Menu

Thuốc Pantoprazole

Pantoprazole
Hoạt chất

Pantoprazole

    Đóng gói: Viên nén, dung dịch tiêm tĩnh mạch, hạt nhỏ hòa tan trong nước

    Loại thuốc: Điều trị các vấn đề về dạ dày và thực quản như trào ngược axit

    Công ty đăng ký: Pfizer – công ty dược phẩm sinh học hàng đầu thế giới

    Quốc gia sản xuất: Mỹ

Pantoprazole là một trong những loại thuốc được công ty dược phẩm Pfizer sản xuất cho các bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Theo các nhà nghiên cứu, Pantoprazole sử dụng được cho cả người lớn lẫn trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Thuốc có thể để lại nhiều tác dụng phụ cho người dùng, chính vì thế mọi người bắt buộc phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc Pantoprazole có công dụng gì?

Pantoprazole là một loại thuốc theo toa được sử dụng như một phương pháp điều trị ngắn hạn cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) – tình trạng dòng axit chảy ngược từ dạ dày gây ợ nóng và đôi khi làm tổn thương thực quản.

Pantoprazole thuộc một nhóm thuốc có tên gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPI). Pantoprazole được bán trên thị trường với một tên gọi khác là Protonix. Các loại thuốc PPI như Pantoprazole hoạt động bằng cách ngăn chặn việc sản xuất axit được tạo ra trong dạ dày, từ đó hạn chế tối đa các triệu chứng do bệnh GERD gây ra.

Thuốc Pantoprazole dùng cho các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản
Thuốc Pantoprazole dùng cho các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản

Pantoprazole cũng có thể được bác sĩ chỉ định dùng cho các bệnh nhân bị hội chứng Zollinger-Ellison (một căn bệnh của hệ tiêu hóa). Thuốc cần được sử dụng trong thời gian dài để chữa lành các tổn thương ở thực quản, trả lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho người bệnh.

Năm 2000, thuốc Pantoprazole đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. Đây là một trong những sản phẩm được nghiên cứu thành công bởi các nhà khoa học, các dược sĩ nổi tiếng đến từ Công ty dược phẩm Pfizer (Mỹ).

Nên sử dụng thuốc Pantoprazole như thế nào?

Thuốc Pantoprazole xuất hiện trên thị trường ở dạng viên nén, dung dịch tiêm hoặc loại các hạt nhỏ được hòa tan trong nước. Thuốc dạng viên nén có thể uống trước khi ăn đều được. Trong khi đó, Pantoprazole dạng các hạt nhỏ hòa tan trong nước cần được uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Mọi người có thể trộn lẫn Pantoprazole dạng này với nước ép táo cho dễ uống.

Nếu không phải là người có kiến thức chuyên môn về y học, người bệnh không nên tự ý tiêm Pantoprazole tại nhà. Việc tiêm truyền dung dịch thuốc qua tĩnh mạch nên được thực hiện bởi bác sĩ. Sau khi tiêm, bệnh nhân cần ở lại ít nhất 1 tiếng để bác sĩ theo dõi mọi phản ứng của cơ thể với thuốc.

Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Pantoprazole cụ thể cho mọi người. Chẳng hạn như:

1. Liều dùng Pantoprazole cho người mắc bệnh viêm ăn mòn thực quản

  • 40 mg uống mỗi ngày một lần trong tối đa 8 tuần
  • Nếu tình trạng bệnh chưa có tiến triển tốt, bác sĩ có thể chỉ định người dùng sử dụng thuốc thêm 8 tuần nữa.
  • Kết thúc 16 tuần nếu kết quả thu được không tốt, bác sĩ sẽ phải tìm phương thức chữa bệnh khác

2. Liều dùng người mắc bệnh trào ngược dạ dày

Người lớn (trên 18 tuổi):

  • Tiêm truyền: Mỗi ngày tiêm một lần thuốc Pantoprazole với liều lượng là 40 mg. Lặp lại hành động này trong vòng 7 đến 10 ngày. Thuốc cần được truyền qua tĩnh mạch khoảng 15 phút. Bác sĩ khuyến cáo người dùng nên ngừng điều trị bằng đường tĩnh mạch ngay khi họ có thể tiếp tục điều trị bệnh bằng đường uống
  • Dùng thuốc dạng uống: 40 mg thuốc 1 lần/ngày trong vòng khoảng 8 tuần. Tuy nhiên thời gian điều trị có thể kéo dài thêm 8 tuần nữa trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc trên 16 tuần vẫn chưa được các nhà nghiên cứu xác nhận về mức độ an toàn cũng như sự hiệu quả.

Trẻ em (5-17 tuổi):

  • Trẻ nặng trên 40kg: 40 mg uống một lần mỗi ngày trong tối đa 8 tuần
  • Trẻ nặng từ 15-40kg: uống 20 mg mỗi ngày một lần trong vòng 8 tuần

3. Liều dùng người mắc bệnh loét tá tràng

  • 40 mg uống 1 lần/ngày
  • Cứ 12 tuần một lần, bác sĩ có thể yêu cầu tăng liều. Sau khoảng 28 tuần, liều Pantoprazole tối đa mỗi ngày của một bệnh nhân có thể lên đến 120mg
  • Dữ liệu được các nhà nghiên cứu thu thập được cho thấy, với liều dùng hàng ngày là 40mg có thể giúp bệnh nhân làm lành vết loét tá tràng đến 94% sau 8 tuần sử dụng

4. Liều dùng Pantoprazole cho người mắc bệnh loét dạ dày

  • 40 mg uống 1 lần/ngày
  • Sau 8 tuần điều trị, tình trạng bệnh có thể được cải thiện lên đến 97% nếu như mọi người sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ
Tùy tình trạng bệnh, người dùng sẽ được kê liều lượng Pantoprazole tương ứng
Tùy tình trạng bệnh, người dùng sẽ được kê liều lượng Pantoprazole tương ứng

5. Liều dùng cho người mắc bệnh bị nhiễm Helicobacter pylori

Liệu pháp Triple:

  • 40 mg Pantoprazole, uống 2 lần/ngày trong vòng 7 ngày
  • Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng chung Pantoprazole với thuốc clarithromycin, amoxicillin hoặc metronidazol để diệt trừ hoàn toàn vi khuẩn HP ra khỏi cơ thể
  • Tiếp tục dùng 40 mg pantoprazole mỗi ngày một lần đến ngày thứ 28 của liệu trình giúp khả năng loại bỏ bệnh lên đến 95%

Liệu pháp Quadruple:

  • 40 mg, uống 2 lần/ngày trong vòng một tuần
  • Mọi người dùng đồng thời với bismuth subcitrate và tetracycline 4 lần/ngày, metronidazole 200 mg 3 lần/ngày và 400 mg trước khi đi ngủ
  • Theo ghi nhận, với liệu pháp chữa trị này, 82% bệnh nhân nhiễm Helicobacter Pylori đã có tiến triển rất tốt

6. Liều dùng cho người mắc hội chứng Zollinger-Ellison

  • Tiêm truyền: cứ 12 giờ, người bệnh tiêm Pantoprazole một lần với liều lượng là 80mg, truyề trong vòng 15 phút. Liều tối đa trong ngày là 240mg
  • Thuốc uống: 40 mg 2 lần/ngày, tối đa là 240 mg mỗi ngày. Không ít bệnh nhân đã điều trị bệnh bằng Pantoprazole trong vòng 2 năm

7. Liều dùng Pantoprazole cho bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng

  • 80mg 2 lần/ngày dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch trong vòng 15 phút
  • Liều tối đa trong ngày là 240mg, chia làm 3 lần cách nhau 12 tiếng

**Thông tin về liều dùng được lấy từ drugs.com – một trang kiến thức sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài**

Tác dụng phụ của Pantoprazole là gì?

Một số nghiên cứu đã cho ra kết luận rằng việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton, trong đó có Pantoprazole, có thể làm tăng nguy cơ gãy xương ở tay, hông hoặc cột sống. Tuy nhiên vào năm 2010, cảnh báo này không được FDA chấp nhận vì không có đủ bằng chứng.

Người bệnh cần biết rằng, việc sử dụng thuốc Pantoprazole trong một thời gian dài (hơn 3 năm) có thể khiến cơ thể khó hấp thụ vitamin B-12 hơn và dẫn đến thiếu đi loại vitamin quan trọng này. Theo các chuyên gia y tế, một khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin B12, nó sẽ khiến cho chức năng não suy giảm và bị tổn thương.

Không chỉ vậy, theo một số nghiên cứu Pantoprazole có thể gây ra bệnh Lupus ban đỏ (bệnh tự miễn điển hình có thể gây biến chứng trên khắp các hệ cơ quan trong cơ thể). Nếu thấy một số triệu chứng như phát ban trên da, nổi mẩn đỏ, có vảy… người bệnh cần ngừng dùng thuốc và đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, nhiều người không biết rằng sử dụng Pantoprazole hơn một năm có thể gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã chứng minh thuốc dẫn đến căn bệnh ung thư dạ dày trên động vật thí nghiệm, tuy nhiên các nhà khoa học không chắc chắn liệu tình trạng này có xảy ra ở người hay không.

Trên đây đều là các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xuất hiện trên cơ thể bệnh nhân trong thời gian điều trị bệnh GERD bằng thuốc Pantoprazole. Để sớm có cách xử lý kịp thời, người dùng cần ngừng uống thuốc và thông báo cho bác sĩ nếu như có một số hiện tượng dưới đây:

  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đau khớp
  • Da phồng rộp, bong tróc
  • Mắt, môi, miệng, lưỡi bị sưng
  • Khó thở
  • Không kiểm soát được các cử động của tay chân
  • Khàn tiếng
  • Nhịp tim không đều
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải
  • Chóng mặt
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau bụng
  • Sốt

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc Pantoprazole?

  • Mặc dù không có bằng chứng cho thấy sử dụng Pantoprazole có hại trong thai kỳ, nhưng chúng tôi khuyên thai phụ chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định rõ ràng của bác sĩ
  • Nhà sản xuất khuyến cáo phụ nữ cho con bú không nên dùng Pantoprazole bởi các thành phần trong thuốc có thể truyền vào sữa mẹ và gây bất lợi cho trẻ sơ sinh
  • Bệnh nhân có mức magie trong cơ thể quá thấp, thường xuyên bị thiếu magie thì nên tránh điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc Pantoprazole
  • Người mắc bệnh loãng xương không thích hợp dùng loại thuốc này
  • Thuốc không thích hợp cho trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người bị dị ứng với Pantoprazole hoặc các thành phần có trong thuốc
  • Đừng dùng Pantoprazole nếu như người bệnh trước đó đã có phản ứng không tốt với thuốc albendazole (Albenza) hoặc mebendazole (Vermox)
  • Trong trường hợp bệnh nhân đã xét nghiệm dương tính với vi khuẩn H. Pylori (gây ra viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày), bác sĩ sẽ không tiến hành kê đơn thuốc Pantoprazole
  • Người có chức năng gan, thận hoạt động không tốt sẽ gặp nhiều tác dụng phụ nếu dùng loại dược phẩm này
Người mắc bệnh loãng xương không nên dùng loại thuốc này
Người mắc bệnh loãng xương không nên dùng loại thuốc này

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng Pantoprazole?

Để sử dụng thuốc Pantoprazole có hiệu quả nhất, người bệnh nhất định phải nhớ những lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Pantoprazole không nên được sử dụng để làm giảm các triệu chứng ợ nóng ngay lập tức
  • Hạn chế tối đa việc tiêu thụ rượu bia hoặc bất cứ đồ uống có cồn nào khác trong thời gian điều trị bệnh GERD bằng thuốc Pantoprazole
  • Thuốc Pantoprazole dạng viên nén có thể uống trước hoặc sau khi ăn đều được
  • Mọi người cần nhớ khi uống hãy nuốt cả viên, không tách, nhai hoặc nghiền nát nó trong miệng
  • Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý tăng liều bởi lẽ việc dùng quá liều sẽ dẫn đến hạ huyết áp đột ngột, rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa
  • Uống thuốc theo đúng thời gian đã quy định của bác sĩ, nếu chẳng may quên liều, mọi người hãy bổ sung lại càng sớm càng tốt tuy nhiên không gộp hai liều thành một
  • Không uống rượu bia, cà phê trong thời gian sử dụng thuốc Pantoprazole vì các thành phần có trong rượu sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên xấu hơn, tàn phá dạ dày một cách nghiêm trọng
  • Hạn chế ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi
  • Không ăn những thực phẩm cay, nóng, chua để tránh làm cho dạ dày bị tổn thương
  • Không dùng chung đơn thuốc với người khác cho dù tình trạng bệnh là tương tự nhau
  • Các thành phần có trong thuốc Pantoprazole có thể làm ảnh hưởng đến mọi kết quả xét nghiệm. Vì thế trước khi tiến hành bất cứ một cuộc kiểm tra siêu âm, xét nghiệm nào, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về việc đang dùng Pantoprazole
  • Việc ngừng sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ sẽ khiến bệnh khó điều trị hơn

Pantoprazole tương tác với những loại thuốc nào?

Hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyên bệnh nhân tránh dùng đồng thời cùng một lúc Pantoprazole với một số tên thuốc được liệt kê dưới đây:

  • Thuốc điều trị bệnh HIV: Atazanavir (Reyataz), Nelfinavir (Viracept), Delavirdine
  • Thuốc chống đông máu: Warfarin
  • Thuốc lợi tiểu: Lasix (furosemide), bumetanide, Demadex (torsemide), Edecrin (axit ethacrynic), Aldactone (spironolactone), Inspra (eplerenone), Dyrenium (triamterene ) và Midamor (amiloride)
  • Thuốc chống nấm: Ketoconazole (Nizoral), Itraconazole (Sporanox) và Voriconazole (Vfend), Ampicillin (Omnipen, Princen, Amcill)
  • Thuốc trị ung thư: Nếu người dùng đang dùng methotrexate liều cao, bác sĩ có thể khuyến cáo không nên sử dụng thêm thuốc Pantoprazole

Bảo quả thuốc Pantoprazole ra sao?

  • Thuốc Pantoprazole cần phải được bảo quản ở nhiệt độ phòng
  • Tuyệt đối không để thuốc ở những nơi ẩm ướt như nhà tắm
  • Ánh nắng mặt trời sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
  • Tránh xa tầm với của trẻ em
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng

Nên mua Pantoprazole ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Pantoprazole hiện đã được bán tại hầu hết các cửa hàng thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 34.000đ/hộp 3 vỉ x 10 viên nang tan trong ruột. Mức giá này có thể thấp hoặc cao hơn tùy vào từng thời điểm cũng như địa chỉ bán. Tuy nhiên, để mua được thuốc chính hãng, chúng tôi khuyên mọi người nên mua trực tiếp tại bệnh viện hoặc các hiệu thuốc lớn.

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, hiệu quả của thuốc Pantoprazole sẽ là tương đối khác nhau nhưng thông thường chỉ sau 8 tuần, tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có cải thiện đáng kể. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh nhất định phải chú ý đến chế độ ăn uống, hạn chế tiêu thụ đồ ăn dễ gây tổn thương cho dạ dày cũng như thực quản.

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 2:15 pm , 28/06/2024
Top