Gai đốt sống cổ uống thuốc gì và những lưu ý khi dùng

Việc tìm hiểu về gai đốt sống cổ uống thuốc gì là rất cần thiết đối với người bệnh. Bởi khi hiểu rõ về đặc tính và cách sử dụng cũng như những ưu nhược điểm của từng loại thuốc, người bệnh sẽ có thể dùng thuốc hiệu quả, hợp lí hơn và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

Tìm hiểu về thuốc chữa gai đốt sống cổ

Gai cột sống cổ là một bệnh lý thuộc nhóm thoái hóa xương cột sống. Hiện tượng lắng đọng canxi tại những dây chằng, đĩa sụn, đốt sống bị thoái hóa, hư hại lâu ngày sẽ làm hình thành các gai xương thừa.

Những gai xương này ban đầu sẽ không gây ra biểu hiện gì rõ rệt. Nhưng khi phát triển lớn hơn gây cọ xát vào phần mô, cơ xung quanh hoặc vào xương thì nó sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức. Triệu chứng đau đớn sẽ càng tăng lên khi người  bệnh lắc, cúi đầu, cử động phần cổ.

Do đó, bệnh gai xương tuy không nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Vì vậy, việc giảm đau, ức chế triệu chứng là rất cần thiết để giúp người bệnh trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường. Hiện nay, phương pháp giúp giảm đau do gai cột sống cổ nhanh chóng thường được áp dụng là dùng thuốc Tây.

Tìm hiểu về thuốc chữa gai đốt sống cổ
Tìm hiểu về thuốc chữa gai đốt sống cổ

Thuốc chữa gai đốt sống cổ có thể được sử dụng dưới nhiều dạng như viên nén, viên nhộng, dạng nước, thuốc tiêm… Vậy gai đốt sống cổ uống thuốc gì? Các loại thuốc điều trị gai cột sống cổ thường được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ và vitamin nhóm B.

Thuốc Tây có ưu điểm là phát huy tác dụng nhanh chóng, gần như là tức thời, giúp cho người bệnh khắc phục những cơn đau để sinh hoạt lại bình thường. Ngoài ra thì dùng thuốc Tây cũng là phương pháp điều trị tiện dụng nhất.

Tuy nhiên hiệu quả của thuốc Tây chỉ mang tính tức thời và không giúp điều trị bệnh từ căn nguyên gây bệnh. Bên cạnh đó thì nếu lạm dụng thuốc Tây trong thời gian dài hoặc dùng quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho gan và thận.

Gai đốt sống cổ uống thuốc gì?

Thuốc trị bệnh gai cột sống cổ có loại phải mua theo toa và cũng có loại không theo toa. Dưới đây là những loại thuốc trị gai cột sống hiệu quả nhất thường được bác sĩ chỉ định:

1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol (acetaminophen) là loại thuốc giảm đau thông thường, có tác dụng nhanh chóng thông qua việc làm giảm nhận thức của não bộ. Người bệnh có thể mua thuốc chữa gai cột sống này theo đơn của bác sĩ hoặc không vì thuốc ít gây ra các tác dụng phụ.

So với các loại thuốc giảm đau cấp tính như Melocicam hoặc Celecoxib thì Paracetamol được đánh giá là an toàn hơn cả. Tuy nhiên thì vẫn cần phải dùng theo đúng liều lượng. Paracetamol chỉ có hiệu quả giảm đau với bệnh gai đốt sống cổ ở thể nhẹ, không có tác dụng rõ rệt với bệnh ở thể nặng hơn.

Thuốc giảm đau Paracetamol
Thuốc giảm đau Paracetamol

Liều lượng sử dụng: Hàm lượng thông thường khi sử dụng là 500mg/ viên. Liều dùng phù hợp cho người có thể trạng bình thường là từ 1 -2 viên/ lần, ngày dùng 3 – 4 lần. Như vậy tức là liều lượng Paracetamol tối đa cho người trưởng thành là không vượt quá 4000mg/ ngày.

**Lưu ý: Nếu có tiền sử về bệnh gan hoặc nghiện rượu thì người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem việc dùng thuốc có an toàn không.

Chỉ dùng chung thuốc Paracetamol với thuốc khác được bác sĩ kê cùng toa. Nếu tự ý sử dụng chung với các loại thuốc giảm đau khác hoặc thuốc trị ho, thuốc cảm,… có thể khiến bạn vô tình dùng quá liều Paracetamol.

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid là một cái tên khác luôn được nhắc đến với câu hỏi gai đốt sống cổ uống thuốc gì? Đây là loại thuốc vừa có tác dụng dứt cơn đau tức thì lại vừa giúp kháng viêm. Vì vậy, trong trường hợp gai phát triển gây đau và có nguy cơ gây viêm ở các vùng mô cơ xung quanh thì bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc này.

Cơ chế tác động của thuốc chống viêm không steroid đó là ngăn chặn prostaglandin – một chất làm tăng cường cảm giác đau khi viêm. Thuốc NSAID phù hợp cho bệnh gai cột sống ở giai đoạn đầu và dần giảm tác dụng khi triệu chứng bệnh chuyển nặng hơn.

Thuốc chống viêm không steroid để chữa gai cột sống thường được sử dụng là diclofenac, aspirin, ibuprofen…

Gai đốt sống cổ uống thuốc gì?
Gai đốt sống cổ uống thuốc gì?

Liều lượng sử dụng: Khi mới bắt đầu sử dụng thuốc, người bệnh sẽ được kê dùng với liều lượng thấp và tăng dần lên khi đã quen.

  • Thuốc aspirin dùng với liều lượng tối đa là 1g/lần và một ngày không dùng quá 3 lần.
  • Thuốc diclofenac: Liều dùng mỗi lần là 25mg, uống làm 4 – 6 lần một ngày. Tổng liều dùng trong ngày không được quá 150mg.
  • Thuốc Ibuprofen: uống từ 2 – 3 lần/ ngày. Tổng liều dùng không quá 1,2 – 1,8g.

**Lưu ý: Đây cũng là loại thuốc chữa gai cột sống cổ khá an toàn, bạn có thể dễ dàng tìm mua trên thị trường mà không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, việc dùng quá liều lượng hoặc lạm dụng thuốc sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, hoa mắt, nhức đầu hay nghiêm trọng hơn là ù tai, mờ mắt. Vì vậy, tốt nhất là nên sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Không nên tự ý dùng thuốc nếu người bệnh đang hoặc từng có tiền sử về bệnh dạ dày, cao huyết áp, gan và thận,…

3. Thuốc điều trị gai cột sống corticoid

Corticod là loại thuốc kháng viêm liều cao có tác dụng nhanh và mạnh. Thuốc chữa gai đốt sống cổ này được sử dụng bằng phương pháp tiêm trực tiếp vào vùng bị viêm, đau. Nếu trong trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc NSAID không thấy có tác dụng thì thuốc chống viêm corticoid sẽ được chỉ định. Với điều kiện được sử dụng đúng cách thì thuốc corticoid sẽ phát huy hiệu quả giảm viêm, đau từ vài ngày, vài tháng hoặc tới một năm.

Thuốc tiêm này mang đến hiệu quả rất nhanh chóng nhưng đi đôi với ưu điểm này là những tác dụng phụ không mong muốn như là mỏng da, gây tăng huyết áp, loãng xương,… khi dùng thuốc corticoid thường xuyên.

Liều lượng sử dụng: Thuốc corticoid không tiêm theo một liều lượng cố định nào. Tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một liều lượng thuốc phù hợp và an toàn nhất.

4. Nhóm thuốc giãn cơ

Trong trường hợp bệnh gai cột sống đã sang giai đoạn nặng thì bác sĩ sẽ cho dùng nhóm thuốc giãn cơ. Thuốc giãn cơ có tác dụng làm giảm hiện tượng co cứng cơ, khớp, giúp người bệnh bớt khó khăn khi cử động xương cột sống cổ. Không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng loại thuốc này. Vì vậy, người bệnh không nên tùy ý dùng mà cần tuyệt đối tuân thủ theo đơn kê bởi bác sĩ.

Liều dùng: Với mỗi loại thuốc giãn cơ lại có những liều lượng sử dụng khác nhau.

  • Thuốc giãn cơ Tolperisone (Mydocalm): liều lượng phù hợp là từ 150 – 450mg/ ngày.
  • Thuốc Decontractyl: liều dùng mỗi lần là 500mg, ngày dùng từ 2 – 3 lần. Tổng liều lượng trong ngày không vượt quá 1,5g.
  • Thuốc Eperisone HCl (Myonal): mỗi lần dùng 50mg, ngày dùng 3 lần, liều dùng không quá 150mg/ ngày.

5. Nhóm Vitamin B

Nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để hạn chế tác dụng phụ của thuốc, đồng thời giúp hỗ trợ giảm đau, giảm tổn thương, người bệnh cần sử dụng thêm thuốc bổ thần kinh – các vitamin nhóm B. Các loại vitamin thường được sử dụng là vitamin B1, B2, B6, B12,…

Vitamin nhóm B hỗ trợ chữa gai cột sống
Vitamin nhóm B hỗ trợ chữa gai cột sống

Liều lượng sử dụng: Mặc dù là thuốc bổ nhưng nếu sử dụng lạm dụng cũng sẽ tạo ra tác dụng ngược cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng và đúng cách:

  • Vitamin B1: liều dùng từ 400mg – 1g/ ngày.
  • Vitamin B6: liều dùng từ 500mg – 1g/ ngày.
  • Vitamin B12: liều lượng sử dụng tùy theo nhu cầu của cơ thể. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng loại vitamin này.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc chữa gai cột sống

Để sử dụng thuốc điều trị gai cột sống cổ một cách an toàn, tốt nhất, người bệnh nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc Tây cần chú ý tới một số thông tin sau:

Người bệnh cần kiên trì tuân theo phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra. Không được tự ý thay đổi loại thuốc hay ngắt quãng, gián đoạn liệu trình điều trị.

Trong một số trường hợp, thuốc trị gai cột sống có thể tương tác với một số loại thuốc khác. Sự tương tác này có thể làm giảm tác dụng của thuốc trị xương hoặc thậm chí là gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Do đó, nếu muốn sử dụng những loại thuốc dùng để điều trị một loại bệnh lý khác dù là thuốc trị ho hay cảm cúm, người bệnh cũng nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.

Trên đây là những loại thuốc chữa gai cột sống hiệu quả thường được sử dụng phổ biến nhất, giúp bạn biết được gai đốt sống cổ uống thuốc gì.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Ngày đăng: 22/05/2023 - Cập nhật lúc 10:44 am , 22/05/2023
Nguồn tham khảo

Bài viết nhiều người đọc