Menu

Tacrine điều trị bệnh Alzheimer có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Tacrine
Hoạt chất

Tacrine

    Đóng gói: Viên nang

    Loại thuốc: Thuốc trị thoái hóa thần kinh

    Quốc gia sản xuất: Úc

Tacrine là loại thuốc được sử dụng trong điều trị và cải thiện chức năng của các tế bào thần kinh não bộ, từ đó cải thiện các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình của bệnh Alzheimer. Thuốc Tacrine không chữa trị triệt để căn bệnh này và cũng không thể kìm hãm sự phát triển của bệnh, tác dụng chính của nó là cải thiện nhận thức cho người bệnh.

Thuốc Tacrine có công dụng gì?

– Tacrine thuộc nhóm thuốc điều trị thoái hóa thần kinh. Nó được sử dụng điều trị các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình của bệnh Alzheimer. Tacrine không thể điều trị bệnh lý này triệt để và không ngăn ngừa được sự phát triển của bệnh mà chỉ có tác dụng dụng hỗ trợ điều trị.

Công dụng của thuốc Tacrine là gì?
Công dụng của thuốc Tacrine là gì?

– Thuốc Tacrine hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phân hủy của một hoạt chất có tên acetylcholine. Với những bệnh nhân Alzheimer, nồng độ của hoạt chất này trong cơ thể họ khá thấp và gây ảnh hưởng khá nhiều đến nhận thức của họ.

– Tacrine giúp ngăn chặn sự phân hủy của hoạt chất này để hạn chế tối đa tình trạng thoái hóa thần kinh, từ đó cải thiện được phần nào nhận thức và trí nhớ của người bệnh.

– Thuốc Tacrine được bào chế dưới dạng viên nang với các hàm lượng chính bao gồm 10mg, 20mg, 30mg và 40mg. Liều dùng của người bệnh sẽ do các bác sĩ trực tiếp chỉ định.

Cách dùng thuốc Tacrine như thế nào?

  • Thuốc Tacrine được sử dụng theo đường uống trực tiếp. Số lần sử dụng thuốc trong ngày sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý của người dùng.
  • Thời điểm dùng thuốc hợp lý được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo là khi đói bụng. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể dùng thuốc sau các bữa ăn để hạn chế tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Nên uống thuốc Tacrine với một cốc nước đầy để tăng khả năng hấp thụ thuốc cho cơ thể.
  • Khi uống thuốc, người bệnh nên nuốt trọn viên. Hạn chế tối đa việc nhai hoặc ngậm thuốc trong miệng. Điều này có thể khiến thuốc phát huy công dụng mạnh tại chỗ và dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị.
  • Người bệnh nên dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng uống thuốc đột ngột.
  • Sau khi lấy thuốc ra khỏi bao bì, người bệnh nên sử dụng thuốc ngay. Hạn chế tối đa việc để thuốc quá lâu bên ngoài không khí rồi mới uống, điều này có thể gây ảnh hưởng đến tính chất cũng như công dụng của thuốc.
  • Người bệnh nên tạo cho mình thói quen dùng thuốc vào một số thời điểm nhất định trong ngày. Điều này giúp thuốc phát huy công dụng một cách ổn định, đồng thời cũng giúp người bệnh tránh được việc quên uống thuốc.

Liều dùng thuốc Tacrine

Sau khi thăm khám và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Với thuốc Tacrine, liều lượng thuốc được phân chia như sau:

1. Liều dùng cho người lớn

  • Liều khởi đầu: Uống thuốc Tacrine với liều lượng 10mg/lần, mỗi ngày uống 4 lần. Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc cần được chia đều, khoảng 5 – 6 tiếng dùng thuốc 1 lần. Duy trì liệu trình trong khoảng 6 tuần.
  • Liều duy trì: Dùng thuốc Tacrine với liều lượng 20mg/lần, dùng thuốc 4 lần mỗi ngày. Sau đó, người bệnh có thể tăng liều lượng thuốc lên tới 120mg, thậm chí là 160mg. Thực hiện đều đặn liều trình này trong khoảng 6 tuần.

2. Liều dùng cho trẻ nhỏ

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về liều dùng thuốc Tacrine cho trẻ nhỏ. Do đó, người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu muốn cho đối tượng bệnh nhân này dùng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Tacrine

Khi dùng thuốc không đúng cách, sai liều lượng hoặc cơ thể mẫn cảm với thành phần của thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ điển hình như buồn nôn và nôn mửa, tiểu tiện nhiều, đau đầu, choáng váng, ho – sốt dai dẳng, khớp xương đau nhức, cơ thể suy nhược.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thấy cơ thể mình xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:

  • Buồn nôn và nôn mửa liên tục
  • Tiêu chảy nghiêm trọng
  • Đau dạ dày
  • Nhận thức kém, dễ bị lú lẫn và ảo giác
  • Có dấu hiệu co giật, động kinh
  • Đau rát khi tiểu tiện, nước tiểu đậm màu
  • Mất kiểm soát trong hành vi và suy nghĩ
  • Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng
Tacrine có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng sút cân không kiểm soát
Tacrine có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng sút cân không kiểm soát
  • Sút cân không kiểm soát
  • Đại tiện phân có màu đất sét
  • Xuất hiện tình trạng vàng mắt, vàng da

Khi thấy cơ thể có một trong những triệu chứng như trên, người bệnh tuyệt đối không được lơ là. Cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh để cho các triệu chứng này phát triển nặng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thận trọng khi dùng thuốc Tacrine

Để thuốc Tacrine phát huy công dụng một cách tốt nhất, người bệnh khi sử dụng thuốc cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Báo cho bác sĩ biết nếu người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Thông báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe mà người bệnh đang gặp phải.
  • Dùng thuốc đúng theo phác đồ điều trị. Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
  • Liệt kê đầy đủ cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc có ý định sử dụng trong thời gian tới.
  • Khi không dùng đến thuốc, cần bảo quản thuốc nguyên vẹn trong bao bì.
  • Với người bệnh đang có thai, dự định có con, đang cho con bú hoặc chuẩn bị phẫu thuật, hãy tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ để hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình điều trị.

Tương tác của thuốc Tacrine

1. Những thuốc nào tương tác với Tacrine?

– Việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc có thể gây ra cho người bệnh một số tương tác thuốc không mong muốn. Để hạn chế điều này, người bệnh cần liệt kê đầy đủ cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà mình đang dùng hoặc có ý định sử dụng. Bác sĩ sẽ dựa vào thông tin này để điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp.

– Dưới đây là một số loại thuốc có thể gây tương tác với Tacrine mà người bệnh cần nắm rõ:

  • Haloperidol;
  • Pixantrone;
  • Acrivastine;
  • Estradiol;
  • Ibuprofen;
  • Bupropion;
  • Riluzole;
  • Fluvoxamine;
  • Levonorgestrel.

2. Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc Tacrine không?

Thức ăn và bia rượu có thể gây ra một số tương tác nhất định với thuốc Tacrine. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không uống rượu bia trong thời gian điều trị bằng thuốc.

3. Tình trạng sức khỏe nào gây ảnh hưởng đến thuốc Tacrine?

Bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến thuốc Tacrine. Vậy nên, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về các vấn đề sức khỏe mà mình đang gặp phải, đặc biệt là các bệnh lý như:

  • Bệnh Parkinson
  • Hen suyễn hoặc có tiền sử hen suyễn
  • Có chấn thương tại vùng đầu và bất tỉnh
  • Các bệnh lý về tim
  • Viêm loét dạ dày hoặc có tiền sử mắc bệnh này
  • Tắc ruột
  • Bệnh lý về não
  • Bệnh lý về gan hoặc có tiền sử bệnh gan
  • Gặp vấn đề về tiểu tiện
  • Động kinh hoặc có tiền sử động kinh

Nên làm gì khi dùng thuốc quá hoặc lỡ liều?

– Khi dùng thuốc quá liều, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Lúc này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Hạn chế tối đa việc tự chữa trị tại nhà vì đôi khi nó có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

– Còn với trường hợp dùng thuốc lỡ liều, người bệnh có thể khắc phục bằng cách uống thuốc trong thời gian nhớ ra sớm nhất. Lưu ý, nếu đã gần với liều dùng kế tiếp, người bệnh nên bỏ qua liều cũ và uống liều mới như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc gấp đôi liều lượng quy định.

Thuốc Tacrine điều trị bệnh Alzheimer có hiệu quả không?

– Tacrine có tác dụng cải thiện trí nhớ cho những bệnh nhân Alzheimer mức độ từ nhẹ đến trung bình. Nó kích thích sản sinh các chất tự nhiên có lợi cho não bộ, ngăn chặn tình trạng thoái hóa thần kinh.

– Vậy thuốc Tacrine điều trị bệnh Alzheimer có hiệu quả không? Loại thuốc này sẽ đem lại tác dụng khác nhau đối với từng bệnh nhân cụ thể. Cụ thể, với người có cơ địa hợp thuốc và tình trạng bệnh còn nhẹ, thuốc Tacrine sẽ mang lại được hiệu quả điều trị khá tốt.

Thuốc Tacrine điều trị bệnh Alzheimer có tốt không?
Thuốc Tacrine điều trị bệnh Alzheimer có tốt không?

– Ngược lại, người bệnh có cơ địa dễ mẫn cảm với thuốc và tình trạng bệnh đã nặng, thuốc Tacrine sẽ khó đem lại công dụng tốt.

Bảo quản thuốc Tacrine như thế nào?

  • Nên để thuốc ở những nơi thoáng mát và có nhiệt độ phòng ổn định.
  • Tránh để thuốc ở nơi có độ ẩm cao hoặc nơi bị tác động bởi ánh nắng trực tiếp.
  • Không để thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hoặc trong nhà bếp.
  • Khi không sử dụng, cần bảo quản thuốc nguyên vẹn trong bao bì.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong gia đình.
  • Khi thuốc hết hạn sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc hủy thuốc sao cho an toàn với môi trường.

Thuốc Tacrine có giá bao nhiêu?

Giá thuốc Tacrine có sự chênh lệch nhất định giữa các địa điểm bán. Do đó, người bệnh nên đến trực tiếp bệnh viện hoặc các cửa hàng thuốc lớn để mua thuốc với giá cả ổn định và chất lượng đảm bảo.

Trên đây là những thông tin về thuốc Tacrine điều trị bệnh Alzheimer. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho người bệnh trong quá trình chữa bệnh bằng thuốc của mình. Nếu còn điều gì thắc mắc, người bệnh có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác hơn.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Thuốc Idebenone chữa bệnh mất trí nhớ sử dụng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023

Bình luận

*
*

Top