Menu

Ritalin® điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý dùng như thế nào? Ai không nên dùng thuốc?

Thuốc Ritalin®
Hoạt chất

Ritalin®

    Đóng gói: Viên nén, viên nén phóng thích kéo dài, viên nhai, dung dịch uống, viên nang

    Loại thuốc: Dùng cho bệnh nhân bị rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc bị bệnh rối loạn giấc ngủ

    Công ty sản xuất: Novartis

    Quốc gia sản xuất: Thụy Sĩ

Thuốc Ritalin® được công ty dược phẩm Novartis sản xuất có tác dụng giảm thiểu mọi triệu chứng của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý và tình trạng rối loạn giấc ngủ ở cả người lớn lẫn trẻ em. Thuốc đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt vào năm 1955.

Thuốc Ritalin® có công dụng gì?

Ritalin® hay còn có tên khác là methylphenidate hydrochloride. Nằm trong một nhóm thuốc có tên gọi là chất kích thích hệ thống thần kinh trung ương (CNS).

Ritalin® thường được các sĩ kê đơn để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) – tình trạng khó tập trung, hiếu động quá mức ở cả người lớn lẫn trẻ em. Bên cạnh đó, Ritalin® còn được sử dụng cho các trường hợp bị rối loạn giấc ngủ được gọi là chứng ngủ rũ (thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày hoặc các cơn buồn ngủ đến một cách đột ngột).

Thuốc Ritalin® giúp điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý
Thuốc Ritalin® giúp điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý

Một cuộc khảo sát vào năm 2012 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho thấy có khoảng 6.4 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 17 đã được chẩn đoán mắc ADHD. Khoảng 2/3 trong số đó đã được kê đơn thuốc sử dụng Ritalin®  hoặc Addertal (một loại thuốc kích thích thần kinh trung ương phổ biến khác).

Ritalin® là một chất kích thích giải phóng tức thời. Điều này có nghĩa là nó hoạt động nhanh chóng khi được đưa vào trong cơ thể của bạn. Nó làm tăng mức độ dopamine và norepinephrine (chất dẫn truyền thần kinh cho phép tín hiệu di chuyển từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác) gần như ngay lập tức.

Ritalin® đặc biệt hữu ích cho những người cần giảm triệu chứng ngay lập tức của bệnh ADHD. Thuốc có thể giúp mọi người tập trung và tập trung vào các nhiệm vụ tốt hơn. Chúng cũng làm giảm hành vi bốc đồng – một dấu hiệu khác của bệnh ADHD.

Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép lưu hành thuốc Ritalin® vào năm 1955. Đến năm 1990, thuốc mới được mọi người biết đến nhiều hơn.

Nên sử dụng thuốc Ritalin® như thế nào?

Vì Ritalin® không hoạt động ổn định như Concerta (một loại thuốc khác điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý), Ritalin® được dùng hai đến ba lần mỗi ngày. Tốt nhất nên uống thuốc 45 phút trước khi ăn để đảm bảo cơ thể chúng ta hấp thụ hoàn toàn các thành phần có trong thuốc.

Thuốc Ritalin® được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm viên nén, viên nén phóng thích kéo dài, viên nhai, dung dịch uống, viên nang. Tất cả các dạng của Ritalin® đều được sử dụng bằng đường miệng. Tùy từng vào dạng thuốc, độ tuổi và tình trạng bệnh mà người dùng sẽ được chỉ định liều lượng Ritalin® thích hợp.

Đối với dạng viên nén:

  • Bệnh nhi từ 6 tuổi trở lên: Bắt đầu với 5mg, uống 2 lần mỗi ngày trước khi ăn sáng và ăn trưa. Tăng liều dần dần từ 5mg đến 10mg/ngày. Liều dùng tối đa trên ngày là 60mg.
  • Người lớn: Liều trung bình một ngày là 20mg – 30mg, chia làm 2-3 lần. Uống trước bữa ăn khoảng 30-45 phút. Tổng liều tối đa hàng ngày là 60mg. Mọi người nên nhớ liều cuối cùng trong ngày cần uống trước 6 giờ chiều để tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

Đối với dạng bào chế viên nén phóng thích chậm:

  • Thuốc Ritalin®-SR có thời gian tác dụng khoảng 8 giờ dó đó nó có thể được sử dụng thay thế cho viên Ritalin® thông thường
  • Khi dùng Ritalin®-SR, người bệnh tuyệt đối không được nghiền hoặc nhai viên thuốc trong miệng mà phải nuốt toàn bộ với một cốc nước đầy

***Lưu ý:

  • Viên nén phóng kích kéo dài thường: Uống 1-2 lần/ngày vào buổi sáng và trưa, trước bữa ăn
  • Viên nang tác dụng dài (Metadate CD): Uống 1 lần/ngày trước hi ăn vào buổi sáng
  • Thuốc Ritalin® dung dịch uống: Dùng 1 lần/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ
  • Khi Ritalin® loại tan trong miệng, mọi người cần phải đảm bảo tay khô khi lấy thuốc ra khỏi vỉ và ngay lập tức cho vào miệng
Ritalin® được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau
Ritalin® được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau

Tác dụng phụ của thuốc Ritalin® là gì?

Thứ nhất, theo các chuyên gia y tế, các thành phần có trong thuốc Ritalin® có thể làm chậm sự tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là trong 2 năm đầu dùng thuốc. Đó là lí do tại sao bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi chiều cao của trẻ khi dùng thuốc Ritalin® để tìm hướng xử lý thích hợp.

Đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân là trẻ nhỏ tạm dừng thuốc một thời gian để theo dõi tình hình sức khỏe của bé như thế nào khi sống phải dựa vào thuốc. Đồng thời, trong khoảng thời gian nghỉ uống thuốc, sự tăng trưởng của trẻ có thể trở lại mức độ bình thường.

Thứ hai, việc dùng thuốc trong thời gian dài có thể khiến bệnh nhân hình thành thói quen “dựa dẫm” vào thuốc. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, một khi phụ thuộc vào thuốc, bệnh nhân có thể tự ý tăng liều dùng để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, nếu uống quá liều so với chỉ định, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số rắc rối nghiêm trọng như:

  • Thay đổi hành vi và tâm trạng
  • Huyết áp tăng cao, nhịp tim không đều
  • Các mạch máu bị chặn
  • Thở không đều, khó thở
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao đáng kể
  • Thường xuyên bị hưng phấn quá mức
  • Co giật, toàn thân run rẩy
  • Sinh ra ảo tưởng, ảo giác
  • Trí nhớ suy giảm hay bị nhầm lẫn
  • Nguy cơ bị trầm cảm sẽ rất cao

Thứ ba, thuốc Ritalin® có thể làm cho ngón tay hoặc ngón chân của người bệnh thường xuyên bị lạnh, đau. Không những vậy, sắc tố da cũng thay đổi và chuyển sang màu xanh hoặc đỏ. Sử dụng Ritalin® có liên quan đến bệnh mạch máu ngoại biên, bao gồm cả bệnh Raynaud – tình trạng khiến máu chảy đến ngón tay, ngón chân, tai và đầu mũi bị giảm do mạch máu bị hẹp.

Một số tác dụng phụ khác của thuốc Ritalin®:

  • Buồn nôn và nôn
  • Đau đầu
  • Giảm sự thèm ăn
  • Đau dạ dày
  • Dễ bị bầm tím, chảy máu
  • Sốt
  • Phát ban trên da
  • Chóng mặt
  • Đau tức ngực
  • Khó ngủ
  • Khô miệng
  • Giảm cân
  • Căng cơ
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Rối loạn cương dương
Cẩn thận các tác dụng phụ khi dùng thuốc Ritalin®
Cẩn thận các tác dụng phụ khi dùng thuốc Ritalin®

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi dùng Ritalin®?

  • Ritalin® không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi vì tính an toàn và hiệu quả ở nhóm đối tượng này chưa được các nhà nghiên cứu xác nhận
  • Người dùng cần nói với bác sĩ nếu như đang gặp các vấn đề về tim mạch như dị tật tim, thường xuyên đau thắt ngực hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh này
  • Bệnh nhân bị huyết áp cao hoặc đã từng đột quỵ cũng không nên dùng Ritalin®
  • Bác sĩ khuyến cáo các bệnh nhân có bất kỳ vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc có tiền sử gia đình bị rối loạn lưỡng cực, động kinh, trầm cảm, thường xuyên bị kích động, căng thẳng… thì nên cân nhắc cẩn thận trước khi dùng Ritalin®
  • Bệnh nhân có tiền sử rối loạn co giật
  • Đối tượng đã uống một loại thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế MAOI trong 14 ngày trước đó
  • Bản thân hoặc gia đình có người mắc hội chứng Tourette – một bệnh lý hệ thần kinh khiến người bệnh bị co giật
  • Đang dùng thuốc điều trị bệnh tăng nhãn áp
  • Bị dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thuốc Ritalin®
  • Ritalin® đã được FDA liệt kê là một trong các loại thuốc cực kỳ nguy hiểm cho phụ nữ mang thai vì thế nếu đang có bầu, hoặc dự định có thai trong thời gian tới, người dùng cần nói rõ với bác sĩ
  • Ritalin® cũng có thể xâm nhập vào sữa mẹ và gây hại cho trẻ sơ sinh. Chính vì thế, phụ nữ cho con bú được khuyên không nên dùng loại thuốc này
  • Mọi người không nên dùng Ritalin® nếu như thường xuyên bị đau dạ dày
  • Thuốc chưa được nghiên cứu rõ ràng về mức độ an toàn dành cho đối tượng người bệnh trên 65 tuổi

Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng Ritalin®?

  • Tuyệt đối không uống rượu khi điều trị bệnh bằng Ritalin® vì các thành phần trong đồ uống có cồn có thể khiến cho các tác dụng phụ xuất hiện nhiều hơn
  • Tránh sử dụng thực phẩm có nhiều vitamin C bao gồm trái cây, nước ép, bông cải xanh, dâu tây, khoai tây, cà chua… vì nó có thể làm giảm hiệu quả của thuốc Ritalin®.
  • Không uống các loại nước có ga trước hoặc sau khi sử dụng Ritalin® 1 giờ
  • Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý nâng liều dùng
  • Nếu đã sử dụng thuốc Ritalin® trong một thời gian dài, người bệnh không nên tự ý ngừng thuốc đột ngột
  • Không dùng chung đơn thuốc với người khác, đồng thời cũng không được phép đưa thuốc của mình cho bất kỳ bệnh nhân khác cho dù có cùng mắc chung một bệnh
  • Ritalin® có thể làm ảnh hưởng đến suy nghĩ cũng như phản ứng của người dùng. Do đó ngay sau khi uống thuốc, bệnh nhân cần nhớ không lái xe hoặc làm công việc nặng
Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Ritalin® tương tác với những loại thuốc nào?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh không nên dùng đồng thời một lúc Ritalin® với một số loại thuốc điển hình được liệt kê dưới đây:

  • Socarboxazid
  • Linezolid
  • Phenelzine
  • Rasagiline
  • Selegiline
  • Tranylcypromine
  • Clonidine
  • Dobutamine
  • Epinephrine
  • Isoproterenol
  • Phenobarbital
  • Carbamazepin
  • Phenytoin
  • Gabapentin
  • Lamotrigin
  • Oxcarbazepin
  • Topiramat
  • Levetiracetam
  • Pregabalin
  • Heparin
  • Warfarin
  • Apixaban
  • Dabigatran
  • Rivaroxaban
  • Edoxaban
  • Chlorthalidone (Hygroton)
  • Chlorothiazide (Diuril)
  • Hydrochlorothiazide (Hydrodiuril, Microzide)
  • Indapamide (Lozol)
  • Metolazone (Zaroxolyn)
  • Acebutolol (Sectral)
  • Atenolol (Tenormin)
  • Betaxolol (Kerlone)
  • Bisoprolol (Zebeta)
  • Perindopril (Aceon)
  • Quinapril (Accupril)
  • Ramipril (Altace)
  • Trandolapril (Mavik)

Trên đây chưa phải là danh sách đầy đủ các loại thuốc có tương tác với Ritalin®. Do đó trước khi dùng Ritalin®, người bệnh cần thông báo đầy đủ cho bác sĩ biết tên các loại thuốc, kể cả vitamin lẫn thảo dược để họ có sự điều chỉnh về liều lượng sao cho hợp lý nhất.

Bảo quản thuốc Ritalin® ra sao?

  • Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng
  • Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Không để thuốc Ritalin® ở khu vực ẩm ướt, dễ có nấm mốc
  • Tránh xa tầm với của trẻ em

Thuốc Ritalin® có giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu?

Tùy thuộc vào từng thời điểm cũng như địa điểm bán, thuốc Ritalin® sẽ có mức giá khác nhau. Tuy nhiên để mua được sản phẩm chính hãng, tránh hàng giả, chúng tôi khuyên mọi người nên tìm mua thuốc trực tiếp tại bệnh viện hoặc các cửa hàng thuốc lớn, uy tín.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Ritalin® được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình tại hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài. Hy vọng với bài viết này, các bệnh nhân bị rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ hiểu biết hơn về loại thuốc này và biết cách sử dụng sao cho đúng nhất.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Thuốc Keppra® chữa bệnh động kinh sử dụng như thế nào? Giá bán bao nhiêu?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Nguồn tham khảo
Top