Menu

Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim sử dụng thuốc Quinidine như thế nào?

Quinidine
Hoạt chất

Quinidine

    Đóng gói: Viên nén và dung dịch tiêm

    Loại thuốc: Thuốc điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh rối loạn nhịp tim

Quinidine là một loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim – tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Với khả năng kéo dài thời gian trơ của tim và ngăn chặn tính tự động bất thường của nhịp tim, thuốc Quinidine sẽ giúp bình ổn lại nhịp tim, tránh tình trạng nhanh chậm bất thường.

Thuốc Quinidine có công dụng gì?

Các chuyên gia y tế cho biết, ở người trưởng thành, nhịp tim 60-100 lần/phút sẽ được coi là bình thường. Thế nhưng theo ghi nhận hiện nay tại các bệnh viện trong cả nước, số trường hợp bệnh nhân (cả người cao tuổi lẫn thanh thiếu niên) đến điều trị vấn đề rối loạn nhịp tim ngày một nhiều.

Thông thường nhịp tim sẽ nhanh khi chúng ta tập thể dục hoặc làm việc gì đó quá sức hoặc đang căng thẳng, lo lắng. Tuy nhiên, nếu trong lúc nghỉ ngơi, nhịp tim vẫn chưa trở lại mức độ ổn định thì chứng tỏ người đó đã bị rối loạn nhịp tim. Đây là tình trạng xảy ra khi xung điện trong tim bị rối loạn, từ đó dẫn đến nhịp tim không đều, lúc nhanh, lúc chậm và khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi.

Thuốc Quinidine điều trị rối loạn nhịp tim
Thuốc Quinidine điều trị rối loạn nhịp tim

Người bị huyết áp cao, rối loạn tuyến giáp, chức năng phổi hoạt động không tốt, mắc bệnh tiểu đường… là những trường hợp dễ bị căn bệnh này tấn công. Theo các bác sĩ, bệnh nếu không được điều trị đúng cách thì có khả năng dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ…

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc và nếu cần sẽ thực một số biện pháp can thiệp khác như dùng máy khử rung tim… Hiện nay có rất nhiều loại thuốc dành riêng cho bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, điển hình trong số đó phải kể đến Quinidine. Với khả năng kéo dài thời gian trơ của tim và ngăn chặn tính tự động bất thường của nhịp tim, thuốc Quinidine sẽ giúp bình ổn lại nhịp tim, tránh tình trạng nhanh chậm bất thường.

Sử dụng thuốc Quinidine như thế nào?

Thuốc Quinidine được bào chế dưới dạng viên nén (loại thông thường và loại viên nén phóng thích kéo dài), dung dịch tiêm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của người dùng, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc. Liều lượng sử dụng Quinidine ở mỗi đối tượng bệnh nhân là không giống nhau.

1. Liều dùng cho người lớn bị rối loạn nhịp tim

  • Viên nén (sulfate): 100-600 mg/liều uống, có thể uống 2-3 lần/ngày, mỗi liều cách nhau ít nhất khoảng 4 tiếng.
  • Viên nén phóng thích kéo dài: 324-648 mg (Quinidine gluconate), 2-3 lần trên ngày/, mỗi liều cách nhau khoảng 8 tiếng
  • Dung dịch tiêm: Pha loãng 800mg Quinidine với 50ml gluconat

2. Liều dùng cho trẻ em bị rối loạn nhịp tim

Đây là đối tượng có hệ miễn dịch, sức đề kháng cũng như sức khỏe yếu nên việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể đem đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Chính vì thế, với trẻ em gặp phải vấn đề này, các bậc phụ huynh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

3. Nên làm gì khi quên liều hoặc sử dụng quá liều?

Trong trường hợp quên liều, người bệnh cần uống lại ngay lập tức tại thời điểm nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian uống bổ sung quá gần với thời điểm uống liều tiếp theo, tốt nhất người bệnh hãy bỏ qua liều đã quên. Tuyệt đối không gộp hai liều vào uống cùng một lúc.

Nếu chẳng may uống quá liều so với quy định của bác sĩ, bệnh nhân cần thông báo ngay cho họ để có cách xử lý kịp thời.

Thuốc có dạng viên nén và dung dịch tiêm
Thuốc có dạng viên nén và dung dịch tiêm

Thuốc Quinidine có những tác dụng phụ nào?

Một số tác dụng phụ phổ biến người bệnh có thể gặp khi dùng thuốc Quinidine là:

  • Sốt
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Ợ nóng, buồn nôn
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Phát ban
  • Đau tức ngực
  • Thay đổi thị lực
  • Chảy máu bất thường
  • Thính giác bị ảnh hưởng
  • Tiêu chảy
  • Đau khớp, đau cơ
  • Thường xuyên bị nhầm lẫn, mê sảng
  • Thiếu máu
  • Phù mạch
  • Giảm tiểu cầu
  • Ngất xỉu

Trong thời gian dùng thuốc, nếu người bệnh nhận thấy bất cứ triệu chứng bất thường nào kể trên, hãy gọi điện hoặc đến gặp mặt trực tiếp bác sĩ để được kiểm tra. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ kết luận xem các tác dụng phụ kia có thực sự trở thành báo động đỏ đối với người bệnh hay không.

Đối tượng nào cẩn trọng khi dùng thuốc Quinidine?

Nếu thuộc những trường hợp dưới đây, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ thật cẩn thận trước khi quyết định sử dụng thuốc Quinidine để điều trị bệnh rối loạn nhịp tim.

  • Người bị rối loạn chức năng nút xoang trong tim – một bệnh lý loạn nhịp rất nguy hiểm, nhịp tim nhanh chậm bất thường không theo bất cứ một quy luật nào. Cách điều trị chứng bệnh này tốt nhất là người bệnh sẽ được đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
  • Bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ – là một bệnh tự miễn gây rối loạn thần kinh cơ khiến cho người bệnh thường xuyên mệt mỏi, dễ mất sức cho dù chỉ làm một việc rất nhẹ. Hiện chưa tìm ra phương pháp có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.
  • Chức năng gan hoạt động không tốt
  • Mắc các bệnh liên quan đến gan
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Đối tượng dưới 18 tuổi

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng thuốc Quinidine?

  • Không tự ý sử dụng chung Quinidine với các loại thuốc khác nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Quinidine có thể được sử dụng điều trị bệnh sốt rét do muỗi gây ra, tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Khi uống thuốc viên nén, người bệnh tuyệt đối không cắn, nhai, nghiền thuốc trong miệng. Uống thuốc cùng với một cốc nước lọc và nuốt chửng hoàn toàn cả viên.
  • Thuốc nên được uống vào một khung giờ nhất định mỗi ngày để tránh tình trạng quên liều
  • Không dùng chung thuốc với bệnh nhân khác
  • Người bệnh không tự ý ngừng uống thuốc khi chưa thông báo cho bác sĩ
  • Sau một thời gian sử dụng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lại nhịp tim để từ đó có thể đưa ra sự điều chỉnh về liều lượng thuốc nếu cần
  • Sau khi uống thuốc, trong vòng 10 phút, người bệnh không nên nằm
  • Hiện có rất nhiều nhãn hiệu và dạng khác nhau của thuốc Quinidine nhưng không phải loại nào cũng có tác dụng giống nhau. Chính vì thế người bệnh chỉ nên dùng đúng loại bác sĩ đã kê trong đơn thuốc
  • Không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi trong thời gian sử dụng thuốc Quinidine
  • Hạn chế uống bia rượu, cà phê, hút thuốc lá
  • Thường xuyên đo nhịp tim để biết chính xác mức độ tác động của thuốc đối với bệnh
Không cắn, nhai viên thuốc trong miệng
Không cắn, nhai viên thuốc trong miệng

Quinidine tương tác với những loại thuốc nào?

Theo các chuyên gia tế, người bệnh bị rối loạn nhịp tim không nên sử dụng đồng thời cùng một lúc thuốc Quinidine với một số loại dưới đây. Nếu bắt buộc phải sử dụng, thời gian mỗi loại thuốc được đưa vào cơ thể phải cách nhau ít nhất khoảng 3 tiếng hoặc cần có sự điều chỉnh liều lượng thích hợp giữa các thuốc.

  • Thuốc kháng nấm nhóm azole: Ketoconazol (Nizoral), fluconazole (Diflucan), itraconazole (Sporanox PulsePak), voriconazole (VFEND), posaconazole (Noxafil)
  • Thuốc ức chế enzym protease của virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người mắc HIV: Indinavir (Crixivan), và saquinavir (Invirase)
  • Thuốc chống loạn thần: Thioridazine (Mellaril), amitriptyline (Elavil, Endep)
  • Thuốc chống đông máu: Warfarin

Ngoài các cái tên được kể ở trên, thuốc Quinidine còn có sự tương tác với:

  • Phenobarbital
  • Phenytoin (Dilantin)
  • Rifampin (Rifamate)
  • Amiodarone (Cordarone)
  • Cimetidine (Tagamet)
  • Gemifloxacin
  • Gonadorelin
  • Goserelin
  • Ibutilide
  • Idelalisib
  • Imipramine
  • Levofloxacin
  • Lidocaine
  • Lidoflazine
  • Mefloquine
  • Methadone
  • Metronidazole
  • Nalidixic Acid
  • Nilotinib
  • Norfloxacin
  • Pancuronium
  • Pasireotide
  • Pazopanib
  • Quetiapine
  • Quinine
  • Ranolazine
  • Romidepsin
  • Solifenacin
  • Sorafenib
  • Sotalol
  • Triptorelin
  • Tubocurarine
  • Ulipristal
  • Vandetanib
  • Vortioxetine
  • Zolmitriptan

Nên bảo quản thuốc Quinidine như thế nào?

  • Thuốc Quinidine nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng
  • Tránh để nơi ẩm ướt
  • Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc
  • Tránh xa tầm tay của trẻ em
  • Nên để thuốc ở trong bao bì vốn có của nó

Mua thuốc Quinidine ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Quinidine nên được mua tại bệnh viện hoặc các cửa hành thuốc lớn, uy tín để tránh việc xuất hiện của thuốc giả, kém chất lượng. Tùy từng địa chỉ bán, thuốc Quinidine sẽ có giá khác nhau, tuy nhiên mức độ chênh lệch sẽ không quá nhiều.

Một lần nữa nhắc lại rối loạn nhịp tim là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm có thể khiến người bệnh bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim và dẫn đến tử vong. Thuốc không có tác dụng chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà chỉ có tác dụng hỗ trợ kiểm soát sự tăng, chậm bất thường của nhịp tim.

Bên cạnh việc uống thuốc, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên thay đổi lối sống, bỏ hút thuốc lá, ăn nhiều cám rau củ…. Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 phút cũng là một cách hữu hiệu giúp người bệnh kiểm soát tình trạng rối loạn nhịp tim.

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Thuốc Ibutilide điều trị bệnh rung tâm nhĩ dùng như thế nào? Giá bán bao nhiêu?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Bình luận (1)
Sắp xếp
  • Oanh Luong Trả lời

    Tôi cần mua Quinidin Sulfate 200mg gấp, vui lòng tư vấn giúp.

Bình luận

*
*

Top