Menu

Rileptid®: Thuốc Dành Cho Người Bị Tâm Thần Phân Liệt, Rối Loạn Lưỡng Cực

Rileptid®
Hoạt chất

Rileptid®

    Đóng gói: Viên nén

    Loại thuốc: Điều trị bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực

    Công ty sản xuất: Egis Pharmaceuticals Public Limited Company

    Quốc gia sản xuất: Hungary

Rileptid® được sản xuất bởi Egis Pharmaceuticals Public Limited – một công ty dược phẩm nổi tiếng của đất nước Hungary. Thuốc dùng cho người bị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực hoặc đang có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ nặng do bệnh Alzheimer gây ra. Thuốc cần phải được sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Rileptid® có công dụng gì?

Rileptid® là một trong những loại thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân bị tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực. Theo các chuyên gia y tế, đây là 2 căn bệnh nguy hiểm tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân sẽ thường xuyên có những suy nghĩ hành động tự làm tổn hại đến chính bản thân mình hoặc mọi người xung quanh.

Bên cạnh đó, những người bị suy giảm trí nhớ do bệnh Alzheimer gây ra cũng có thể sử dụng thuốc Rileptid® để hạn chế tối đa tác động của bệnh đối với sức khỏe. Không những vậy, trẻ em dưới 5 tuổi bị rối loạn hành vi cũng có thể được bác sĩ kê đơn thuốc này.

Thuốc Rileptid® dùng cho bệnh nhân bị tâm thần phân liệt
Thuốc Rileptid® dùng cho bệnh nhân bị tâm thần phân liệt

Nên sử dụng thuốc như thế nào?

Thuốc có dạng viên nén nên cách sử dụng vô cùng đơn giản. Mỗi lần chỉ cần lấy đúng liều lượng thuốc mà bác sĩ đã quy định rồi uống cùng với một cốc nước lọc đầy. Rileptid® là thuốc ảnh hưởng đến khi trôi vào cổ họng phải đảm bảo còn nguyên vẹn, do đó người dùng không được cắn, nhai hoặc nghiền nát viên thuốc trong miệng.

Liều dùng thuốc Rileptid® cho người lớn cụ thể như sau:

Bệnh tâm thần phân liệt: bắt đầu với liều 2mg/ngày. Sau một vài ngày, bác sĩ có thể tăng liều lên 4mg hoặc 6mg/ngày nếu như bệnh nhân có phản ứng tốt với thuốc

Điều trị cơn hưng cảm: Dùng liều từ 1-6mg/ngày tùy theo tình trạng bệnh (thực hiện theo chỉ định của bác sĩ)

Bệnh nhân bị suy giảm trí tuệ:

  • Liều khởi đầu: 0,25mg, dùng 2 lần/ngày
  • Liều điều chỉnh: có thể tăng thêm 0.25mg mỗi ngày, uống 2 lần
  • Liều tối đa: Dùng 1mg/ngày, uống trong vòng 6 tuần

Bệnh nhân bị rối loạn hành vi:

  • Dưới 50kg: Dùng 0.25-0.7mg, uống 1 lần/ngày
  • Trên 50kg: Dùng 0.5-1.5mg, uống 1 lần/ngày

Đối với người bệnh là trẻ em, các bậc phụ huynh cần cho con đi thăm khám cụ thể và lắng nghe tư vấn của bác sĩ. Nếu thuốc có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ thì bác sĩ có thể tìm phương hướng điều trị bệnh khác cho thích hợp.

Tác dụng phụ của Rileptid® là gì?

Thuốc Rileptid® có thể khiến người dùng gặp phải một số rắc rối như:

  • Phát ban, nổi mề đay trên da
  • Nhức đầu, mất ngủ
  • Viêm phổi, cúm
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Tăng, giảm cân bất thường
  • Tâm trạng thay đổi, thường xuyên lo âu, kích động
  • Nhịp tim nhanh, khó thở
  • Chảy máu bất thường
  • Nghẹt mũi, đau họng
  • Tiêu chảy, táo bón
  • Buồn nôn, khó tiêu
  • Đau bụng
  • Đau nhức xương khớp, đau lưng
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Rối loạn cương dương
Thuốc có thể gây đau đầu
Thuốc có thể gây đau đầu

Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Rileptid®?

Rileptid® là thuốc ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, do đó bắt buộc mọi người phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

  • Tuyệt đối không được tự ý tăng liều hoặc ngừng sử dụng mà chưa thông báo cho bác sĩ
  • Thuốc cần được uống đều đặn mỗi ngày vào một khung giờ cố định để tránh tình trạng quên liều
  • Không uống rượu bia hoặc dùng các chất kích thích khác trong thời gian điều trị bệnh bằng Rileptid®
  • Người nhà cần theo dõi bệnh nhân nhiều hơn để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của họ sau khi dùng thuốc
  • Không dùng chung đơn thuốc với người khác
  • Hạn chế ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi vì thành phần dưỡng chất trong loại quả này có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên suy nghĩ thật cẩn thận trước khi quyết định dùng Rileptid®
  • Rileptid® không thích hợp với các bệnh nhân bị dị ứng với thành phần có trong thuốc
  • Người bị suy thận cần được bác sĩ điều chỉnh liều dùng Rileptid®, có thể giảm một nửa so với bệnh nhân khác
  • Thuốc Rileptid® có thể ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân đang mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim
  • Bệnh nhân là người cao tuổi có thể sẽ được chỉ định liều dùng thấp hơn bình thường để hạn chế tối đa tác dụng phụ

Rileptid® tương tác với những loại thuốc nào?

Theo các chuyên gia y tế, Rileptid® có thể tương tác với một số loại thuốc điển hình như:

  • Carbamazepine: Thuốc chống co giật và động kinh
  • Rifampicin: Dùng để ngăn ngừa và điều trị bệnh lao
  • Phenytoin: Thuốc giúp ngăn ngừa và kiểm soát cơn động kinh
  • Phenobarbital: Thuốc chống co giật
  • Fluoxetine: Sử dụng để điều trị rối loạn trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Paroxetine: Thuốc dành cho các bệnh nhân bị trầm cảm
  • Quinidine: Điều trị hoặc ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim
  • Verapamil: Thuốc chữa huyết áp cao, đau thắt ngực
  • Paliperidone: Điều trị rối loạn tâm thần
  • Levodopa: Thuốc dành cho bệnh nhân bị Parkinson
Rileptid® có tương tác với loại thuốc này
Rileptid® có tương tác với loại thuốc này

Bảo quản thuốc ra sao?

  • Thuốc Rileptid® cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng
  • Tránh ánh nắng mặt trời cũng như những nơi ẩm ướt
  • Để thuốc trên cao, vượt ngoài tầm với của các con
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ

Nên mua Rileptid® ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Rileptid® được đóng gói thành hộp 6 vỉ x 10 viên. Giá thành của một viên thuốc là 3.000, như vậy cả hộp sẽ có giá khoảng 180.000 VNĐ. Mức giá này sẽ không cố định, nó thay đổi tùy vào từng thời điểm cũng như địa chỉ bán. Mọi người nên mua thuốc tại bệnh viện hoặc các hiệu thuốc lớn.

Rileptid® có thể không giúp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn nhưng nó sẽ giảm thiểu các triệu chứng của bệnh và giữ cho bệnh nhân không rơi vào tình trạng nguy hiểm. Bên cạnh việc uống thuốc, bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện thích hợp. Đồng thời, người nhà hãy thường xuyên chuyện trò, quan tâm đến họ để kéo họ ra khỏi vũng lầy bệnh tật.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình tại hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Top