sắp dùng để bác sĩ có sự điều chỉnh phù hợp.
  • Nếu dùng thuốc cho trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, người dùng cần tham khảo cẩn thận ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Người dùng nên thông báo chính xác cho bác sĩ biết về tình hình sức khỏe hiện tại để có phương án điều chỉnh phù hợp.
  • Trong trường hợp người dùng đang mang thai, dự định có con hoặc đang cho con bú, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để hạn chế những rủi ro không đáng có trong quá trình điều trị.

Nên làm gì khi dùng thuốc quá/lỡ liều?

Với trường hợp dùng thuốc quá liều và gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh không nên tự chữa trị tại nhà vì điều này có thể làm các triệu chứng ấy trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Còn trong trường hợp người dùng lỡ liều, hãy khắc phục bằng cách dùng thuốc trong thời gian nhớ ra sớm nhất. Tuy nhiên, nếu đã sát với giờ dùng thuốc kế tiếp, người bệnh hãy bỏ qua liều cũ và dùng liều mới như bình thường.

Thuốc Haloperidol có giá bao nhiêu?

Giá thuốc sẽ có sự chênh lệch khác nhau giữa các địa điểm bán, dao động trong khoảng 60.000 – 120.000 đồng. Người bệnh có thể đến các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn để mua thuốc với giá cả phù hợp nhất.

Vừa rồi là những thông tin về loại thuốc hướng thần kinh Haloperidol. Người bệnh trước khi sử dụng hãy tham khảo thật kỹ những kiến thức này để có thể dùng thuốc đúng cách và hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn khỏe!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Thuốc Quetiapine điều trị bệnh tâm thần phân liệt tốt không? Giá bao nhiêu?

Ngày đăng: 12/07/2023 - Cập nhật lúc 11:58 am , 12/07/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Top