Những thông tin cần biết về bệnh gai cột sống bẩm sinh

Gai cột sống vốn được biết đến là một căn bệnh thường gặp do tuổi già nhưng ít ai biết rằng có nhiều trường hợp bị bệnh gai cột sống bẩm sinh. Vậy nguyên nhân nào gây ra gai cột sống ở trẻ sơ sinh và cách điều trị là gì? Những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh gai cột sống bẩm sinh là gì?

Gai cột sống bẩm sinh còn có tên gọi khác là tách đốt sống, nứt đốt sống. Đây là một dạng dị tật hình thành từ trong bào thai. Cơ chế hình thành bệnh gai cột sống bẩm sinh là hiện tượng xương cột sống và ống thần kinh không khép kín được hoàn toàn. Theo thống kể thì tỉ lệ trẻ sơ sinh bị gai cột sống là khoảng 1 – 2 trẻ trên 1000 trẻ được sinh ra.

Khi mắc căn bệnh bẩm sinh này thì trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như thoát vị tủy, màng tủy gây ra các hiện tượng rối loạn về thần kinh. Tuy nhiên, không phải tất cả những trẻ mắc dị tật này đều có biểu hiện như vậy.

Phần lớn trường hợp là không xuất hiện triệu chứng của bệnh khi mới sinh ra mà phải đến khi trưởng thành, khoảng 30 – 40 tuổi mới phát hiện ra bệnh. Vì vậy, nhiều người bị bệnh gai cột sống bẩm sinh vẫn có thể lớn lên bình thường mà không gặp phải trở ngại gì.

Bệnh gai cột sống bẩm sinh là gì?
Bệnh gai cột sống bẩm sinh là gì?

Gai cột sống bẩm sinh có thể phát hiện bệnh thông qua việc chụp X – quang. Bệnh thể hiện trên phim chụp bằng hình ảnh những khe hở trên cột sống, thường gặp nhất là ở vị trí xương cùng hoặc vùng thắt lưng.

Bệnh được chia thành 3 loại gồm: Gai đôi ở thể ẩn; gai đôi cột sống có nang và thoát vị màng não ở trẻ nhỏ. Trong ba dạng này thì gai đôi cột sống có nang được đánh giá là nguy hiểm nhất vì nó có thể làm mất hoàn toàn và vĩnh viễn một chức năng hoạt động của một bộ phận trên cơ thể.

Bệnh gai cột sống bẩm sinh còn có thể gây ra những biến chứng khác như làm vẹo cột sống, đau đớn khi vận động. Trong một số trường hợp, biến chứng nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải là bị liệt hai chân, rối loạn cảm giác và mất kiểm soát đại tiểu tiện. Làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng xương cột sống. Nguy hiểm hơn, khi dịch não tủy dư thừa tích tụ lại làm tràn dịch não sẽ khiến cho não bộ bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu phát hiện bệnh gai cột sống bẩm sinh

Thời gian ban đầu, phần lớn trẻ bị mắc bệnh sẽ có thể lớn lên bình thường mà không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu gì. Và ở mỗi thể trạng bệnh nặng nhẹ khác nhau mà mức độ biểu hiện cũng khác nhau.

  • Với gai cột sống bẩm sinh ở thể nhẹ

Lúc này khoảng trống ở xương cột sống rất nhỏ nên không biểu hiện trồi ra bên ngoài và tủy sống gần như vẫn được bảo vệ tốt. Do đó, khi ở thể nhẹ thì bệnh không biểu hiện triệu chứng gì bất thường và thậm chí là còn khó phát hiện ra khi thực hiện chẩn đoán.

  • Với gai cột sống bẩm sinh ở thể nặng

Ở mức độ này, người bệnh sẽ xuất hiện những cảm giác bất thường như đau mỏi, tê nhức từ cổ, lưng lan dần xuống các chi. Hạn chế khả năng cử động ở các khớp.

Khi gai cột sống phát triển và chèn ép lên rễ dây thần kinh, ống tủy thì có thể gây tê liệt chân tay, mất kiểm soát hoạt động của bàng quang, đường ruột, bị vẹo cột sống… Thậm chí, trong một số trường hợp ở người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng thần kinh tại bàng quang hoặc chân.

Để có thể phát hiện bệnh gai cột sống bẩm sinh sớm cho con trẻ, bố mẹ nên chú ý quan sát con và nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu sau:

  • Trẻ di chuyển khó khăn, khó đứng thẳng hay đau khi vặn người, lắc cổ. Đau từ tay rồi lan xuống hai chân.
  • Bị đau nhức ở khu vực thắt lưng và đau tăng lên nếu khi dùng tay ấn vào vị trí này.
  • Do cơ cạnh xương sống thắt lưng bị co cứng và phát triển về hai bên nên trẻ có thể bị mất đường cong sinh lý, hai hông không cân xứng và cột sống bị vẹo. Tỉ lệ gặp phải hiện tượng này là 1/10 trẻ mắc bệnh gai cột sống bẩm sinh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống bẩm sinh
Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống bẩm sinh

Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Đề phòng bệnh tiến triển nặng hơn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Các cách điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh

Để chữa gai cột sống bẩm sinh cho trẻ thì các biện pháp điều trị bảo tồn thường được ưu tiên hơn cả. Phương pháp phẫu thuật thường ít được chỉ định trừ khi bệnh gây ra những biến chứng nghiêm trọng do chi phí tốn kém và tương đối nguy hiểm. Sau đây là những cách điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh theo phương thức bảo tồn phổ biến và hiệu quả hiện nay:

1. Dùng tân dược

Dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid, nhóm thuốc giãn cơ để khắc phục triệu chứng của bệnh, hạn chế sự tiến triển của gai xương. Thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh chóng, giúp cho người bệnh có thể hoạt động, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, hiệu quả này chỉ mang tính tạm thời và thuốc Tây dùng lâu dài cũng sẽ kéo theo những tác dụng phụ cho sức khỏe.

2. Phương pháp Đông y

Sử dụng thuốc Đông y cũng là phương pháp chữa bệnh gai cột sống bẩm sinh hiệu quả. Với các vị thuốc từ thảo mộc thiên nhiên, thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh từ bên trong, có hiệu quả lâu dài mà lại rất lành tính, an toàn cho sức khỏe và không gây tác dụng phụ.

Khi chữa bệnh gai cột sống bằng Đông y thì người bệnh cần kết hợp thêm phương pháp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt… Đây đều là những kỹ thuật y học cổ truyền có tác dụng giảm đau, tăng cường lưu thông máu và điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp Đông y là thiếu tính tiện dụng và tác dụng chữa bệnh chậm, cần thực hiện kiên trì và lâu dài.

3. Dùng phương pháp vật lí trị liệu

Các phương pháp vật lí trị liệu như sóng ngắn, kéo giãn cột sống, siêu âm, kích thích điện, nhiệt, laser,… cũng mang đến hiệu quả điều trị bệnh rất tích cực, khả quan và toàn diện. Đây là cách điều trị bảo tồn an toàn và phù hợp với nhiều thể trạng bệnh khác nhau.

Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, phù hợp và kiên trì thì phương pháp này sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh đến 70%.

Chữa gai đôi cột sống bẩm sinh
Chữa gai đôi cột sống bẩm sinh

Bên cạnh đó, nên sử dụng thêm dụng cụ hỗ trợ chức năng như nẹp mềm, đai thắt lưng để cố định xương cột sống và làm giảm các tác động bên ngoài tới khu vực này, tránh cho xương sống bị xô lệch khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh cần phải thực hiện một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lí. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, omega – 3, vitamin D, magie và các loại vitamin. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày.

Những phương pháp chữa gai đôi cột sống bẩm sinh trên đây đều mang tính chất bảo tồn. Tức là nhằm giảm triệu chứng và ức chế bệnh phát triển. Hiện nay, y học chưa tìm ra được phương pháp điều trị gai cột sống dứt điểm hoàn toàn. Vì vậy, ngay khi có ý định sinh em bé, người mẹ cần tìm hiểu biện pháp phòng bệnh gai cột sống bẩm sinh cho con.

Nghiên cứu cho thấy, người mẹ trước khi mang thai nếu bổ sung acid folic đầy đủ sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh gai cột sống bẩm sinh đến 80%. Trong quá trình mang thai, người mẹ cũng cần thường xuyên đi thăm khám định kỳ để theo dõi thai kỳ, bổ sung kịp thời những dưỡng chất bị thiếu hụt và ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị mắc bệnh bẩm sinh.

Trên đây, bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích về căn bệnh gai cột sống bẩm sinh. Đối với người bị gai cột sống bẩm sinh thì đây thực sự là một thiệt thòi về thể chất và cả tinh thần vì đến nay bệnh vẫn chưa có cách trị dứt điểm. Vì vậy, người làm mẹ nên có trách nhiệm phòng tránh căn bệnh này cho con khi mang thai.

Ngày đăng: 22/05/2023 - Cập nhật lúc 10:58 am , 22/05/2023
Nguồn tham khảo

Bài viết nhiều người đọc