Menu

Jardiance® điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào? Giá bao nhiêu?

Jardiance®
Biệt dược

Jardiance®

    Loại thuốc: Thuốc điều trị bệnh tiểu đường

    Đóng gói: Dạng viên nén 10mg và 25mg

    Công ty sản xuất: Công ty Boehringer Ingelheim

    Quốc gia sản xuất: Đức

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận cho phép lưu hành rộng rãi thuốc Jardiance® với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo ghi nhận, sau một thời gian sử dụng, người bệnh sẽ giảm thiểu được tối đa gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim.

Thuốc Jardiance® có công dụng gì?

Tháng 5 năm 2014, thuốc Jardiance® đã được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới với vai trò giúp điều trị cho những người không may mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 – căn bệnh đang có xu hướng ngày một gia tăng tại Việt Nam. Năm 2017, theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang phải ngày ngày chiến đấu với căn bệnh hiểm ác này.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày một tăng, điều đó đồng nghĩa với việc các nhà khoa học cần phải sáng chế ra thêm các loại thuốc giúp đặc trị căn bệnh này. Jardiance® là một trong số chúng. Viên nén Jardiance® có chứa empagliflozin – một chất ức chế sự vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2).

Thuốc điều trị cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Thuốc điều trị cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Empagliflozin cho phép loại bỏ một lượng đường trong máu đáng kể thông qua việc đi tiểu và kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân.

Không chỉ có FDA mà ngay cả Viện Xuất sắc Lâm sàng Quốc gia (NICE) cũng khuyến cáo bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 nên sử dụng thuốc Jardiance® để giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc suy tim.

Đồng thời, Jardiance® sẽ giúp bệnh nhân tránh xa rủi ro phải cưa bỏ tay chân, bị mù lòa, suy thận hoặc gặp các vấn đề khác về thần kinh nếu mắc phải căn bệnh này trong thời gian dài.

Liều lượng, cách sử dụng thuốc Jardiance®

Mỗi người khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ có tình trạng bệnh khác nhau, điều này tùy thuộc vào khoảng thời gian mắc bệnh cũng như hàm lượng đường trong máu. Chính vì thế, liều lượng sử dụng Jardiance® ở từng đối tượng sẽ có sự khác nhau.

Theo đó, trước khi dùng loại thuốc này, chúng tôi khuyên người bệnh nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để nhận được sự tư vấn chính xác nhất của bác sĩ.

1. Liều dùng Jardiance® cho người lớn

Đối với người lớn, sau khi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, liều lượng sử dụng Jardiance® ban đầu được bác sĩ chỉ định là 10mg, uống 1 lần/ngày vào buổi sáng. Người bệnh có thể tăng liều dùng lên  25mg, cũng uống 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng nếu có chỉ định của bác sĩ.

2. Liều dùng Jardiance® cho trẻ nhỏ

Hiện tại liều thuốc Jardiance® dành cho trẻ nhỏ vẫn chưa được nghiên cứu và xác định chính xác. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải hỏi thật kỹ bác sĩ về tác hại cũng như mọi rủi ro mà trẻ có thể gặp phải nếu có ý định sử dụng Jardiance® điều trị bệnh.

Làm gì khi quên liều hoặc uống quá liều?

Uống Jardiance® thường được uống mỗi ngày một lần vào buổi sáng sớm. Tuy nhiên, không ít người bệnh rơi vào tình huống là quên uống thuốc và họ lo lắng không biết phải làm sao.

Trong trường hợp này, mọi người cần phải uống bổ sung ngay tại thời điểm nhớ ra hoặc có thể bỏ qua liều thuốc đó. Để tránh tình trạng quên thuốc, chúng tôi khuyên người bệnh nên hẹn giờ báo thức hoặc để thuốc ở vị trí dễ nhìn nhất.

Theo các chuyên gia y tế, thuốc Jardiance® chỉ nên uống một lần/ngày chính vì thế người bệnh tuyệt đối không được làm trái quy định này. Nếu chẳng may uống quá liều, mọi người cần báo ngay cho bác sĩ để có cách xử lý kịp thời nhất.

Tránh tình trạng uống quá liều khi sử dụng Jardiance®
Tránh tình trạng uống quá liều khi sử dụng Jardiance®

Những đối tượng nào không nên sử dụng Jardiance®?

Thuốc Jardiance® chống chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân dưới đây:

  • Bị tiểu đường loại 1
  • Suy thận nặng
  • Bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối
  • Đang chạy thận nhân tạo
  • Người bị tăng ceton trong máu hoặc nước tiểu
  • Đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Huyết áp thấp
  • Có mức cholesterol cao
  • Có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Từ 65 tuổi trở lên

Khi dùng Jardiance®, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ nào?

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 trong thời gian sử dụng thuốc Jardiance® có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Hạ huyết áp
  • Thận bị tổn thương
  • Nhiễm trùng cơ quan sinh dục
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Chóng mặt
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Buồn nôn, nôn liên tục
  • Đau bụng
  • Khó thở
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Toát nhiều mồ hôi
  • Phù mạch

Trên đây chưa phải là tất cả những tác dụng phụ mà thuốc Jardiance® gây ra cho người bệnh. Trong thời gian điều trị bệnh tiểu đường bằng Jardiance®, mọi người cần theo dõi cơ thể thật cẩn thận. Nếu thấy có bất cứ triệu chứng bất thường nào xuất hiện, hãy báo ngay cho bác sĩ.

Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Jardiance®?

Để thuốc Jardiance® có thể phát huy hết tác dụng khi được đưa vào bên trong cơ thể, người dùng cần nhớ một số chú ý quan trọng dưới đây:

  • Không dùng Jardiance® nếu bị dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thuốc
  • Liệt kê tất cả các loại thuốc đang dùng (nếu có) cho bác sĩ biết để có sự điều chỉnh cho hợp lý nhất
  • Chỉ uống vào buổi sáng trước hoặc sau khi ăn
  • Tuyệt đối không tự ý thay đổi về liều dùng mà chưa thông báo cho bác sĩ
  • Uống thuốc cùng với một cốc nước, không được cắn, nhai, nghiền viên thuốc ở trong miệng
  • Không được kéo dài thời gian sử dụng thuốc so với thời gian bác sĩ đã chỉ định
  • Trong khi dùng thuốc Jardiance®, nếu có bất cứ hiện tượng nào bất thường, cần báo ngay cho bác sĩ
  • Kiêng rượu bia, đồ ngọt, hút thuốc lá, uống cà phê khi mắc bệnh tiểu đường
  • Thường xuyên rèn luyện sức khỏe
  • Tránh làm việc nặng để không bị thương rồi dẫn đến hoại tử
  • Đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để biết rõ hàm lượng đường trong máu đang ở mức bao nhiêu
Bệnh nhân tiểu đường loại 1 không nên dùng thuốc này
Bệnh nhân tiểu đường loại 1 không nên dùng thuốc này

Thuốc Jardiance® tương tác với những loại thuốc nào?

Theo các chuyên gia y tế, Jardiance® sẽ có tương tác với một số loại thuốc điển hình như:

  • Amlodipine
  • Aspirin
  • Atorvastatin
  • Chlorothiazide
  • Chlorpropamide
  • Chlorthalidone
  • Dulaglutide
  • Crestor® (rosuvastatin)
  • Gabapentin
  • Glimepiride
  • GlipizideInvokana (canagliflozin)
  • Januvia (sitagliptin)
  • Lipitor(atorvastatin)
  • Lisinopril
  • Losartan
  • Hydrochlorothiazide
  • Indapamid
  • Letermovir
  • Metformin
  • Omeprazole
  • Pantoprazole
  • Simvastatin
  • Triamterene
  • Tolazamid
  • Tolbutamid
  • Victoza® (liraglutide)
  • Vitamin D3 (cholecalciferol)

Thuốc Jardiance® cần bảo quản ra sao?

Thuốc Jardiance® nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, chỗ khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Tốt nhất, mọi người nên để thuốc trong tủ thuốc cá nhân của gia đình và phải tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.

Thuốc Jardiance® có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Tùy từng địa điểm bán, thuốc Jardiance® có giá dao động trong khoảng 700.000-900.000 VNĐ/hộp. Khi tìm mua loại thuốc này, chúng tôi khuyên người bệnh nên đến các bệnh viện lớn hoặc các hiệu thuốc uy tín để tránh việc mua phải hàng giả kém chất lượng. Một hộp thuốc Jardiance® chỉ có 3 vỉ x 10 viên nên giá thành như thế kia có thể nói là tương đối cao.

Thuốc Jardiance® ra đời như một “ánh sáng cuối con đường” dành cho các bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2. Việc dùng đều đặn thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp duy trì đường huyết ở mức độ ổn định và giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Thông tin xem thêm: Nên sử dụng Insulin glulisine để điều trị tiểu đường như thế nào? Cần lưu ý gì?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Top