Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khỏi?

Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi chế độ dinh dưỡng là một phần của kế hoạch điều trị có vai trò quản lý cân nặng và củng cố độ chắc khỏe của hệ thống xương khớp. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bệnh nhân biết cách xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và hợp lý.

thoái hóa đốt sống cổ ăn gì tốt
Bị thoái hóa đốt sống cổ ăn gì tốt là vấn đề bệnh nhân cần quan tâm nếu muốn quản lý bệnh thành công

Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh xương khớp mãn tính khá phổ biến ở người cao tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhưng thường có liên quan đến tuổi tác, thừa cân, tư thế xấu và lối sống thiếu khoa học. Bệnh lý này đặc trưng bởi sự suy giảm, thoái hóa của tất cả các cơ quan như thân đốt sống, đĩa đệm, dây chằng,…

Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ dứt điểm. Các biện pháp chỉ có thể giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Để quản lý bệnh thành công, bệnh nhân cần phải kết hợp các phương pháp y tế với những biện pháp chăm sóc hợp lý. Trong đó, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là một phần của kế hoạch điều trị.

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp bệnh nhân duy trì cân nặng và giảm áp lực lên cột sống. Từ đó có thể giảm mức độ, tần suất cơn đau và những triệu chứng đi kèm.

Ngoài ra, chế độ ăn uống cân đối còn cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết. Những dưỡng chất này sẽ hỗ trợ cột sống chắc khỏe, dẻo dai và chịu được áp lực tốt hơn. Kết hợp dinh dưỡng điều độ và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa các biến chứng nặng nề.

Vì vậy, bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để quản lý thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. Bên cạnh đó, nên tập luyện thường xuyên và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.

Bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Đa phần bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ đều từ 55 – 60 tuổi trở lên. Do đó, cần phải chú ý đến chế độ ăn uống để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:

1. Hải sản

Nhiều người cho rằng, hải sản sẽ làm tăng nguy cơ hình thành gai cột sống ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, bổ sung hải sản với lượng phù hợp sẽ giúp củng cố độ chắc khỏe của cột sống nói riêng và hệ thống xương khớp nói chung.

Hải sản cung cấp cho cơ thể một lượng lớn đạm, khoáng chất và các vitamin cần thiết. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể và hệ cơ xương khớp. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên bổ sung hải sản với lượng phù hợp. Tránh tình trạng ăn quá nhiều khiến cho hàm lượng axit uric tăng cao và gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

thoái hóa đốt sống cổ ăn gì tốt
Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên bổ sung các loại hải sản để củng cố độ chắc khỏe của xương khớp

Các loại hải sản tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ bao gồm nghêu, sò, mực, tôm, cá,… Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bệnh nhân nên ăn 2 bữa cá/ tuần và bổ sung các loại hải sản khác 1 lần/ tuần. Trong trường hợp mắc các bệnh nội khoa, nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chế độ ăn phù hợp.

2. Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 là loại axit béo không bão hòa có trong nhiều loại thực phẩm. Omega 3 mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe như chống viêm, điều hòa huyết áp, bảo vệ thị lực, tăng cường trí nhớ,… Bên cạnh đó, loại axit béo này còn hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.

thoái hóa đốt sống cổ ăn gì tốt
Thực phẩm giàu Omega 3 rất tốt cho sức khỏe nói chung và hệ thống cơ xương khớp nói riêng

Hầu hết bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ đều là người trung niên và cao tuổi. Chính vì vậy, nên bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 vào chế độ hằng ngày để cải thiện sức khỏe. Các loại thực phẩm giàu Omega 3 bệnh nhân nên bổ sung bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích, hạnh nhân, óc chó,…

3. Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa là một trong những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ. Sữa cung cấp đầy đủ đạm, canxi, vitamin D và nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho hệ thống xương khớp. Nếu bị dị ứng với sữa bò, bệnh nhân cũng có thể dùng các loại sữa có nguồn gốc thực vật như sữa ngô, sữa hạnh nhân, sữa đậu,…

Nguồn dinh dưỡng từ sữa rất đa dạng, dồi dào nhưng không gây thừa cân, béo phì. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể lựa chọn các loại sữa tách béo để tránh bị tăng cân. Bên cạnh các loại sữa thông thường, bệnh nhân cũng có thể dùng các sản phẩm sữa được sản xuất dành riêng cho người cao tuổi.

4. Rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của người bị thoái hóa đốt sống cổ. Chất xơ, khoáng chất và vitamin từ nhóm thực phẩm này giúp cải thiện sức khỏe một cách toàn diện. Bên cạnh đó, hợp chất thực vật từ rau củ cũng giúp kháng viêm và làm chậm quá trình thoái hóa.

thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì
Rau củ và trái cây là nhóm thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày

Bổ sung rau xanh, trái cây vào chế độ ăn hằng ngày vừa giúp quản lý bệnh vừa nâng cao sức khỏe. Với người trung niên và cao tuổi, chế độ ăn giàu chất xơ còn giúp kiểm soát cân nặng, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa rối loạn lipid máu và các bệnh lý mãn tính khác.

5. Uống đủ nước

Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, bệnh nhân cần uống đủ 2 lít nước/ ngày. Uống đủ nước giúp đĩa đệm duy trì sự đàn hồi, đồng thời hạn chế tình trạng cứng cột sống và thoái hóa dây chằng.

Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì?

Thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng gì cũng là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi một số loại thực phẩm, thức uống có thể làm tăng mức độ viêm và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa ở cột sống. Vì vậy, bệnh nhân nên kiêng cữ và hạn chế một số loại thực phẩm sau:

1. Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng mức độ viêm ở cột sống. Với những người đã hình thành gai xương, vùng da xung quanh có thể bị kích thích dẫn đến sưng viêm và đau nhức. Mức độ của các triệu chứng sẽ tăng lên đáng kể nếu bệnh nhân dung nạp thực phẩm giàu chất béo bão hòa.

thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì
Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa sẽ giúp kiểm soát cân nặng và giảm áp lực lên đốt sống bị thoái hóa

Ngoài ra, dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có thể gây tăng cân và làm tăng áp lực lên cột sống bị thoái hóa. Điều này sẽ khiến cho đốt sống cổ bị đau nhức nhiều, tê cứng và hạn chế khả năng vận động.

Không những thế, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa còn gây tăng cân và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu,… Vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế các loại thực phẩm như thịt đỏ, mỡ động vật, nội tạng, thức ăn nhanh và đồ hộp.

2. Món ăn có nhiều gia vị

Tương tự như chất béo bão hòa, các loại gia vị như đường, muối, bột ngọt đều kích thích phản ứng viêm ở cơ quan bị tổn thương. Chính vì vậy, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên hạn chế các món ăn chứa quá nhiều gia vị và nên giảm lượng gia vị khi chế biến thức ăn.

Thói quen ăn nhạt sẽ giúp kiểm soát tình trạng sưng viêm, đau nhức ở cột sống. Đồng thời điều hòa huyết áp, đường huyết và bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa thói quen ăn nhạt với tuổi thọ của con người. Theo đó, người có thói quen ăn nhạt, chế độ ăn nhiều chất xơ và điều độ sẽ ít mắc phải các bệnh mãn tính và tuổi thọ cũng cao hơn đáng kể.

3. Tinh bột đã qua tinh chế

Tinh bột đã qua tinh chế như bột mì, bột ngô,… đều làm tăng phản ứng viêm ở cơ quan bị tổn thương. Chính vì vậy, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng các loại tinh bột đã qua tinh chế như mì gói, bánh mì, gạo trắng. Thay vào đó, nên ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt chưa gạo lứt, yến mạch,…

4. Hạn chế các loại thịt đỏ

Thịt đỏ là nguồn cung cấp protein cùng với các loại khoáng chất và vitamin thiết yếu. Tuy nhiên, thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa và kích thích cơ thể sản xuất các yếu tố tiền viêm. Chính vì vậy, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ chỉ nên dùng 1 bữa thịt đỏ/ tuần. Có thể thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng như cá, thịt gia cầm và các loại đạm thực vật.

thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì
Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên giảm lượng thịt đỏ và tăng lượng thịt trắng trong chế độ dinh dưỡng

Không chỉ mang đến lợi ích cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà kiêng thịt đỏ còn giúp phòng ngừa rối loạn lipid máu và cao huyết áp. Do đó, người trung niên và cao tuổi nên hạn chế loại thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe.

5. Rượu bia

Rượu bia là thức uống chứa cồn rất được yêu thích. Tuy nhiên, các loại thức uống này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Các chuyên gia cho biết, cồn làm gia tăng các yếu tố tiền viêm, từ đó kích thích phản ứng viêm ở cột sống thoái hóa và gia tăng mức độ đau nhức, cứng cột sống.

Rượu bia cũng khiến cơ thể giảm hấp thu canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết để củng cố độ chắc khỏe của hệ thống xương khớp. Từ đó khiến cho hệ thống xương khớp suy yếu và dễ bị đau nhức khi vận động.

Ngoài ra, uống rượu bia cũng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người cao tuổi như rối loạn lipid máu, bệnh gout, cao huyết áp,… Vì vậy, để quản lý bệnh thoái hóa đốt sống cổ thành công, bệnh nhân nên hạn chế các loại thức uống chứa cồn.

Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân đã được giải đáp thắc mắc “Bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì?” và hiểu hơn về vai trò chế độ dinh dưỡng đối với việc quản lý bệnh. Nếu mắc đồng thời với các bệnh nội khoa, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng hơn.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 21/06/2023 - Cập nhật lúc 12:52 pm , 21/06/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc