Menu

Itraconazole hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm như thế nào? Những lưu ý khi dùng

Itraconazole
Hoạt chất

Itraconazole

    Đóng gói: Viên nang, viên nén, dung dịch uống

    Loại thuốc: Điều trị một số bệnh nhiễm trùng do nấm

Thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm – Itraconazole – đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận nên mọi người hoàn toàn có thể tin tưởng vào mức độ hiệu quả cũng như sự an toàn. Để biết thông tin về loại thuốc này, mọi người hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

Thuốc Itraconazole có công dụng gì?

Nhiễm trùng do nấm là một tình trạng sức khỏe phổ biến hiện nay ở nước ta. Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chính, hệ miễn dịch yếu là những lí do hàng đầu khiến nhiều loại nấm ký sinh xuất hiện, sinh sôi và gây bệnh bên trong cơ thể con người.

Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tác động đến khả n ăng sinh sản của chị em phụ nữ. Chính vì thế, ngay từ khi bệnh khởi phát, mọi người cần tìm cách điều trị ngay, sớm ngày nào càng tốt ngày đó.

Thuốc Itraconazole giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm
Thuốc Itraconazole giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm

Itraconazole là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm azloe được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do nấm có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Khi được đưa vào bên trong cơ thể, các thành phần hoạt chất bên trong Itraconazole sẽ tiếp cận khu vực mắc bệnh và dần dần tiêu diệt các loại nấm ký sinh gây bệnh, từ đó ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Thuốc có thể được sử dụng cho một số trường hợp như:

  • Bệnh nhân bị nấm âm đạo, âm hộ
  • Viêm giác mạc mắt do nhiễm nấm
  • Nấm ngoài da
  • Nấm Candida ở miệng
  • Mắc bệnh nấm do Coccidioidomycosis
  • Mắc bệnh nhiễm nấm Microsporidiosis
  • Mắc bệnh nhiễm nấm móng tay
  • Điều trị duy trì cho bệnh nhân HIV
  • Mắc bệnh viêm màng não do nấm Cryptococcus
  • Lang ben
  • Bệnh nấm Aspergillus trong phổi và ngoài phổi

Thuốc đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận nên người dùng hoàn toàn có thể  tin tưởng vào chất lượng cũng như hiệu quả của nó. Chỉ cần sử dụng Itraconazole theo đúng chỉ định cũng như lời khuyên của bác sĩ, các bệnh nhiễm trùng do nấm sẽ nhanh chóng biến mất.

Liều lượng, cách dùng thuốc Itraconazole

Thuốc Itraconazole được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang và dung dịch uống nên người bệnh rất dễ dàng sử dụng. Thuốc chỉ được sử dụng nếu được bác sĩ kê đơn. Tùy vào từng loại nhiễm trùng do nấm (nấm móng tay, blastomycosis, histoplasmosis, aspergillosis, Microsporidiosis, nấm Candida âm đạo…) cũng như độ tuổi và tình trạng bệnh, liều lượng dùng Itraconazole ở mỗi người là khác nhau.

Ở từng bệnh nhân, giai đoạn tiến triển của bệnh sẽ khác nhau, điều đó có nghĩa là thời gian dùng thuốc Itraconazole sẽ không thể là như nhau. Có người chỉ mất 1 tháng là có thể hoàn toàn đẩy lùi được các loại nấm gây bệnh ra khỏi cơ thể. Thế nhưng cũng có những trường hợp phải mất đến vài tháng mới có thể khỏe mạnh trở lại.

Tất cả những vấn đề này sẽ được bác sĩ thông báo thật cụ thể và chi tiết khi tiến hành ghi đơn thuốc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào nên quan đến cách sử dụng Itraconazole, người bệnh cần phải hỏi luôn bác sĩ ngay tại thời điểm đó để tránh việc dùng sai liều, sai cách.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, người dùng sẽ có liều lượng uống khác nhau
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, người dùng sẽ có liều lượng uống khác nhau

Thuốc Itraconazole có những tác dụng phụ gì?

Thuốc Itraconazole giúp điều trị một số bệnh nhiễm trùng do nấm rất tốt, thế nhưng nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Theo các chuyên gia y tế, Itraconazole có thể gây suy tim (tình trạng tim không thể bơm đủ máu và oxy cho cơ thể). Do đó, nếu thấy nhịp tim nhanh chậm bất thường; sưng phù chân, mắt cá chân; thường xuyên thức dậy vào ban đêm; khó thở… hãy đi bệnh viện càng sớm càng tốt.

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, đau dạ dày, chóng mặt, mất ngủ là những triệu chứng phổ biến nhất có thể xảy ra. Nếu bất cứ hiện tượng nào kéo dài hoặc ngày càng trở nên tồi tệ, hãy báo ngay cho bác sĩ. Itraconazole có thể gây ra hiện tượng phát ban nhẹ trên da nên hoàn toàn không đáng lo ngại.

Đặc biệt, người dùng cần biết rằng, các thành phần có trong thuốc Itraconazole có thể gây tổn hại rất lớn cho gan, làm suy giảm thính lực và có thể khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng trầm cảm.

Trên đây là một số những tác dụng phụ điển hình của thuốc Itraconazole có thể gây ra cho người bệnh. Mọi triệu chứng dù nặng hay nhẹ cũng cần phải được mọi người theo dõi sát sao. Hãy lưu số điện thoại của bác sĩ để gọi cho họ trong trường hợp cần thiết.

Đối tượng nào cần cẩn trọng khi dùng Itraconazole?

  • Đã từng bị suy tim
  • Mắc bệnh về gan
  • Chức năng hoạt động của thận không tốt
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Có ý định sẽ mang thai trong thời gian sắp tới
  • Người bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc Itraconazole
  • Đã từng gặp phải các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến phổi
  • Có hệ miễn dịch yếu

Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng Itraconazole?

  • Chỉ dụng thuốc có nhãn hiệu và dạng bào chế mà bác sĩ kê toa
  • Không sử dụng thuốc Itraconazole nếu tem niêm phong trên sản phẩm đã bị mất
  • Nếu người dùng mắc thêm các bệnh liên quan đến gan hoặc thận, bác sĩ sẽ chỉ định không nên dùng itraconazole với một số thuốc như colchicine, fesoterodine, solifenacin hoặc telithromycin.
  • Người bệnh không nên sử dụng Itraconazole để điều trị nhiễm trùng móng chân hoặc móng tay khi đang mang thai
  • Phụ nữ đang chuẩn bị kế hoạch mang thai cần sử dụng thuốc tránh thai ít nhất 2 tháng sau liều thuốc Itraconazole cuối cùng , sau đó mới “thả”
  • Không dùng thuốc này nếu bị dị ứng với một số loại thuốc tương tự với Itraconazole như fluconazole hoặc ketoconazole
  • Nếu người bệnh đang dùng thuốc kháng axit hoặc thuốc dạ dày, hãy uống chúng ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi sử dụng Itraconazole
  • Thuốc viên nén và viên nang cần uống sau bữa ăn lúc bụng vẫn còn no
  • Thuốc Itraconazole dạng dung dịch uống nên sử dụng lúc đói
  • Thuốc nên được uống cùng một thời điểm mỗi ngày
  • Nếu quên liều cần gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ để biết chính xác cách bổ sung như thế nào
  • Không sử dụng Itraconazole cho trường hợp dưới 18 tuổi khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi bệnh đã gần khỏi bởi nhiễm trùng có thể quay trở lại nếu ngừng dùng thuốc quá sớm
  • Người bệnh không nên tự ý dừng uống thuốc mà chưa thông báo cho bác sĩ
  • Không chuyển từ dùng viên nén, viên nang sang dùng dạng dung dịch uống trừ khi có chỉ định của bác sĩ
Mọi người không nên dùng thuốc Itraconazole nếu tem niêm phong trên sản phẩm đã mất
Mọi người không nên dùng thuốc Itraconazole nếu tem niêm phong trên sản phẩm đã mất

Itraconazole tương tác với những loại thuốc nào?

Người dùng có thể gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng Itraconazole chung với một số loại thuốc như:

  • Avanafil: Thuốc được sử dụng để điều trị chứng bệnh liệt dương, rối loạn cương dương
  • Cisaprid: Thuốc chữa một số bệnh về đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày…
  • Irinotecan: Thuốc điều trị bệnh ung thư ruột kết
  • Methadone: Thuốc giảm đau có chất gây mê
  • Naloxegol: Sử dụng cho người bị táo bón
  • Runolazine: Điều trị đau ngực mãn tính
  • Ticagrelor: Thường được sử dụng cho các bệnh nhân thường xuyên bị đau tim hoặc đau ngực nghiêm trọng
  • Lurasidone hoặc Pimozide: Thuốc chống rối loạn tinh thần
  • Lomitapide, Lovastatin, Simvastatin: Thuốc giảm cholesterol
  • Dihydroergotamine, Ergotamine: Bệnh nhân thường xuyên bị đau đầu sẽ được khuyến cáo sử dụng các loại thuốc này
  • Eplerenone, Felodipine, Ivabradine hoặc Nisoldipine: Thuốc điều trị bệnh tim hoặc huyết áp
  • Disopyramide, dofetilide, dronedarone hoặc quinidine: Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
  • Midazolam, hoặc triazolam: Thuốc an thần
  • Detrol, Flomax, Vesicare: Thuốc điều trị các vấn đề tiết niệu
  • Ciprofloxacin, Clarithromycin, erythromycin: Thuốc kháng sinh
Cần tìm hiểu thật kỹ thông tin các loại thuốc có tương tác với Itraconazole
Cần tìm hiểu thật kỹ thông tin các loại thuốc có tương tác với Itraconazole

Trên đây chưa phải là danh sách toàn bộ các loại thuốc có tương tác với Itraconazole. Chính vì thế, để biết chính xác thông tin về vấn đề này, trước khi dùng thuốc Itraconazole để điều trị các bệnh do nấm gây ra, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về tên những thuốc đang dùng (nếu có) để họ có sự điều chỉnh liều lượng cũng như hướng dẫn sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả nhất.

Cần bảo quản thuốc Itraconazole ra sao?

  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc in trên bao bì sản phẩm hoặc hỏi trực tiếp bác ĩ
  • Cất giữ thuốc ở nhiệt độ 15 độ C đến 25 độ C
  • Không để thuốc dạng dung dịch uống trên ngăn đá tủ lạnh
  • Không để thuốc ở những nơi ẩm ướt vì có thể khiến thuốc bị mốc
  • Tránh bảo quản Itraconazole ở vị trí có ánh nắng trực tiếp chiếu vào
  • Nếu gia đình có trẻ nhỏ, hãy đảm bảo thuốc được cất ở vị trí xa tầm với của các con

Thuốc Itraconazole có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Itraconazole có thể được bán trên thị trường với gái 16.000đ/viên. Được biết, hiện tại thuốc được đóng theo quy chuẩn là 1 hộp x 2 vỉ x 10 viên. Giá thuốc kia có thể có sự dao động nhẹ tùy vào từng địa điểm bán thuốc.  Itraconazole được bán theo đơn được kê của bác sĩ. Người bệnh có thể cầm đơn thuốc đến các cửa hàng thuốc lớn, uy tín để mua được sản phẩm chất lượng, tránh trường hợp dùng phải thuốc giả dẫn đến tiền mất tật mang.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Itraconazole  được tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài. Hy vọng thông qua bài viết, những người đang khổ sở vì mắc các bệnh gây ra do nấm sẽ biết đến thêm một cách thức điều trị bệnh.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Naftifine điều trị nhiễm trùng có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023

Bình luận

*
*

Top