Ăn Khế Có Tác Dụng Gì

Khế là loại trái cây có hình dạng độc đáo cùng mùi vị chua ngon đặc trưng. Bên cạnh đó loại quả này còn mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người, trong đó có bệnh gout. Cụ thể ăn khế có tác dụng gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin về loại quả quen thuộc này.

Nguồn gốc và thành phần của quả khế

Khế là loại quả gắn bó với tuổi thơ của rất nhiều người Việt Nam. Loại quả này có hình dáng rất đặc biệt, được chia thành nhiều khía quanh một trục. Khi cắt lát sẽ có dạng giống ngôi sao. Quả khế có màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu vàng đẹp mắt. Khế có thể có vị chua hoặc ngọt tùy theo loại giống.

Khế phát triển nhiều ở những nước nhiệt đới thuộc khu vực châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Philipine, Malaysia, Srilanka, Việt Nam…

Khế là loại quả chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa
Khế là loại quả chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa

Theo phân tích về dinh dưỡng từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, khế có chứa hàm lượng calo thấp, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Trong 100g khế có chứa 3g chất xơ, 4g đường, 61 IU vitamin A, 34.4mg vitamin C.

Ngoài ra loại quả này cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất như photpho, magie, kali, sắt, kẽm cùng các chất chống oxy hóa như flavonoid, epicatechin, axit gallic và quercetin. Chính vì vậy ăn khế mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Ăn khế có tác dụng gì với sức khỏe?

Quả khế là trái cây rất quen thuộc với nhiều người. Loại trái cây này không chỉ ngon mà nó còn có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Cụ thể là:

1. Ngăn ngừa ung thư

Trong quả khế có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, đặc biệt là chất polyphenol nên giúp ngăn ngừa các tác động gây đột biến của các gốc tự do và loại bỏ chúng khỏi cơ thể. Nhờ đó nguy cơ ung thư gan được ngăn chặn.

Bên cạnh đó, khế cũng chứa một lượng lớn chất xơ giúp làm sạch đại tràng. Vì vậy loại quả này có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.

2. Ăn khế có tác dụng tăng cường miễn dịch

Trong khế có hàm lượng vitamin C cực cao, chất này giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, chống lại các gốc tự do gây viêm màng tế bào. Đồng thời vitamin C cũng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, nhờ đó nguy cơ bị ho, sốt rét, loét và đau họng được ngăn ngừa.

3. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Trong 100g khế có chứa 133mg Kali, 2mg natri. Những chất này giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định. Đồng thời vitamin A và B5 trong loại quả này có khả năng kích thích quá trình trao đổi chất, giúp làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể người. Nhờ đó khế giúp đường huyết ổn định, tim mạch hoạt động bình thường, đảm bảo máu lưu thông tốt và nhịp tim đều đặn.

Ăn khế có tác dụng gì? - Giúp ổn định tim mạch
Ăn khế có tác dụng gì? – Giúp ổn định tim mạch

4. Khế giúp cải thiện tiêu hóa

Tác dụng của khế còn được thể hiện ở khả năng giúp đường tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Bởi loại quả này có chứa hàm lượng chất xơ cao nên kích thích sự di chuyển của chất thải qua đường tiêu hóa, làm giảm táo bón, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.

Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng và sinh khả dụng của các chất vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.

5. Tốt cho người bị đái tháo đường

Ăn khế có tác dụng gì? Khế cũng là loại quả rất tốt dành cho những người bị đái tháo đường. Bởi hàm lượng chất xơ trong khế giúp làm chậm giải phóng glucose vào máu sau khi ăn.

6. Giúp giảm cân

Nếu chưa biết ăn quả khế có tác dụng gì thì một trong những câu trả lời cho thắc mắc này chính là giúp giảm cân hiệu quả. Bởi trong 100g khế chỉ cung cấp 31 calo. Bên cạnh đó, khế có hàm lượng chất xơ cao nên giúp no bụng và tăng tốc độ chuyển hóa để loại bỏ số cân nặng dư thừa.

7. Ngăn ngừa rụng tóc và làm đẹp da

Trong quả khế có chứa nhiều chất oxy hóa nên giúp chống lại tác hại do gốc tự do gây ra. Nhờ đó, quá trình lão hóa chậm hơn và tóc cũng bớt rụng. Các vitamin B trong khế cũng khá dồi dào nên giúp tóc khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

Tác dụng của quả khế đối với bệnh gout

Bệnh gout là bệnh xương khớp không hiếm gặp trong xã hội hiện đại ngày nay. Mặc dù một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến các cơn gout là do tác động của thực phẩm nhưng thực phẩm cũng chính là phương thuốc tự nhiên giúp phòng ngừa và ngăn chặn các đợt tấn công của gout. Vậy ăn khế có tác dụng gì với bệnh gout không?

1. Ăn khế ngọt có tác dụng gì với bệnh gout?

Khế ngọt là loại quả hữu ích hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh gout và viêm khớp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khế giúp cung cấp khoảng 75% lượng vitamin C cơ thể cần thiết. Loại vitamin này là một chất chống oxy hóa cao nên giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp làm giảm mức axit uric.

Ăn khế có tác dụng gì? - phòng ngừa và làm giảm triệu chứng bệnh gout
Ăn khế có tác dụng gì? – phòng ngừa và làm giảm triệu chứng bệnh gout

Bên cạnh đó, loại quả này còn có nhiều chất chống oxy hóa khác dạng flavonoids có khả năng chống viêm và ngăn ngừa ung thư. Đồng thời thành phần oxalic thấp (1%) không làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Nhờ đó các triệu chứng bệnh gout và nguy cơ bị gout cũng giảm đi đáng kể.

2. Khế chua có tác dụng gì với bệnh gout?

Nếu bạn đang băn khoăn về tác dụng của quả khế chua với bệnh gút thì bạn nên lưu ý rằng, khế chua không phải là thực phẩm tốt cho người bị gout. Bởi vì hàm lượng oxalic trong khế chua cao (gấp 5 lần trong khế ngọt) nên sẽ thúc đẩy tăng cặn hoặc sỏi thận.

Chức năng của thận bị suy giảm có thể khiến quá trình đào thải axit uric trở nên khó khăn hơn. Khi đó các tinh thể urate sẽ hình thành và lắng đọng lại trong các khớp xương gây bệnh gout.

Cách chữa bệnh gout bằng quả khế

Từ những thông tin trên có thể thấy rằng, khế ngọt rất hữu ích đối với người bị bệnh gout. Vì vậy bạn đọc có thể sử dụng loại quả này thường xuyên hơn để giúp phòng ngừa và hỗ trợ giảm các triệu chứng, nguy cơ mắc bệnh gout. Ngoài cách ăn trực tiếp quả khế, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

1. Nước ép khế chữa bệnh gout

Bạn chỉ cần chuẩn bị 3 quả khế ngọt. Đem rửa sạch những quả này rồi thái mỏng. Sau đó đem khế đi ép thành nước và nên sử dụng nước ép trong ngày.

Nước ép khế ngọt giúp làm giảm các triệu chứng bệnh gout
Nước ép khế ngọt giúp làm giảm các triệu chứng bệnh gout

Ngoài những người mắc bệnh gout, những người bình thường hoàn toàn có thể áp dụng cách này để thay đổi cách thưởng thức khế và hiểu rõ ăn khế có tác dụng gì đối với sức khỏe.

2. Uống nước khế khô điều trị bệnh gout

Chuẩn bị khế ngọt sau đó rửa sạch khế và thái lát mỏng. Đem khế phơi khoảng 3 – 4 nắng hoặc đem sấy khô rồi đem bảo quản.

Mỗi khi dùng, bạn lấy một nắm khế khô đem sắc với 500ml nước đến khi lượng nước còn ½  thì tắt bếp. Sử dụng nước này mỗi ngày một lần và nên áp dụng trong 30 ngày.

3. Chữa bệnh gout bằng nước khế ngọt và trứng gà

  • Chuẩn bị: 1 quả khế ngọt và 1 quả trứng gà
  • Thực hiện: Đem khế rửa sạch, thái lát rồi ép lấy nước.

Trứng gà đập ra lấy lòng đỏ. Cho lòng đỏ vào nước khế và khuấy đều. Bạn sử dụng nước này ngày 1 lần và dùng liên tục trong ít nhất 15 ngày để giúp các triệu chứng gout giảm dần.

Nếu bạn cảm thấy nước khó uống do có mùi tanh thì có thể cho thêm 1 vài hạt muối để át mùi. Tuy nhiên chỉ cho thêm muối trong khoảng 1 – 2 lần đầu.

4. Những lưu ý khi dùng khế chữa bệnh gút

Ngoài vấn đề ăn khế có tác dụng gì hay tác dụng của quả khế với bệnh gout, bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

  • Khế chua có chữa hàm lượng Oxalic lớn nên không được khuyến khích đối với người bị gout, bị suy thận, các vấn đề về thận hoặc chạy thận nhân tạo. Những người bị suy thận và có các vấn đề về bệnh thận nếu ăn quả khế có thể bị tử vong.
  • Oxalic trong khế cũng có thể ngăn cản sự hấp thu canxi nên những người còi xương, có vấn đề về xương khi chưa quá 50 tuổi cần tránh sử dụng loại quả này.
  • Không nên lạm dụng khế chữa bệnh gout vì dễ bị buồn nôn, ói mửa, nấc hoặc mất ngủ.
  • Không ăn khế khi đói hoặc bị đau dạ dày.

Như vậy khế là loại quả cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nên rất hữu ích đối với cơ thể người. Mong rằng với những thông tin trên, bạn đọc sẽ không còn băn khoăn ăn khế có tác dụng gì, khế có tốt với bệnh gout không, đồng thời hiểu rõ hơn về cách dùng khế đảm bảo an toàn.

Đánh giá bài viết
Ngày đăng: 06/05/2023 - Cập nhật lúc 2:01 pm , 27/06/2024
Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo

Bài viết liên quan