Mách Bạn 9 Bài Thuốc Đắp Chữa Tràn Dịch Khớp Gối Hiệu Quả

Thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, chữa lành các tổn thương và hỗ trợ phục hồi chức năng khớp gối. Hầu hết các bài thuốc đều an toàn, dễ thực hiện và hiệu quả tốt, tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc hoặc đến cơ sở y học cổ truyền uy tín để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp,

Thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối
Thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau hiệu quả 

9 bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả cao

Sử dụng thuốc điều trị tràn dịch khớp gối là phương pháp đầu tiên được sử dụng để giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Bên cạnh đó, bệnh cũng được điều trị bằng các biện pháp tự nhiên, như nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc Đông y hoặc các bài thuốc đắp.

Các bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối sử dụng các loại dược liệu thiên nhiên, tác động lên khớp và khu vực bị tổn thương. Điều này giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng tấy, phù nề và giúp khớp gối tự phục hồi. Tuy nhiên các bài thuốc thường có tác dụng chậm và chỉ phù hợp với các trường hợp nhẹ. Ngoài ra, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Dưới đây là một số bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối phổ biến, hiệu quả cao, người bệnh có thể tham khảo.

1. Thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối từ Nghệ

Nghệ là một loại dược liệu phổ biến, thường được sử dụng để điều trị một số bệnh lý và tăng cường sức khỏe tổng thể. Hoạt chất chính của nghệ là curcumin, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa bệnh Alzheimer và ung thư. Curcumin là một chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh, có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp, đau sưng khớp liên quan đến tràn dịch khớp.

đắp thuốc chữa tràn dịch khớp gối
Đắp nghệ có thể hỗ trợ kháng viêm, giảm đau và phục hồi tổn thương ở khớp gối

Các hoạt chất trong nghệ cũng giúp bảo vệ các mô, tế bào khỏe mạnh ở khớp gối. Điều này có thể giúp khớp gối tự chữa lành các tổn thương, điều trị viêm khớp tự nhiên và ngăn ngừa nguy cơ tràn dịch khớp tái phát.

Nghệ và tinh bột nghệ có thể sử dụng như một loại gia vị trong công thức nấu ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng nghệ làm thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Cách thực hiện bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối với nghệ như sau:

  • Dùng một nhánh nghệ và một nhánh gừng, rửa sạch, giã nhuyễn. Người bệnh cũng có thể sử dụng một thìa bột nghệ và một thìa bột gừng, trộn đều với một lượng nước ấm vừa phải để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Cho hỗn hợp nghệ và gừng vào một tấm khăn mỏng, chườm lên khớp gối bị tổn thương để chống viêm, giảm.
  • Thực hiện biện pháp một đến hai lần mỗi ngày để tăng cường hiệu quả điều trị.

2. Đắp Dây đau xương chữa tràn dịch khớp

Dây đau xương còn được gọi là Khoan cân đằng hay Tục cốt đằng, là một vị thuốc Nam thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm khớp, tê bì chân tay, tràn dịch khớp, sưng tấy, phù nề. Dược liệu có tính mát, vị đắng, quy vào kinh can, có tác dụng trừ thấp, khu phong, thư cân hoạt lạc. Theo các nghiên cứu hiện đại, Dây đau xương có thể ức chế histamin và acetylcholin, hạn chế khả năng hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương, lợi tiểu, an thần và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Dược liệu thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc sử dụng xoa bóp, thoa, đắp ngoài da. Liều dùng phổ biến khoảng 10 – 12 gram mỗi ngày.

Cách thực hiện bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối từ Dây đau xương như sau:

  • Dùng Dây đau xương, lá Tầm gửi cây khế, Hồi hương, lá Bưởi bung, Quế chi, Hạt trấp, Lá mua, Huyết giáp, Gừng sống, Lá canh châu, Thầu dầu tía, nhựa Xương rồng bà, Đinh hương, hạt Máu chó, mỗi vị phân lượng bằng nhau,
  • Mang các vị thuốc đi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó mang đi giã nhỏ, sao nóng, dùng chườm lên khớp gối bị tổn thương.

Ngoài ra, có thể sử dụng Dây đau xương độc vị, mang đi rửa sạch, giã nát, trộn với một ít nước sạch, dùng đắp lên vị trí đau nhất.

Dây đau xương cũng được kết hợp với các vị thuốc khác để tăng cường hiệu quả điều trị tràn dịch khớp gối và các bệnh xương khớp khác. Tuy nhiên, người bệnh cần trao đổi với thầy thuốc Đông y để được hướng dẫn cụ thể.

3. Mẹo chữa tràn dịch khớp gối từ Lá lốt

Lá lốt có vị cay, hơi nồng, tính ấm, thường được sử dụng để làm ấm bụng, trừ lạnh, giảm đau, điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, chân tay đổi nhiều mồ hôi.

Theo các nghiên cứu hiện đại, Lá lốt có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tràn dịch khớp hiệu quả. Các phân tích cũng cho thấy Lá lốt có chứa một lượng tinh dầu và flavonoids. Các hoạt chất này có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa, hỗ trợ phục hồi tổn thương tế bào và ngăn ngừa các chấn thương nghiêm trọng khác.

Bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối từ Lá lốt được thực hiện như sau:

  • Sử dụng một nắm lá lốt, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho vào chảo nóng, rang vàng cùng một ít muối biển để khi xuất hiện khói màu trắng.
  • Cho hỗn hợp vào túi vải mỏng, bọc kín, dùng chườm lên khớp gối.
  • Thực hiện bài thuốc mỗi ngày để cải thiện cơn đau và hỗ trợ điều trị các triệu chứng tràn dịch khớp.

Ngoài ra Lá lốt có thể sử dụng kết hợp với các món ăn hàng ngày để cải thiện hương vị cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp.

4. Đắp Tía tô chữa tràn dịch khớp gối

Tía tô là thảo dược có vị cay nồng, mùi hăng, thường mọc hoang ở nơi có ẩm ướt, có nhiều ánh nắng. Bên cạnh việc được sử dụng như một loại rau ăn lá, Tía tô cũng được ứng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm các bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối,

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu
Tía tô có tác dụng khử hàn, hành khí, hỗ trợ tiêu diệt một số loại vi khuẩn và điều trị các chứng viêm khớp, tràn dịch khớp 

Theo Y học cổ truyền, Tía tô có vị cay, tính ôn, quy vào kinh tỳ, phế, thường được sử dụng để trừ hàn, giúp ra mồ hôi, hành khí, giảm ho và giải độc. Theo các nghiên cứu hiện đại, Tía tô có khả năng tăng đường huyết, ức chế trung khu thần kinh, tiêu diệt một số loại vi khuẩn, chẳng hạn như trực khuẩn lỵ và tụ cầu khuẩn. Ngoài ra, Tía tô cũng giúp giảm các cơ co thắt, cầm máu, tiêu viêm, giảm sưng và cải thiện các triệu chứng tràn dịch khớp, phong thấp, tê bì chân tay rất tốt.

Cách dùng Tía tô điều trị tràn dịch khớp gối như sau: Sử dụng một nắm lá Tía tô rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn, đắp vào vị trí sưng viêm. Tinh dầu có trong lá Tía tô có thể giúp cải thiện cơn đau, làm giảm tình trạng sưng đỏ, viêm tấy nhanh chóng.

Ngoài ra, lá Tía tô có thể sắc lấy nước dùng uống, ăn kèm với các món ăn hàng ngày để tăng cường hiệu quả điều trị tràn dịch khớp.

5. Chữa tràn dịch khớp gối bằng Ngải cứu

Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, quy về kinh thận, tỳ, can. Vị thuốc có tác dụng tiêu ứ, chỉ thống, hoạt huyết, giảm sưng, ức chế sản xuất dịch dư thừa và tăng cường lưu thông máu, thường được sử dụng để điều trị các chứng đau nhức xương khớp, viêm, sưng tấy liên quan quan đến chứng tràn dịch khớp. Dược liệu cũng được ghi nhận là có thể giúp tăng sinh tế bào, chữa lành các mô sụn bị tổn thương.

Theo các nghiên cứu hiện đại, Ngải cứu chứa nhiều tinh dầu, bao gồm các hoạt chất như cholin, acid amin, adenin, flavonoid, được ứng dụng để cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, phòng ung thư, giảm mỡ cũng như tăng cường sức khỏe tổng thể.

Ngải cứu thường được để ăn kèm với các món ăn để tăng cường hương vị. Ngải cứu cũng được sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối. Liều lượng và thời gian sử dụng bài thuốc phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tốt nhất người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối từ Ngải cứu như sau:

  • Sử dụng 100 gram Ngải cứu tươi, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, giã sơ.
  • Trộn ngải cứu đã giã với ½ bát muối hạt. Cho hỗn hợp với chảo nóng, sao vàng.
  • Cho hỗn hợp thuốc vào túi vải hoặc khăn mỏng, chườm lên khu vực đầu gối bị tổn thương. Nếu thuốc nguội có thể sao nóng lại, dùng đắp trong 20 – 30 phút, thực hiện phương pháp 2 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.

Lưu ý khi sử dụng: Ngải cứu là dược liệu có chứa độc tố, không phù hợp với người âm hư, huyết nhiệt, người có vấn đề về gan hoặc rối loạn đường ruột.

6. Đinh lăng – Cây thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối

Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, được sử dụng như một loại rau ăn lá và vị thuốc Nam nhằm cải thiện sức khỏe cũng như điều trị một số bệnh lý thông thường. Theo Y học cổ truyền, lá Đinh lăng có vị đắng, tính mát, có tác dụng chống viêm, giảm sưng, cải thiện các cơn đau khớp liên quan đến các bệnh xương khớp, bao gồm tràn dịch khớp gối.

Các nghiên cứu hiện đại cũng cho biết, Đinh lăng có tác dụng tương tự như Nhân sâm, có thể kích thích hoạt động của não bộ, chống oxy hóa, giúp giảm lo âu, mệt mỏi và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, Đinh lăng cũng giúp bảo vệ gan, điều trị hen suyễn, tăng cường trí nhớ và tăng tuổi thọ (nghiên cứu trên chuột già).

Bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối với lá Đinh lăng như sau:

  • Sử dụng 40 gram lá Đinh lăng tươi, rửa sạch, để ráo nước.
  • Giã nhỏ lá Đinh lăng, dùng đắp lên khớp gối bị tổn thương trong 30 phút.
  • Thực hiện bài thuốc 2 lần mỗi ngày để tăng cường hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, lá, thân, rễ Đinh lăng có thể hãm với nước, dùng uống như trà để tăng cường sức khỏe. Đinh lăng cũng được sử dụng kết hợp với các loại dược liệu khác để điều trị các chứng phong thấp, tê bì chân tay, đau lưng mỏi gối.

7. Đắp Diệp hạ châu và rượu gạo chữa tràn dịch khớp gối

Diệp hạ châu còn được gọi là cây chó đẻ, vị đắng, tính hàn, quy vào kinh phế, can, thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, mát gan và giải độc gan. Theo nghiên cứu hiện đại, Diệp hạ châu có chứa acid amariinic, flavonoid, phyllathin, phylteralin, nhiều acid amin và acid hữu cơ. Các thành phần này có tác dụng bảo vệ gan, kháng khuẩn, tiêu viêm, điều trị mụn nhọt, viêm họng, viêm phế quản, đau bụng và các vấn đề về tiêu hóa, như táo bón, chướng bụng, khó tiêu.

tràn dịch khớp gối đắp lá gì
Diệp hạ châu có tác dụng tiêu viêm, giải độc, trị sưng và hỗ trợ cải thiện tình tràn dịch khớp hiệu quả

Diệp hạ châu cũng được sử dụng như một loại thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối. Bài thuốc có tác dụng giảm đau, sưng, viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi các tổn thương ở khớp gối. Khi dùng, vị thuốc được kết hợp với rượu gạo nóng để giúp các hoạt chất thấm sâu vào da, kích thích quá trình lưu thông máu, tái tạo tế bào và phục hồi tổn thương.

Bài thuốc đắp chữa với Diệp hạ châu như sau:

  • Dùng 30 gram Diệp hạ châu, rửa sạch, để ráo nước, vò nát hoặc giã dập.
  • Hâm nóng một 1 ly rượu gạo nhỏ, cho Diệp hạ châu vào nấu với lửa nhỏ đến khi rượu cạn.
  • Cho hỗn hợp vào khăn sạch, dùng đắp lên vùng đầu gối bị ảnh hưởng đến khi bài thuốc nguội hẳn.
  • Thực hiện bài thuốc mỗi ngày một lần cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng một nắm Diệp hạ châu, rửa sạch, giã nhuyễn với một ít muối hạt, dùng đắp lên đầu gối bị tổn thương.

8. Đắp cây Trinh nữ trinh nữ chữa tràn dịch khớp gối

Cây Trinh nữ còn được gọi là cây xấu hổ hoặc cây mắc cỡ, là một loại thực vật thân thảo, mọc thành từng bụi lớn. Dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có độc tính nhẹ, quy vào kinh Phế. Toàn bộ thân cây Trinh nữ đều được ứng dụng điều trị bệnh, chẳng hạn như đau nhức xương khớp, phong thấp, tê bì chân tay, đau lưng mỏi gối, tràn dịch khớp. Dược liệu cũng có tác dụng an thần nhẹ, giúp điều trị các chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, khó ngủ, thường hay lo lắng.

Các nghiên cứu theo y học hiện đại cho thấy Trinh nữ có chứa tannins, alkaloid, crocetin, acid amin, sterols, trong lá cây có chứa hoạt chất tương tự adrenalin và selen, có thể giúp chống co giật, điều trị một số bệnh xương khớp, bao gồm thoái hóa khớp, thấp khớp và tràn dịch khớp.

Cách dùng cây Trinh nữ chữa tràn dịch khớp gối như sau:

  • Dùng một nắm cây Trinh nữ, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, đắp vào đầu gối.
  • Thực hiện bài thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ngoài ra, cây Trinh nữ có thể sử dụng như bài thuốc xông để điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp, tràn dịch khớp. Bài thuốc được thực hiện như sau:

  • Sử dụng cây Trinh nữ, Lá lốt, mỗi vị đều 40 – 50 gram; Long não 20 gram; Quế chi 15 gram; Tía tô, Hoắc hương, Hy thiêm, Ngải cứu, Đơn tướng quân, mỗi vị đều 30 – 40 gram.
  • Cho các dược liệu vào nồi, thêm nước ngang mặt dược liệu, đun sôi cho đến khi tỏa ra hương thơm.
  • Dùng vải dày hoặc chăn, mềm phủ kín nồi nước và khớp gối bị tổn thương, xông hơi trong 10 – 15 phút hoặc đến khi nước thuốc nguội hẳn.
  • Thực hiện bài thuốc mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị các triệu chứng tràn dịch khớp.

9. Thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối từ cây Phèn đen

Cây Phèn đen là một loại thuốc nam dùng đắp chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả cao. Theo Đông y, dược liệu có tính lạnh, vị chát, có tác dụng tiêu viêm, giải độc, sát trùng, thường được sử dụng điều trị bí tiểu, gai cột sống thắt lưng, đau thần kinh tọa, viêm khớp, thấp khớp, tê bì chân tay.

Bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối có tác dụng chỉ thống, tiêu thũng. Áp dụng bài thuốc đúng cách có thể cải thiện tình trạng sưng phù, tấy đỏ và đau nhức ở đầu gối.

cây phèn đen chữa tràn dịch khớp gối
Cây Phèn đen có tính lạnh, thường được sử dụng để sát trùng, tiêu viêm, giảm sưng

Cạc sử dụng cây Phèn đen làm thuốc đắp tràn dịch khớp gối như sau:

  • Sử dụng một nắm lá cây Phèn đen, rửa sạch, để ráo nước.
  • Giã nát dược liệu, dùng đắp trực tiếp lên khớp gối bị tổn thương.
  • Thực hiện bài thuốc 2 lần mỗi ngày trong 3 ngày liên tục để cải thiện các triệu chứng.

Các vị thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối có thể giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả, tuy nhiên người bệnh cần kiên trì thực hiện thường xuyên và đúng cách. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tìm hiệu các bài thuốc Đông y được nghiên cứu bởi các thầy thuốc có chuyên môn để tăng cường hiệu quả điều trị. Một số bài thuốc tiêu biểu như Quốc dược Phục cốt khang, điều trị tràn dịch khớp gối chỉ sau một liệu trình hoặc bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh, có tác dụng tiêu dịch, giảm sưng và ngăn ngừa tràn dịch khớp tái phát.

Lưu ý khi sử dụng thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối

Các bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối thường dễ thực hiện, an toàn và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên các bài thuốc có tác dụng chậm và chỉ phù hợp với các triệu chứng nhẹ. Trong trường hợp các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên thông báo với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Trước khi thực hiện các bài thuốc, người bệnh nên thông báo với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể. Thầy thuốc có thể xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và đề nghị phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi trong 1 – 2 ngày để khớp gối có thời gian phục hồi. Sau thời gian này, người bệnh nên di chuyển nhẹ nhàng và thực hiện các bài tập thể dục phù hợp. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ cứng khớp, teo cơ và duy trì sự linh hoạt của khớp gối.
  • Thực hiện chế độ ăn uống chống viêm, nhiều trái cây, rau xanh và các loại hạt để hỗ trợ điều trị các triệu chứng.
  • Nếu nhận thấy các dấu hiệu dị ứng, ngứa da, sưng tấy, người bệnh nên thông báo với thầy thuốc hoặc đến bệnh viện ngay lập tức để được hướng dẫn cụ thể.

Các bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối giúp giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa các biến chứng và hỗ trợ phục hồi tổn thương. Điều quan trọng là thực hiện bài thuốc theo đúng hướng dẫn, liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 19/07/2023 - Cập nhật lúc 9:57 am , 19/07/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc