Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai: Mẹ bầu cần lưu ý

Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai là một hiện tượng phổ biến, thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ, khi thai nhi đã phát triển lớn. Tuy nhiên đôi khi cơn đau này cũng có thể xuất hiện sớm hơn trong thai kỳ, liên quan đến sự thay đổi của cơ thể cũng như nhiều vấn đề tiềm ẩn khác. Điều quan trọng là xác định nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai có thể gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ bầu

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai

Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai thường xảy ra khi em bé lớn lên, chèn ép vào cơ liên sườn hoặc khi em bé đá vào hoặc duỗi tay tác động đến xương sườn, gây kích thích các dây thần kinh. Ngoài ra, khi em bé di chuyển qua lại trong tử cung cũng có thể gây ảnh hưởng đến không gian của dây thần kinh liên sườn và dẫn đến đau đớn. Cơn đau cũng có thể xảy ra khi các cơ bị kéo căng gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai cũng có thể xảy ra do các vấn đề y tế, biến chứng sức khỏe và rủi ro khi mang thai.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính có thể gây đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai, người bệnh có thể tham khảo.

1. Thay đổi cơ xương

Mang thai là một quá trình dẫn đến nhiều sự thay đổi trong cơ thể, bao gồm thay đổi cấu trúc cơ xương, các mô mềm, dây thần kinh. Các thay đổi này có thể gây ảnh hưởng đến các cơ liên sườn và gây đau thần kinh liên sườn. Cơn đau thường bắt đầu khi mang thai ba tháng giữa và trở nên nghiêm trọng hơn khi mang thai ba tháng cuối. Tuy nhiên cơn đau có thể xảy ra trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ.

Bên cạnh việc gây đau đớn, người bệnh cũng bị hạn chế các cử động bình thường, chẳng hạn như mở rộng cánh tay, xoay người, cúi người bệnh phía trước hoặc ngả người ra phía sau. Đôi khi cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, dữ đội, gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường trong ngày và suy giảm chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.

Đau dây thần kinh liên sườn do thay đổi cơ xương sẽ tự cải thiện sau khi sinh con. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo các biện pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như nghỉ ngơi đầy đủ, vận động nhẹ hoặc kéo giãn cơ liên sườn để cải thiện các triệu chứng. Nếu cơn đau nghiêm trọng, vượt quá khả năng chịu đựng, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Ợ nóng

Trong thai kỳ cơ thể sản xuất nhiều loại hormone, trong đó bao gồm hormone relaxin. Hormone này chịu trách nhiệm giúp một số cơ và dây chằng thư giãn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên hormone relaxing cũng là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai. Bên cạnh đó, hormone này cũng dẫn đến nhiều cơn đau khác, chẳng hạn như đau thần kinh tọa, đau xương chậu hoặc đau thắt lưng.

Đau sườn trái khi mang thai 3 tháng đau
Ợ nóng có thể gây ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh liên sườn

Relaxin cũng giúp thư giãn thực quản, giúp thai phụ hấp thụ dinh dưỡng khi mang thai một cách dễ dàng hơn. Đây là là nguyên nhân một số phụ nữ bị ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và nôn khi mang thai. Ở một số phụ nữ, chứng ợ chua có thể dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn, đau lồng ngực hoặc đau lưng giữa.

Trong hầu hết các trường hợp, ợ nóng khi mang thai không nghiêm trọng và sẽ được cải thiện vào ba tháng giữa của thai kỳ. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để góp phần cải thiện các triệu chứng ợ nóng. Trong trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố, hay hormone trong thai kỳ chịu trách nhiệm nới lỏng các khớp, cơ, dây chằng và dây thần kinh. Đặc biệt hormone relaxin có thể giúp mở rộng xương sườn (lồng ngực), điều này gây ảnh hưởng đến cơ liên sườn và không gian của dây thần kinh liên sườn.

Việc mở rộng lồng ngực tương đối tốt cho phổi (vốn đã thiếu không gian khi mang thai) và tử cung (sẽ không ngừng phát triển kích thước theo thai kỳ). Tuy nhiên việc mở rộng xương sườn có thể gây đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai. Cơn đau thường xảy ra khi hít thở sâu, ho, hắt hơi, cười lớn hoặc thay đổi tư thế vận động. Đôi khi cơn đau cũng lan đến bả vai, cổ, vai gáy hoặc thắt lưng, háng, bẹn.

Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai là một phản ứng bình thường. Tuy nhiên nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc vượt quá khả năng chịu đựng, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

4. Áp lực từ tử cung

Khi mang thai ba tháng giữa đến ba tháng cuối, tử cung sẽ mở rộng và ngực cũng lớn lên về kích thước. Điều này khiến khung xương sườn chịu một số áp lực nhất định, dẫn đến căng cơ và đau thần kinh liên sườn.

Ngoài ra, áp lực từ tử cung có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm sụn gắn với xương sườn. Điều này cũng gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

5. Các nguyên nhân nghiêm trọng

Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai thường không nghiêm trọng và là một phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên ở một số phụ nữ, tình trạng này có thể liên quan đến một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như, cơn đau gây ảnh hưởng đến vùng bụng trên bên phải có thể là dấu hiệu của bệnh gan, tiền sản giật hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác trong thai kỳ.

Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở
Đau thần kinh liên sườn có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc các vấn đề sức khỏe khác

Do đó, bà bầu được khuyến cáo đến bệnh viện ngay khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Chóng mặt
  • Xuất hiện các đốm hoặc mảng bên trong mắt
  • Chảy máu
  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn mửa

Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai có xu hướng nghiêm trọng hơn khi mang thai ba tháng cuối. Các cơn đau này có thể gây khó chịu, tuy nhiên thường không nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu. Trong trường hợp các triệu chứng gây lo lắng hoặc quá sức chịu đựng, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Dấu hiệu đau thần kinh liên sườn khi mang thai

Triệu chứng chính khi bị đau thần kinh liên sườn là xuất hiện những cơn đau nhói, đau buốt giống như co thắt xung quanh ngực. Cơn đau thường có dạng dải quấn quanh từ trước ra sau với cơn đau xuất hiện ở một hoặc cả hai bên xương sườn. Tuy nhiên đôi khi cơn đau có thể xuất hiện dưới dạng đau âm ỉ, liên tục, kéo dài suốt cả ngày. Cơn đau thường tăng lên khi cố gắng thực hiện một số hoạt động như nâng vật nặng, vặn cơ thể, ho, cười hoặc hắt hơi.

Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai cũng có thể dẫn đến một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Đau ở cánh tay, vai hoặc lưng
  • Hạn chế khả năng vận động ở vai hoặc lưng
  • Ngứa ran
  • Đau bụng
  • Ăn mất ngon
  • Sốt

Đôi khi việc hít thở có thể khiến tình trạng đau thần kinh liên sườn trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến một số vấn đề hô hấp, khó thở. Ngoài ra, các triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn có thể dẫn đến tình trạng đau ngực hoặc cảm giác tăng tức ngực dữ dội. Đôi khi tình trạng này cần được đánh giá tại phòng cấp cứu để loại trừ nguy cơ nhồi máu cơ tim và các biến chứng nghiêm trọng khác trong thai kỳ.

Các triệu chứng nghiêm trọng khi đau thần kinh liên sườn trong thai kỳ bao gồm:

  • Đau lan ra cánh tay trái, vai và lưng
  • Ho kéo dài, có đờm màu xanh hoặc vàng xanh
  • Tăng nhịp tim và đánh trống ngực
  • Lú lẫn đột ngột, chóng mặt hoặc mất ý thức
  • Tê liệt các cơ
  • Đau bụng nghiêm trọng

Đau thần kinh liên sườn khi mang thai thay đổi như thế nào?

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các triệu chứng thường không nghiêm trọng, bà bầu thường không cảm thấy đau. Tuy nhiên, một số phụ nữ mang thai cũng có thể bị đau trong những tháng đầu, dẫn đến khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn
Các triệu chứng đau thần kinh liên sườn thường trở nên nghiêm trọng hơn theo sự phát triển của thai kỳ

Dưới đây là một số thay đổi cụ thể của cơn đau thần kinh liên sườn khi mang thai:

  • Ba tháng đầu: Đau thần kinh liên sườn xảy ra khi tử cung mở rộng để đảm bảo không gian cho em bé đang lớn, do đó cơn đau thường không xuất hiện trong ba tháng đầu. Vào cuối tháng thứ ba, em bé chỉ nặng khoảng 30 gram hoặc ít hơn. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ mang thai không tăng cân trong suốt thời kỳ đầu của thai kỳ, do đó cơn đau thần kinh liên sườn thường không xảy ra.
  • Ba tháng giữa: Khi em bé tiếp tục phát triển, tử cung sẽ được mở rộng, lúc này thai phụ có thể cảm thấy đau ở mạn sườn và khó thở. Những cơn đau này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi tử cung phát triển đẩy lên cơ hoành và chèn ép phổi.
  • Ba tháng cuối: Đau thần kinh liên sườn có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn trong ba tháng cuối, khi tử cung mở rộng và gây áp lực lên xương sườn. Em bé cũng trở nên lớn hơn, có thể đá hoặc va chạm vào cơ liên sườn, dẫn đến đau đớn.

Vào thời gian trước khi sinh, em bé thường chuẩn bị chào đời bằng cách di chuyển vào khung xương chậu. Điều này giúp giảm áp lực lên khung sườn và dây thần kinh liên sườn, từ đó cải thiện cơn đau hiệu quả.

Đau thần kinh liên sườn khi mang thai có nguy hiểm không?

Thông thường, đau thần kinh liên sườn khi mang thai không nghiêm trọng và không gây ra các biến chứng sức khỏe ảnh hưởng đến tính mạng. Điều quan trọng là có kế hoạch chăm sóc cũng như cải thiện cơn đau hiệu quả để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.

Tuy nhiên, thai phụ hãy gọi cho bác sĩ ngay khi cơn đau xuất hiện ở vùng bụng trên, đặc biệt là khi cơn đau bắt nguồn từ bên dưới xương sườn bên phải. Cơn đau này có thể là dấu hiệu của tình trạng tiền sản giật, một biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ, đặc trưng bởi huyết áp tăng cao. Các dấu hiệu tiền sản giật bao gồm thay đổi thị lực, buồn nôn và đau đầu dữ dội.

Các triệu chứng tiền sản giật sẽ không được cải thiện cho đến khi sinh xong. Do đó, trong khoảng thời gian mang thai, thai phụ được khuyến cáo xét nghiệm máu và nước tiểu định kỳ để theo dõi mức huyết áp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, mẹ bầu có thể được chỉ định sử dụng thuốc hoặc nhập viện điều trị.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị đau thần kinh liên sườn?

Nếu bị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo một số cách khắc phục tại nhà như sau:

1. Chườm nóng và chườm lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh giúp thư giãn các cơ bị thắt chặt, từ đó giảm áp lực lên các dây thần kinh và cải thiện cơn đau. Khi chườm nóng cần chú ý không chườm trực tiếp túi chườm lên da, tốt nhất bà bầu nên trải khăn lên da trước khi chườm nóng hoặc chườm lạnh. Điều này giúp bảo vệ da khỏi các tổn thương do nhiệt hoặc bỏng lạnh.

Bà bầu có thể cho nước nóng vào chai nhựa chịu nhiệt hoặc chai thủy tinh, sau đó quấn một lớp khăn mỏng và chườm lên khu vực bị đau. Lặp lại quy trình cho đến khi cơn đau được cải thiện. Đối với phương pháp chườm lạnh, bà bầu cho một ít đá viên vào túi vải, buộc chặt miệng túi sau đó chườm lên khu vực bị ảnh hưởng. Có thể chườm nóng và chườm lạnh xen kẽ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chườm nóng và chườm lạnh thường có thể cải thiện các triệu chứng nhanh chóng và cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Ngâm muối Epsom

Muối Epsom là một khoáng chất có trong tự nhiên, được tìm thấy ở các suối tự nhiên tại thị trấn Epsom, thuộc Quận Surrey, Vương quốc Anh. Loại muối tự nhiên này rất giàu magie sulphat nên có tác dụng làm dịu cơn đau thần kinh liên sườn hoặc đau thần kinh tọa.

Magie có thể cải thiện các cơn đau thần kinh bằng cách dẫn đến một số phản ứng sinh hóa nhất định. Ngâm muối Epsom là một trong những cách chữa đau dây thần kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất và an toàn cho bà bầu.

bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn
Ngâm muối Epsom có thể cải thiện cơn đau thần kinh và giúp bà bầu thư giãn

Cách ngâm muối Epsom điều trị đau dây thần kinh liên sườn ở phụ nữ mang thai như sau:

  • Sử dụng hai hoặc ba cốc muối Epsom, gói vào trong một miếng vải mềm.
  • Cho gói muối vào trong bồn tắm.
  • Vặn nước ấm để dòng nước chảy qua túi muối.
  • Ngâm mình trong khoảng 30 phút hàng ngày.
  • Tiếp tục quá trình này mỗi ngày cho đến khi cơn đau được cải thiện.

3. Bổ sung thực phẩm giàu magie

Magie là khoáng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, tuy nhiên cơ thể không tự sản xuất được magie. Do đó con người cần tiêu thụ thực phẩm giàu magie như rau bina, các loại hạt và các loại đậu để bổ sung magie, cung cấp lượng magie cần thiết.

Magie có thể giúp tăng cường sức khỏe hệ thống tim mạch, giảm đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai và cung cấp khoáng chất cần thiết để tăng mật độ xương. Bên cạnh đó, các loại dầu magie có thể thoa tại chỗ và xoa bóp lên khu vực bị đau để cải thiện cơn đau.

Các loại thực phẩm giàu magie bao gồm:

  • Chocolate đen
  • Các loại quả hạch, chẳng hạn như hạnh nhân, hạt điều
  • Các loại đậu, chẳng hạn như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng hoặc đậu Hà Lan
  • Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mỳ, yến mạch và lúa mạch
  • Một số loại cá béo như cà hồi, cá thu và cá bơn
  • Chuối
  • Rau lá màu xanh như cải xoăn, rau bina, cải thìa và các đắng

Bổ sung magiê là một trong những cách điều trị đau dây thần kinh liên sườn tại nhà hiệu quả cao và an toàn cho phụ nữ mang thai.

4. Xoa bóp

Xoa bóp, massage có thể hỗ trợ giảm đau thần kinh liên sườn ngay lập tức. Các hoạt động xoa bóp có thể ức chế quá trình sản xuất hormone căng thẳng được gọi là cortisol và tăng cường sản xuất serotonin giúp cải thiện tâm trạng. Xoa bóp cũng có thể giúp kiểm soát việc sản xuất Chất P, một chất dẫn truyền thần kinh gây đau.

Xoa bóp, massage là một phương pháp điều trị đau thần kinh liên sườn khi mang thai tự nhiên và an toàn. Tuy nhiên hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật cũng như các vấn đề an toàn khi xoa bóp.

bà bầu đau bụng
Massage, xoa bóp là cách cải thiện cơn đau thần kinh hiệu quả và an toàn

Hướng dẫn cách xoa bóp cho phụ nữ mang thai như sau:

  • Sử dụng 2 – 3 thìa dầu dừa nguyên chất, đun nóng nhẹ.
  • Thoa dầu dừa lên khu vực bị đau, xoa bóp nhẹ nhàng khu vực cơ liên sườn bằng các chuyển động tròn.
  • Lặp lại quá trình cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

5. Sử dụng nghệ

Nghệ là một gia vị tốt cho sức khỏe, có thể giúp giảm đau thần kinh gần như ngay lập tức. Loại gia vị này có đặc tính chống viêm, giảm sưng, từ đó giúp giảm đau dây thần kinh liên sườn.

Bà bầu có thể đun nóng một ly sữa, cho thêm một hoặc hai muỗng cà phê bột nghệ, khuấy đều. Dùng uống hỗn hợp khi còn nóng. Sử dụng sữa nghệ 1 hai lần mỗi ngày trong một tuần để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên không lạm dụng phương pháp và trao đổi với bác sĩ trước khi uống sữa nghệ để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ.

6. Bài tập hít thở

Đôi khi đau thần kinh liên sườn có thể gây khó thở, đau đớn khi thở. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và chức năng phổi của mẹ bầu. Do đó, bà bầu được khuyến khích thường xuyên thực hiện các bài tập hít thở để hỗ trợ cải thiện cơn đau cũng như tăng cường khả năng hít thở.

Bà bầu ngồi thẳng, từ từ hít sâu để nạp không khí vào phổi và mở rộng lồng ngực, sau đó thở ra nhẹ nhàng. Động tác này có thể tác động lên các cơ liên sườn, hỗ trợ giảm sự chèn ép lên dây thần kinh và giảm đau. Thực hiện bài tập hít thở từ 5 – 10 lần để hỗ trợ cải thiện cơn đau thần kinh hiệu quả nhất.

7. Tập yoga

Kéo dài cơ liên sườn rất quan trọng trong việc điều trị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai. Các cơ này kết nối với các xương sườn và tác động trực tiếp lên các dây thần kinh liên sườn. Nếu các cơ này bị căng, phổi không thể giãn nở hoàn toàn, dẫn đến hạn chế lượng không khí nạp vào phổi và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, phụ nữ mang thai được khuyến khích thường xuyên tập thể dục, thực hiện các tư thế vặn người hoặc tập yoga theo hướng dẫn của bác hoặc huấn luyện viên có chuyên môn.

yoga cho bà bầu
Thực hành các động tác yoga an toàn có thể giúp cải thiện cơn đau và giúp bà bầu sinh con dễ dàng hơn

Các tư thế yoga có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dây thần kinh tọa khi mang thai. Ngoài ra, các tư thế yoga cũng giúp giảm đau vai gáy, đau lưng ở bà bầu và các tình trạng cơ xương khớp khác. Thực hành các động tác yoga phù hợp là một trong những cách tốt nhất để cải thiện cơn đau thần kinh và giúp thai phụ sinh con dễ dàng hơn.

Các bài tập yoga dành cho phụ nữ mang thai được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả cải thiện cơn đau thần kinh. Không tự ý thực hiện các động tác yoga tại nhà mà không được hướng dẫn để tránh các rủi ro liên quan.

Lưu ý khi bị đau thần kinh liên sườn khi mang thai

Để hỗ trợ quá trình điều trị cơn đau thần kinh liên sườn cũng như ngăn ngừa các rủi ro nghiêm trọng, mẹ bầu có thể lưu ý một số vấn đề như:

  • Thực hiện các tư thế đúng khi nằm, ngồi, đứng và di chuyển. Tránh uốn cong cột sống quá mức, điều này gây tác động đến các dây thần kinh liên sườn và gây đau.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế các hoạt động quá mức, đặc biệt là nâng vật nặng.
  • Tiêm phòng bệnh zona thần kinh trước khi mang thai để ngăn ngừa các tổn thương dây thần kinh liên sườn.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin cần thiết để đảm bảo sự phát triển của thai nhi cũng như cân bằng các hóa chất trong cơ thể.

Đau thần kinh liên sườn khi mang thai có thể trở nên dữ dội, nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Do đó, bà bầu được khuyến khích đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị y tế hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 19/07/2023 - Cập nhật lúc 11:13 am , 19/07/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc