7 dấu hiệu nấm Candida điển hình người bệnh cần nắm rõ để điều trị hiệu quả

Dấu hiệu nấm Candida thường có sự khác nhau giữa các bộ phận mà loại nấm này xâm nhập. Căn bệnh nhiễm trùng nấm men nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe. Do đó, nhận biết các dấu hiệu nấm Candida để tiến hành chữa trị là việc làm hoàn toàn cần thiết.

Những dấu hiệu nấm Candida thường gặp

Nấm Candida là ký sinh trong cơ thể và có thể tấn công gây bệnh ở nhiều bộ phận khác nhau. Ở mỗi một vị trí, chúng sẽ gây ra các triệu chứng bệnh lý riêng biệt. Bạn có thể nhận biết tình trạng nhiễm trùng nấm men Candida qua các biểu hiện cụ thể sau đây:

1. Tình trạng rối loạn tâm lý

Khi mắc phải bất kỳ một bệnh lý nào đó, cơ thể mỗi người đều rất dễ rơi vào trạng thái bứt rứt, khó chịu. Đặc biệt, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, giữa não bộ và hệ tiêu hóa có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau.

Nấm Candida gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh
Nấm Candida gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh

Do đó, khi nấm Candida phát sinh quá mức trong đường ruột có thể tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh.

2. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi

Đây là biểu hiện nấm Candida thường gặp ở những người bị nhiễm trùng nấm men mãn tính. Khi đó, bệnh lý của họ sẽ rất dễ tái phát ngay sau một thời gian điều trị. Điều này khiến cơ thể thường xuyên bị mất sức, mệt mỏi, gây ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

3. Xuất hiện nấm Candida ở miệng

Nấm Candida có thể tấn công tại vùng miệng nếu bạn không giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, có quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm bệnh, hoặc lây trực tiếp từ mẹ sang con,… Vậy khi bị nhiễm trùng ở miệng thì nấm Candida có những đặc điểm nào?

Bạn có thể thấy trong khoang miệng, lưỡi, họng và cổ họng xuất hiện nhiều mảng bám màu trắng, các tổn thương khá nhiều và có hình dáng giống miếng pho mát. Ngoài ra, nấm Candida còn gây lở loét, chảy máu nướu răng.

4. Dấu hiệu nấm Candida tại cơ quan sinh dục

Nữ giới bị nhiễm nấm Candida có những đặc điểm gì? Phái đẹp có thể thấy vùng da xung quanh “cô bé” có các vết mụn đỏ hoặc trắng và gây ngứa khá dữ dội. Bên cạnh đó, khí hư âm đạo cũng ra nhiều hơn với màu sắc và mùi hôi bất thường.

Ngoài ra, nấm phụ khoa còn gây đau rát vùng kín khi có quan hệ tình dục. Trường hợp nấm Candida tấn công lên hệ tiết niệu, chúng còn gây ra triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới.

Ngứa ngáy, ra khí hư vùng kín bất thường cũng là dấu hiệu nấm Candida dễ gặp
Ngứa ngáy, ra khí hư vùng kín bất thường cũng là dấu hiệu nấm Candida dễ gặp

5. Dấu hiệu nấm Candida tại hệ tiêu hóa

Khi tấn công vào hệ tiêu hóa thì nấm Candida có biểu hiện gì? Các bạn có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình như đau cổ họng và xương ức mỗi khi nuốt, ợ nóng liên tục, ăn uống khó tiêu, dễ bị tiêu chảy, hay buồn nôn khi ăn, thậm chí có thể gây chán ăn, sút cân.

6. Nấm Candida tại móng, da

Da và móng cũng là những bộ phận mà nấm khuẩn rất dễ tấn công. Vậy khi bị nhiễm trùng tại các bộ phận này, nấm Candida triệu chứng như thế nào? Trên da và móng của bạn có thể xuất hiện các mảng bám màu trắng khá ngứa, các vùng da thì có những nốt mụn nhỏ sưng đỏ khá khó chịu.

7. Dấu hiệu nấm Candida thực quản

Những biểu hiện của nấm Candida thực quản đó là thường xuyên khiến người bệnh đau tức xương ức khi nuốt xuống. Nếu không được điều trị dứt điểm, nó có thể dẫn đến nấm Candida mãn tính với các biểu hiện như viêm xoang, sổ mũi, ngạt mũi, đau đầu, hoa mắt.

Điều trị nấm Candida như thế nào?

Sau khi đã nắm rõ các dấu hiệu nấm Candida, người bệnh sẽ cần tìm hiểu cho mình các phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và tư vấn cách chữa bệnh phù hợp.

Bạn có thể uống các loại thuốc kháng nấm đặc trị cho từng bộ phận. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống kết hợp với thuốc bôi hoặc thuốc đặt để tăng cường hiệu quả điều trị.

Với trường hợp nấm Candida khi mang thai, các chị em sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo (khi bị nấm Candida âm đạo) có tác dụng tại chỗ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Bạn có thể sử dụng thuốc đặt tác dụng tại chỗ để chữa nấm Candida
Bạn có thể sử dụng thuốc đặt tác dụng tại chỗ để chữa nấm Candida

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần có cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ khoa học để tránh xa các bệnh lý viêm nấm không đáng có.

Vừa rồi, chúng tôi đã chỉ ra 7 dấu hiệu nấm Candida điển hình mà bạn cần nắm rõ. Nấm Candida có thể gây ra nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe của bạn. Do đó, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bệnh lý bất thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Nấm Candida và cách chữa trị cho hiệu quả tốt, an toàn với sức khỏe

Ngày đăng: 22/05/2023 - Cập nhật lúc 10:03 am , 22/05/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Miss Trang đã từng làm việc tại một số cơ quan báo chí và nhiều dự án phát triển website về mảng nội dung sức khỏe. Miss Trang chịu trách nhiệm cập nhật các tin tức về các vấn đề chăm sóc sức khỏe từ các nhóm, cộng đồng của người bệnh, đảm bảo đưa tin nhanh chóng và giải quyết được những khó khăn tức thời của người bệnh. Nghiên cứu các thông tin y khoa về các vấn đề sức khỏe, biên tập viết bài trên website wikibacsi.com
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc