Menu

Điều trị bệnh ung thư đại trực tràng bằng thuốc Regorafenib như thế nào? Giá bao nhiêu?

Regorafenib
Hoạt chất

Regorafenib

    Đóng gói: Viên nén

    Loại thuốc: Điều trị ung thư ruột kết và trực tràng (ung thư  đại trực tràng)

    Công ty sản xuất: Bayer Pharma AG

    Quốc gia sản xuất: Đức

Thuốc Regorafenib là một trong những loại thuốc được khuyến cáo sử dụng đối với các bệnh nhân không may mắc một số căn bệnh như ung thư đại trực tràng, ung thư gan. Khi thuốc được đưa vào bên trong cơ thể, nó sẽ can thiệp vào sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư, từ đó giúp kiểm soát bệnh và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Thuốc Regorafenib có công dụng gì?

Ung thư trực tràng, ung thư gan… là những căn bệnh ung thư ngày càng có xu hướng phát triển và trẻ hóa trong thời buổi hiện nay. Không chỉ riêng nước ngoài mà ngay tại Việt Nam, mỗi năm, các bệnh viện đã phải tiếp nhận điều trị cho rất nhiều đối tượng đang phải chiến đấu từng ngày với các căn bệnh này.

Thông thường khi bị chẩn đoán mắc ung thư, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc và kết hợp với hóa trị liệu để kiểm soát mức độ di căn, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Tất cả cách thức điều trị bệnh sẽ được hướng dẫn cụ thể bởi bác sĩ.

Đối với bệnh ung thư trực tràng đã di căn, sau khi sử dụng thuốc fluoropyrimidine và oxaliplatin nhưng không có hiệu quả, mọi người hãy nghĩ đến việc chuyển sang một loại thuốc có tên gọi là Regorafenib. Khi thuốc được đưa vào bên trong cơ thể, nó sẽ can thiệp vào sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư, từ đó giúp kiểm soát bệnh và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Thuốc Regorafenib dùng cho bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng
Thuốc Regorafenib dùng cho bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng

Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị ung thư đại trực tràng, người có khối u đường tiêu hóa (khối u mô đệm đường tiêu hóa) không thể cắt bỏ hoặc đã di căn cũng có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Regorafenib. Ngoài ra, bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) trước đây đã được điều trị bằng Sorafenib nên nghiên cứu thêm về thuốc Regorafenib để sử dụng khi cần thiết. Nó cũng có thể xuất hiện trong đơn thuốc của bệnh nhân đang điều trị một loại khối u hiếm có ảnh hưởng đến thực quản, dạ dày hoặc ruột.

Sử dụng thuốc Regorafenib như thế nào?

Thuốc Regorafenib được bào chế dưới dạng viên nén và được sử dụng sau khi các loại thuốc ung thư khác không có tác dụng. Thông thường người bệnh sẽ sử dụng 160mg Regorafenib (4 viên thuốc) một lần mỗi ngày và liên tục như vậy trong 21 ngày. Sau đó, mọi người hãy ngừng uống thuốc 7 ngày. Sau khi kết thúc 1 liệu trình như vậy, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe cho người bệnh và sẽ quyết định có nên dùng thuốc tiếp nữa không, liều lượng có cần thay đổi hay không.

Thuốc chỉ uống một lần duy nhất trong ngày nên bệnh nhân nên cố gắng uống vào một khung giờ cố định để tránh tình trạng quên thuốc. Theo các chuyên gia y tế, mọi người nên sử dụng thuốc vào buổi sáng sau khi ăn một bữa nhẹ ít chất béo. Nếu quên liều, hãy cố gắng uống bổ sung lại ngay tại thời điểm nhớ ra. Tuy nhiên nếu thời điểm uống bổ sung đó quá gần với thời gian uống liều tiếp theo thì bệnh nhân có thể bỏ qua luôn liều đã quên. Mọi người nên nhớ không uống hai liều trong một ngày.

Đối với trường hợp bệnh nhân là trẻ em hoặc đối tượng dưới 16 tuổi, chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định việc dùng thuốc Regorafenib cho họ sẽ an toàn tuyệt đối. Chính vì thế, tất cả các bậc phụ huynh khi có con không may mắc bệnh ung thư đại trực tràng, mọi người cần hỏi ý kiến chính xác từ bác sĩ hoặc những người có chuyên môn trong lĩnh vực y tế.

Tác dụng phụ của Regorafenib là gì?

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của thuốc Regorafenib đó là nó có thể khiến người bệnh gặp các vấn đề về gan. Đó chính là lí do vì sao trước khi kê đơn thuốc Regorafenib cho bệnh nhân, bác sĩ thường phải xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan của họ. Đồng thời, trong thời gian dùng thuốc, bác sĩ sẽ khuyến cáo mọi người kiểm tra gan thường  xuyên hoặc hãy ngừng uống thuốc nếu thấy một số dấu hiệu như:

  • Da và mắt chuyển màu vàng
  • Buồn nôn và nôn liên tục
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Cơ thể dễ bị bầm tím
  • Trướng bụng
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Thường xuyên cảm thấy ngứa trên da
  • Không muốn ăn và sụt cân
  • Hơi thở có mùi
  • Hay mất tập trung
Regorafenib có thể khiến người bệnh gặp nhiều tác dụng phụ
Regorafenib có thể khiến người bệnh gặp nhiều tác dụng phụ

Tác dụng phụ nguy hiểm thứ hai mà người bệnh có thể gặp phải trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Regorafenib đó là nhiễm trùng, cụ thể là nhiễm trùng đường tiết niệu, mũi, họng và phổi. Thuốc cũng có thể dẫn đến nguy cơ cao nhiễm nấm ở da hoặc một số bộ phân khác trên cơ thể. Chính vì thế, mọi người hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy sự xuất hiện của một số vấn đề dưới đây:

  • Sốt
  • Ho nhiều, ho có đờm
  • Đau họng nghiêm trọng
  • Khó thở
  • Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Đỏ, sưng, đau ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể

Thứ ba là chảy máu bất thường. Theo ghi nhận của các chuyên gia y tế, không ít bệnh nhân điều trị bệnh ung thư đại trực tràng bằng thuốc Regorafenib đã bị chảy máu bất thường, thậm chí là dẫn đến tử vong nếu không kịp thời thông báo cho bác sĩ. Bởi vậy, người bệnh cần cho bác sĩ hoặc dược sĩ của mình biết nếu có bất kỳ dấu hiệu chảy máu nào dưới đây:

  • Nôn ra máu hoặc chất nôn trông giống như bã cà phê
  • Nước tiểu màu hồng hoặc nâu
  • Có máu xuất hiện trong phân
  • Ho ra máu hoặc xuất hiện cục máu đông bất thường
  • Lượng máu kinh ra nhiều hơn trước đây
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Thường xuyên bị chảy máu cam
  • Dễ bị bầm tím

Thứ tư là tổn thương dạ dày và thành ruột. Ít người biết rằng, thuốc Regorafenib còn có thể khiến cho dạ dày và thành ruột bị tổn thương nếu sử dụng nó trong thời gian dài hoặc dùng không đúng cách. Một số dấu hiệu nhận biết tác dụng phụ này là:

  • Đau dữ dội ở vùng dạ dày
  • Trướng bụng
  • Sốt, ớn lạnh
  • Buồn nôn, nôn
  • Thường xuyên bị mất nước

Bên cạnh bốn tác dụng phụ điển hình trên, người bệnh trong thời gian uống Regorafenib để điều trị bệnh còn có thể bị:

  • Nổi mẩn đỏ trên da
  • Da bị phồng rộp
  • Lòng bàn tay, bàn chân bị sưng
  • Huyết áp tăng
  • Chóng mặt, thay đổi tầm nhìn
  • Đau tức ngực
  • Nhịp tim không đều
  • Đau đầu dữ dội
  • Co giật
  • Thường xuyên bị nhầm lẫn
  • Tiêu chảy
  • Giảm tiểu cầu
Người bệnh sẽ uống 4 viên thuốc mỗi ngày
Người bệnh sẽ uống 4 viên thuốc mỗi ngày

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng Regorafenib?

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Bệnh nhân có chức năng gan và thận không tốt
  • Người bệnh dưới 18 tuổi
  • Dị ứng với các thành phần có trong thuốc
  • Bị huyết áp cao
  • Thường xuyên bị rối loạn đông máu
  • Mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch như suy tim, nhịp tim không đều
  • Bệnh nhân vừa mới phẫu thuật hoặc sắp phải trải qua một cuộc phẫu thuật

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng Regorafenib?

  • Không ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Regorafenib
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê hoặc các đồ uống có chất kích thích khác nếu sử dụng thuốc Regorafenib
  • Người bệnh không được tự ý ngừng dùng thuốc mà chưa thông báo cho bác sĩ
  • Tuyệt đối không dùng chung đơn thuốc với bệnh nhân khác
  • Không nhai, nghiền, cắn nhát viên thuốc trong miệng mà bắt buộc phải nuốt trọn cùng với một cốc nước đầy
  • Trong thời gian sử dụng thuốc Regorafenib, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra huyết áp hoặc xét nghiệm máu
  • Nếu cần phải tham gia bất cứ một cuộc phẫu thuật nào, hãy cho bác sĩ biết về việc bản thân đang dùng Regorafenib
  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng

Regorafenib tương tác với những loại thuốc nào?

Người bệnh tuyệt đối không dùng chung Regorafenib với các loại thuốc dưới đây để tránh làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc hoặc làm tăng mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ.

  • Abciximab
  • Acalabrutinib (Calquence)
  • Alteplase (Activase, Cathflo, Activase)
  • Anistreplase (Eminase)
  • Argatroban (Acova)
  • Betrixaban (Bevyxxa)
  • Bivalirudin (Angiomax)
  • Cangrelor (Kengreal)
  • Clopidogrel (Plavix)
  • Dabigatran (Pradaxa)
  • Diflunisal (Dolobid)
  • Edoxaban (Savaysa)
  • Encorafenib (Braftovi)
  • Flurbiprofen (Ansaid)
  • Fenoprofen (Nalfon, ProFeno, Fenortho)
  • Ibrutinib (Imbruvica)
  • Ibuprofen
  • Eflunomide (Arava)
  • Lomitapide (Juxtapid)
  • Meclofenamate (Meclomen)
  • Nabumetone (Relafen)
  • Omacetaxine (Synribo)
  • Phenylbutazone
  • Ponatinib (Iclusig)
  • Ramucirumab (Cyramza)
  • Sulfinpyrazone (Anturane)
  • Tinzaparin (Innohep)
  • Venetoclax (Venclexta)
  • Warfarin (Coumadin, Jantoven)
Cẩn thận khi dùng chung Regorafenib với một số loại thuốc khác
Cẩn thận khi dùng chung Regorafenib với một số loại thuốc khác

Bảo quản thuốc Regorafenib ra sao?

  • Bảo quản thuốc trong điều kiện nhiệt độ phòng
  • Không để thuốc ở những nơi ẩm ướt, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Tránh xa tầm tay của trẻ em
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì sản phẩm hoặc hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ

Regorafenib có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Regorafenib hiện đã có ở hầu hết các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để biết chính xác giá cả, chúng tôi khuyên mọi người liên hệ đến bệnh viện hoặc các cửa hàng thuốc. Tìm đến những địa chỉ uy tín, người bệnh mới có thể yên tâm mua được Regorafenib chính hãng, tránh được thuốc giả.

Thuốc Regorafenib không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa quá trị di căn và phát triển của các tế bào ung thư. Trong thời gian dùng thuốc Regorafenib, người bệnh nên kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Tagamet HB 200® điều trị bệnh dạ dày tá tràng dùng thế nào? Giá bao nhiêu?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023

Bình luận

*
*

Top