Menu

Thuốc Levobunolol điều trị bệnh tăng nhãn áp dùng như thế nào? Cần lưu ý gì?

Thuốc Levobunolol
Hoạt chất

Levobunolol 

    Đóng gói: Thuốc nhỏ mắt

    Loại thuốc: Sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp

Levobunolol là một trong những loại thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn beta được sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp – một tình trạng tăng áp lực trong mắt có thể dẫn đến mất dần thị lực. Để biết thêm thông tin về thuốc, mọi người hãy đọc tường tận bài viết dưới đây nhé.

Thuốc Levobunolol có công dụng gì?

Tăng nhãn áp là một trong những chứng bệnh về mắt vô cùng nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh xuất hiện do áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao, tạo áp lực lên mắt và từ đó làm tổn hại đến các dây thần kinh thị giác. Theo các chuyên gia y tế, đại đa số người bệnh lại không thể phát hiện ra bệnh cho đến khi tình hình đã trở nên nghiêm trọng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng và thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cách có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Để hạn chế nguy cơ bị mù lòa do bệnh, người bệnh không còn cách nào khác là phải sử dụng đến thuốc nhỏ mắt, thuốc hạ nhãn áp dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Thuốc Levobunolol dùng cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp
Thuốc Levobunolol dùng cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp

Levobunolol là một trong những loại thuốc nhỏ mắt thuộc nhóm thuốc chẹn beta được sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp. Được biết, Levobunolol hoặc động bằng cách giảm bớt các áp lực trong mắt, từ đó giúp cho đôi mắt không bị mỏi, đồng thời tầm nhìn cũng không bị ảnh hưởng.

Nên sử dụng thuốc Levobunolol như thế nào?

Thuốc Levobunolol được sản xuất dưới dạng dung dịch nhỏ mắt và thường được khuyến cáo sử dụng một đến hai lần một ngày. Mỗi lần nhỏ mắt, mọi người hãy thực hiện theo các hướng dẫn sau:

  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng
  • Kiểm tra đầu ống nhỏ mắt để đảm bảo nó không bị nứt hoặc sứt mẻ
  • Tránh để tay hoặc dùng bất cứ thứ gì chạm bào đầu ống nhỏ. Nó cần phải được giữ sạch sẽ để không làm tổn thương đến mắt
  • Người bệnh hãy ngửa đầu ra phía sau một chút, mắt nhìn lên trên
  • Dùng một ngón tay kéo nhẹ phần mi mắt dưới xuống
  • Cầm lọ nước nhỏ mắt Levobunolol sao cho phần ống nhỏ chĩa thẳng xuống mắt
  • Nhẹ nhàng bóp lọ thuốc nhỏ mắt để dung dịch bên trong chảy vào mắt sau đó người dùng hãy nhắm mắt lại
  • Nhẹ nhàng ấn một ngón tay vào góc trong cùng của mắt (khu vực gần sống mũi) khoảng 1 phút để giữ cho chất lỏng không chảy ra
  • Nếu người bệnh dùng nhiều hơn một giọt cho cùng một bên mắt thì mỗi giọt tra vào mắt nên cách nhau khoảng 5 phút
  • Mọi người cố gắng không chớp mắt, chà mắt sau khi nhỏ thuốc

Tác dụng phụ của thuốc Levobunolol là gì?

Việc sử dụng thuốc Levobunolol không đúng hướng dẫn hoặc dùng quá liều có thể khiến mọi người đối mặt với một số tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Ngứa rát, đỏ, đau hoặc khó chịu ở trong hoặc xung quanh mắt
  • Chảy nhiều nước mắt
  • Co thắt phế quản (thở khò khè, tức ngực, khó thở)
  • Nhịp tim chậm, mạch yếu, ngất, thở chậm
  • Tăng cân bất thường
  • Phồng rộp trên da, nổi mẩn đỏ
  • Tầm nhìn bị mờ
  • Sưng húp mắt
  • Nhức đầu, chóng mặt, cảm giác đầu quay cuồng
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Yếu cơ
  • Buồn nôn, tiêu chảy
Thuốc Levobunolol có thể khiến mắt bị sưng
Thuốc Levobunolol có thể khiến mắt bị sưng

Trên đây chưa phải danh sách đầy đủ các tác dụng phụ của thuốc Levobunolol. Theo các chuyên gia y tế, không phải người bệnh nào khi dùng Levobunolol đều gặp phải các vấn đề kể trên tuy nhiên mọi người vẫn nên đề phòng. Hãy thông báo cho bác sĩ và ngừng dùng thuốc nếu các hiện tượng trên xuất hiện dày đặc, có xu hướng chuyển biến nặng.

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng Levobunolol?

  • Bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc Levobunolol
  • Bệnh nhân bị bệnh hen suyễn
  • Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) với các triệu chứng là khó thở, ho và sinh đờm. Theo các chuyên gia đây là căn bệnh nguy hiểm đứng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại Việt Nam
  • Nhịp tim của người bệnh nhanh chậm bất thường
  • Đang gặp các vấn đề về hô hấp như viêm phế quản
  • Mắc bệnh tim và có tiền sử bị suy tim
  • Đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường
  • Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ, xuất hiện cục máu đông hoặc các rắc rối khác liên quan đến lưu thông máu
  • Bị rối loạn tuyến giáp
  • Đang hoặc đã từng gặp một rối loạn về cơ bắp như nhược cơ
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

Khi sử dụng Levobunolol, người bệnh cần lưu ý những gì?

  • Levobunolol có thể gây mờ mắt, chính vì thế, sau khi sử dụng thuốc, người bệnh không nên lái xe hoặc làm bất cứ điều gì đòi hỏi phải có sự tinh tường của đôi mắt
  • Levobunolol có thể được dùng chung với một số loại thuốc mắt khác nhưng vấn đề này cần có sự chỉ định của bác sĩ
  • Nếu người bệnh có sử dụng một loại thuốc mắt khác, mọi người cần phải đảm bảo rằng dùng nó ít nhất 10 phút trước hoặc sau khi dùng Levobunolol
  • Levobunolol nên được dùng mỗi ngày khoảng một đến hai lần, vì thế mọi người nên cố định thời gian để tránh tình trạng quên liều
  • Nếu đang đeo kính áp tròng, trước khi nhỏ thuốc Levobunolol, người bệnh cần gỡ nó ra. Sau khi dùng thuốc, hãy đợi khoảng 20 phút rồi mới đeo kính áp tròng trở lại
  • Không cho phép đầu ống nhỏ mắt chạm vào bất kỳ bề mặt nào, kể cả mắt hoặc tay. Nếu ống nhỏ bị bẩn, nó có thể gây nhiễm trùng trong mắt và điều này sẽ làm tổn thương nghiêm trọng cho mắt.
  • Không sử dụng thuốc nhỏ mắt Levobunolol nếu kiểm tra thấy bên trong nó có sự thay đổi về màu sắc cũng như có sự xuất hiện của các cặn bẩn
  • Tuyệt đối không dùng quá 2 lần/ngày để tránh làm tổn hại đến nhịp tim, cân nặng cũng như nhiều vấn đề khác
  • Người bệnh có thể sẽ phải dùng thuốc Levobunolol trong một thời gian dài, vì thế không được tự ý ngừng sử dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ
Không đeo kính áp tròng khi nhỏ thuốc Levobunolol vào mắt
Không đeo kính áp tròng khi nhỏ thuốc Levobunolol vào mắt

Levobunolol tương tác với những loại thuốc nào?

Trước khi sử dụng Levobunolol, nếu đang dùng các loại thuốc dưới đây hàng ngày, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để họ có sự điều chỉnh hợp lý nhất, sao cho hạn chế tối đa tác dụng phụ.

  • Thuốc điều trị bệnh suy tim: Digoxin (digitalis, Lanoxin)
  • Thuốc dành cho các bệnh nhân bị huyết áp cao: Reserpine
  • Insulin hoặc các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Insulin glargine, Lantus, Insulin Aspart, Voglibose, Jardiance…
  • Thuốc chẹn beta: Atenolol (Tenormin), Bisoprolol (Zebeta), Labetalol (Normodyne, Trandate), Metoprolol (Lopressor, Toprol), Nadolol (Corgard), Propranolol (Inderal, InnoPran), Timolol (Blocadren)
  • Thuốc chẹn kênh canxi: Amlodipine (Norvasc), Diltiazem (Tiazac, Cartia, Cardizem), Felodipine (Plendil), Nifedipine (Nifedical, Procardia, Adalat), Verapamil (Calan, Covera, Isoptin, Verelan)
  • Thuốc điều trị bệnh rối loạn tâm thần: Hlorpromazine (Thorazine), Haloperidol (Haldol), Mesoridazine (Serentil), Thioridazine (Mellaril).

Bên cạnh các loại thuốc kể trên, người bệnh cũng nên tránh dùng chung cùng một lúc Levobunolol với:

  • Acarbose
  • Aceclofenac
  • Acemetacin
  • Ceritinib
  • Crizotinib
  • Diltiazem
  • Tolmetin
  • Trimazosin
  • Urapidil
  • Dronedarone
  • Epinephrine
  • Fenoldopam
  • Fingerolimod
  • Indacaterol
  • Iobenguane
  • Iohexol
  • Lacosamid
  • Oxymetazoline
  • Rivastigmine
  • Verapamil
  • Lixisenatide
  • Lornoxicam
  • Loxoprofen
  • Lumiracoxib
  • Phenoxybenzamine
  • Phentolamine
  • Phenylbutazone
  • Salsalate
  • Saxagliptin
  • Sitagliptin

Bảo quản Levobunolol như thế nào?

  • Người bệnh cần nhớ bảo quản thuốc Levobunolol ở nhiệt độ phòng
  • Tuyệt đối không cất thuốc ở những nơi ẩm ướt như nhà tắm
  • Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Không để gần tầm với của trẻ em
Bảo vệ thuốc ở nhiệt độ phòng
Bảo vệ thuốc ở nhiệt độ phòng

Mua Levobunolol ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Levobunolol hiện được bán ở hầu hết các hiệu thuốc, bệnh viện cũng như các phòng khám chuyên về nhãn khoa. Để biết chính xác giá thành của loại thuốc này, chúng tôi khuyên mọi người nên liên hệ trực tiếp đến các cửa hàng thuốc lớn và uy tín.

Levobunolol không thể giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh tăng nhãn áp. Nó chỉ có tác dụng giảm bớt áp lực cho đôi mắt, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ bị mù lòa. Bên cạnh việc dùng thuốc nhỏ mắt Levobunolol mỗi ngày, người bệnh cần phải có biện pháp bảo vệ cho đôi mắt của mình bằng cách:

  • Không dụi mắt
  • Đi ra ngoài nên đeo kính che chắn cho mắt thật cẩn thận
  • Không để mắt tiếp xúc nhiều với màn hình điện thoại, máy vi tính
  • Tránh sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị công nghệ khác trong điều kiện thiếu ánh sáng
  • Ăn nhiều thực phẩm tốt cho mắt như cá hồi, rau chân vịt, trứng gà, quả óc chó, bơ, đu đủ, cà rốt…
  • Hạn chế đeo kính áp tròng
  • Thường xuyên đi kiểm tra mắt, tốt nhất là định kỳ 6 tháng một lần

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình tại hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Thuốc Acetylcholine điều trị các bệnh về mắt như thế nào? Cách dùng và giá bao nhiêu?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023

Bình luận

*
*

Top