10 Bài Thuốc Trị Gai Gót Chân Bằng Thuốc Nam Tốt Nên Thử

Trị gai gót chân bằng thuốc Nam là biện pháp phổ biến, đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm nhưng mang lại hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên điều quan trọng là sử dụng các phương pháp theo đúng hướng dẫn và liệu trình để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trị gai gót chân bằng thuốc Nam
Tìm hiểu cách trị gai gót chân bằng thuốc Nam và xây dựng kế hoạch chắm sóc sức khỏe phù hợp

Thuốc Nam chữa bệnh gai gót chân có hiệu quả không?

Gai gót chân là hiện tượng xương phát triển nhô ra bên dưới xương gót chân ở phía sau bàn chân, tại vị trí xương gót chân kết nối với dây chằng và lòng bàn chân. Gai gót chân là tình trạng phổ biến và phát triển theo thời gian. Hầu hết người bệnh không nhận thấy các triệu chứng cho đến khi gót chân đau đớn, khó chịu và gây ảnh hưởng đến chức năng di chuyển,

Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ gai gót chân bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên trong hầu  hết các trường hợp, gai gót chân được điều trị bằng cách biện pháp bảo tồn, bao gồm điều trị gai gót chân bằng thuốc Nam. Các bài thuốc Nam sử dụng các cây thuốc có xung quanh nhà hoặc các loại gia vị có sẵn trong bếp để điều trị các triệu chứng. Do đó, các biện pháp này thường đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, thuốc Nam chữa bệnh gai gót chân chỉ phù hợp đối với các triệu chứng nhẹ và trong giai đoạn đầu. Nếu các triệu chứng gây đau đớn dữ dội, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc trung tâm Y học cổ truyền để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.

10 bài thuốc trị gai gót chân bằng thuốc Nam cực hiệu quả

Có nhiều cách trị gai gót chân bằng thuốc Nam mang lại hiệu quả cao, an toàn, lành tính, tiết kiệm và dễ thực hiện. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo.

1. Bài thuốc Nam chữa gai gót chân với nghệ

Nghệ là dược liệu họ Gừng Zingiberaceae, được sử dụng như một loại gia vị và dược liệu điều trị dị ứng, rối loạn hô hấp, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, viêm khớp và nhiều vấn đề xương khớp khác. Theo các nghiên cứu, thành phần chính của nghệ là curcumin, hoạt động như một chất giảm viêm trong cơ thể và điều chỉnh hệ thống miễn dịch.

Trong Đông y, thân rễ của nghệ được gọi là Khương hoàng, củ được gọi là Uất Kim, được ứng dụng để điều trị các bệnh ngoài da, viêm da cơ địa, viêm khớp, gai cột sống hoặc gai gót chân. Nghệ là thảo dược lành tính, an toàn, có thể hỗ trợ giảm đau, giảm áp lực lên gót chân và ngăn ngừa các triệu chứng gai gót chân.

thuốc Nam trị gai gót chân
Nghệ có tính chất chống viêm và giảm đau, có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng gai gót chân hiệu quả

Cách làm sữa nghệ trị đau gót chân như sau:

  • Thành phần:
    • ½ cốc sữa (khoảng 120 ml) sữa không đường
    • 1 muỗng cà phê nghệ
    • 1 miếng gừng tươi thái nhỏ hoặc ½ muỗng cà phê bột gừng
    • ½ muỗng cà phê bột quế
    • 1 ít tiêu đen xay nhuyễn
    • 1 muỗng cà phê mật ong hoặc xi rô lá phong
  • Cách thực hiện:
    • Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nhỏ, đun sôi.
    • Giảm lửa và đun thêm khoảng 10 phút hoặc cho đến khi ngửi thấy mùi thơm là được.
    • Lọc đồ uống qua rây mịn để thu được sữa nghệ.
    • Rắc một ít bột quế lên trên và sử dụng.
    • Sữa nghệ có thể bảo quản trong tủ lạnh đến nam ngày, tuy nhiên khi sử dụng cần hâm nóng.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp nghệ và nước lọc với phân lượng vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Đắp hỗn hợp này lên khu vực gai gót chân một ngày một lần, mỗi lần khoảng 20 – 30 phút để cải thiện các triệu chứng.

2. Dầu dừa trị gai gót chân

Dầu dừa có đặc tính giảm đau, chống viêm và hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương xương khớp. Dầu dừa chứa nhiều chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa và nhiều khoáng chất bao gồm magie, canxi, vitamin B, vitamin tan trong chất béo và một số axit amin. Các chất dinh dưỡng này được hấp thụ qua đường tiêu hóa và thông qua da, từ giảm đau, chống viêm và hạn chế các áp lực tác động lên gót chân.

Ngoài ra, các nghiên cứu hiện đại cũng cho biết, dầu dừa các chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ hệ thống xương khớp bằng cách trung hòa các gốc tự do. Điều này ngăn ngừa quá trình mất tế bào xương, giúp hệ thống xương khớp luôn khỏe mạnh.

Nhờ vào các đặc tính này, dầu dừa trở thành một trong những cách trị gai gót chân bằng thuốc Nam phổ biến và hiệu quả cao. Người bệnh có thể hâm nóng một ít dầu dừa, dùng xoa bóp lên gót chân trong vài phút. Thực hiện biện pháp trước khi đi ngủ và rửa lại vào sáng hôm sau để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, người bệnh có thể thoa dầu dừa trực tiếp lên gót chân. Điều này giúp giảm sưng, viêm và cải thiện cơn đau liên quan đến gai gót chân. Ngoài ra, dầu dừa cũng giúp dưỡng ẩm, ngăn ngừa các tổn thương liên quan.

3. Bài thuốc nam trị gai gót chân từ hạt đu đủ

Theo Y học cổ truyền, đu đủ có vị ngọt, tính hàn, thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, trừ nhiệt, làm mát gan và bổ tỳ vị. Trong dân gian thường ứng dụng đu đủ để điều trị các bệnh viêm khớp, gai cột sống hoặc phòng ngừa ung thư.

Ngoài thịt đu đủ, hạt đu đủ cũng là một loại thuốc Nam điều trị gai gót chân, gai cột sống hiệu quả. Hạt đu đủ có vị cay nồng, hơi hăng, đắng nhẹ, có thể giải độc, thanh nhiệt. Dược liệu cũng có tính kháng viêm và hỗ trợ chữa lành các vết thương rất tốt. Theo y học hiện đại, hạt đu đủ có chứa hoạt chất papain, có tác dụng làm mềm cơ và làm mòn các gai xương gót chân. Ngoài ra, papain cũng giúp tăng tiết chất nhờn, giảm sự ma sát và ngăn ngừa các gai gót chân ma sát, gây viêm, đau.

Có nhiều cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ, dưới đây là một cách đơn giản, hiệu quả nhất, người bệnh có thể tham khảo.

Bài thuốc dùng uống: 

  • Dùng một quả đu đủ chín già, lọc lấy phần hạt, rửa sạch, cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun thêm 15 phút.
  • Lọc lấy phần nước dùng uống trong ngày.
  • Kiên trì áp dụng biện pháp trong khoảng 1 tháng để cải thiện các triệu chứng.

Đắp hạt đu đủ:

  • Sử dụng quả đu đủ chín vừa để đạt được lượng papain cần thiết, bổ đôi, tách lấy phần hạt.
  • Dùng tay ma sát nhẹ để loại bỏ màng bọc xung quanh hạt. Sau đó mang đi rửa sạch để ráo nước.
  • Cho hạt đu đủ đã sơ chế, giã nát, cho vào khăn mỏng, cột chặt, dùng đắp lên vị trí gai gót chân trong 15 phút.
  • Thực hiện biện pháp mỗi ngày một lần liên tục trong một tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

4. Cây dền gai – Thuốc nam chữa bệnh gai gót chân hiệu quả

Cây dền gai là một cách trị gai gót chân bằng thuốc Nam phổ biến, đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Dền gai là thực vật thân thảo, có tác dụng hoạt huyết, trừ phong, chống viêm, chỉ thống và tăng cường lưu thông khí huyết. Sử dụng cây dền gai có thể hỗ trợ giảm viêm, từ đó ngăn ngừa gai gót chân hình thành và phát triển.

Ngoài ra, cây dền gai có chứa nhiều canxi và một số khoáng chất cần thiết quá trình tái tạo xương mới cũng như ngăn ngừa các tổn thương do mất xương.

thuốc Nam chữa bệnh gai gót chân
Cây dền gai có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ điều trị gai gót chân

Có nhiều cách trị gai gót chân với cây dền gai, chẳng hạn như:

  • Uống nước cốt dền gai: Sử dụng một bó rau dền gai (50 gram), rửa sạch, cắt nhỏ, đun sôi nhỏ lửa với 1 lít nước trong 20 phút. Lọc lấy nước, dùng uống trong ngày.
  • Trà rau dền gai: Dùng 50 gram rau dền gai, cắt phần lá và thân non mang đi rửa sạch, để ráo nước sau đó mang đi phơi khô hoặc sấy khô. Khi dùng, lấy một ít trà, hãm với nước, dùng uống.
  • Bài thuốc kết hợp: Dùng rau dền gai, tầm gửi, lá lốt, chìa vôi, cỏ xước, mỗi loại khoảng 50 gram, mang đi rửa sạch, sắc với 2 lít nước trong khoảng 15 phút, lọc lấy nước, dùng uống thay nước, liên tục trong 1 tháng.
  • Dùng đắp: Sử dụng khoảng 10 lá dền gai, rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn, dùng đắp lên gót chân, cố định bằng gạc mỏng. Thực hiện biện pháp 2 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.

5. Lá lốt – Cách trị gai gót chân bằng thuốc nam được lưu truyền

Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay, ngọt nhẹ, có mùi thơm, thường được sử dụng để tán hàn, yêu cước thống, ôn trung. Trong dân gian, vị thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý xương khớp, thoái hóa khớp gối, gai cột sống, gai gót chân và các cơn đau nhức xương khớp nói chung.

Các nghiên cứu hiện đại cho biết, lá lốt có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, lá lốt cũng giúp tiêu diệt các gốc tự do, điều chỉnh hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa các tổn thương xương khớp theo thời gian.

Một số cách điều trị trị gai gót chân bằng thuốc Nam với lá lốt như sau:

  • Đắp lá lốt: Dùng một nắm lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với một muỗng cà phê muối trắng, dùng đắp lên gót chân trong 20 – 30 phút. Thực hiện biện pháp 2 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.
  • Trà lá lốt: Dùng 15 gram lá lốt phơi khô (hoặc 30 gram lá lốt tươi), sắc với 2 bát nước lọc, đến khi cạn còn ½ bát thì lọc lấy nước, dùng uống khi còn ấm và sau bữa ăn tối.

6. Rễ đinh lăng chữa gai gót chân

Rễ đinh lăng là vị thuốc Nam phổ biến có vị ngọt, tín bình, có tác dụng tiêu thực, giải độc, chống viêm, tăng cường sức khỏe và điều trị suy nhược cơ thể. Trong rễ đinh lăng cũng có chứa nhiều hoạt chất quý, có tác dụng chỉ thống, giảm đau, giảm sưng tấy ở gót chân và bàn chân.

Các cách điều trị gai gót chân bằng thuốc Nam với rễ đinh lăng như sau:

  • Cách 1: Dùng 20 gram Rễ đinh lăng, rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng. Cho dược liệu vào ấm cùng với 3 bát nước, sắc nhỏ lửa đến khi còn 2 bát thì chia thành 2 lần dùng uống trong ngày.
  • Cách 2: Sử dụng rễ đinh lăng 12 gram; thiên niên kiện, huyết rồng, thiên niên kiện, thổ ngưu tất, mỗi vị đều 8 gram; quế chi và vỏ quýt, mỗi vị đều 4 gram, mang đi sắc với 4 bát nước đến khi còn hai bát thì lọc lấy nước thuốc, dùng uống vào buổi sáng và buổi tối.

7. Dùng ngải cứu điều trị gai gót chân

Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, hơi cay, quy vào kinh thận, tỳ và can, thường được sử dụng để lý khí huyết, xu hàn hấp, ấm kinh, an thai, điều trị nôn ra máu, rối loạn kinh nguyệt, dị ứng da, lở loét, chảy máu. Đối với tình trạng gai gót chân, ngải cứu có thể hỗ trợ giảm viêm, chỉ thống, ngăn ngừa tình trạng sưng đỏ, điều này có thể phục hồi khả năng vận động thông thường của người bệnh.

Cách chữa đau gót chân dân gian
Dùng ngải cứu điều trị gai gót chân là biện pháp phổ biến, hiệu quả cao và đơn giản

Bài thuốc thuốc Nam chữa bệnh gai gót chân từ cây ngải cứu như sau:

  • Bài thuốc sắc: Dùng 200 gram ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước, giã hoặc xay nhuyễn để thu được nước cốt ngải cứu. Hòa nước cốt ngải cứu với 2 thìa mật ong, dùng uống.
  • Bài thuốc chườm: Dùng một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, sao nóng cùng với một nắm muối hạt, cho vào túi vải, chườm lên khu vực gai gót chân 2 – 3 lần mỗi ngày.

8. Cách trị gai gót chân từ cây chìa vôi

Chìa vôi là một cách trị gai gót chân bằng thuốc Nam phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Loại thảo dược này có chứa nhiều Acid amin, Saponin, Protid, Caroten, Glucid, Vitamin C và Phenolic, có tác dụng tăng cường lưu thông, giải độc và giảm đau. Bên cạnh đó, chìa vôi cũng tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng sưng tấy ở gót chân và các mô mềm xung quanh.

Người bệnh có thể dùng chìa vôi 30 gram, thổ ngưu tất, chùm gửi, rễ xấu hổ, mỗi vị đều 20 gram, cho vào ấm đun sôi cùng 1 lít nước để khi cạn còn 500 ml. Lọc lấy nước, bỏ bã, dùng uống nhiều lần trong ngày.

9. Xương rồng trị đau gót chân

Theo Y học cổ truyền, xương rồng là vị thuốc có tính hàn, vị đắng, thường được sử dụng để chỉ thống, tiêu viêm, sát trùng và cải thiện tình trạng sưng đau. Theo các nghiên cứu hiện đại, xương rồng chứa nhiều thành phần hoạt chất giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng và điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả như Ibuprofen hoặc Taraxerol.

Cách sử dụng xương rồng điều trị gai gót chân như sau:

  • Bài thuốc đắp: Dùng 2 – 3 lá xương rồng bẹ đã loại bỏ phần gai, rửa sạch, để ráo nước, nướng trên lửa than hồng trong khoảng 5 phút để nóng đều 2 mặt. Bọc xương rồng trong khăn sạch, chườm lên gót chân trong 5 – 10 phút đến khi hết nóng. Có thể nướng xương rồng lại và chườm lần hai.
  • Bài thuốc kết hợp: Dùng 2 – 3 lá xương rồng bẹ, rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn, sao nóng trên chảo cho đến khi săn lại thì cho 50 gram cám gạo và sao cùng. Đảo đều tay trong 3 – 5 phút sau đó đó cho giấm táo vào đảo đến khi có sự kết dính. Đổ hỗn hợp với túi vải đến, chờ nguội bớt, dùng chườm lên gót chân.

10. Bài thuốc Nam kết hợp trị gai gót chân

Ngoài các cây thuốc Nam trị gai gót chân, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc kết hợp để tăng cường hiệu quả điều trị. Các bài thuốc kết hợp phổ biến bao gồm:

  • Bài 1: Sử dụng Phòng phong, Tế tân, Thảo ô, phân lượng bằng nhau, sấy khô, tán thành bột. Trước khi bước đi, lây một chút bột rắc lên giày dép. Lưu ý, Thảo ô là vị thuốc có độc do đó không được uống.
  • Bài 2: Dùng Tế tân 6 gram, Băng phiến 1 gram, Thấu cốt thảo 12 gram, mang các loại dược liệu đi sấy khô, tán vụn, làm thành tấm lót giày dép đi hàng ngày.
  • Bài 3: Dùng Đương quy 20 gram, Xuyên khung 15 gram, Nhũ hương 15 gram, Một dược 15 gram, Chi tử 15 gram, mang các loại dược liệu tán thành bột, sau đó làm thành vải lót ở đế giày dép, đi hàng ngày.

Gai gót chân không nghiêm trọng nhưng có thể gây sưng, đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế, người bệnh có thể tham khảo cách trị gai gót chân bằng thuốc Nam để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Điều quan trọng là sử dụng bài thuốc đúng cách và kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lời khuyên khi trị gai gót chân bằng thuốc Nam

Trị gai gót chân bằng thuốc Nam là phương pháp an toàn nhưng cần một thời gian nhất định để mang lại hiệu quả. Do đó, bên cạnh các phương pháp, người bệnh nên chú ý đến phong cách sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Cách tốt và đơn giản nhất có thể cải thiện các triệu chứng gai gót chân là dành thời gian nghỉ ngơi, vận động và đi giày dép phù hợp. Những đôi giày vừa vặn và thoải mái là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng gai gót chân và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của người bệnh.

Chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ
Dành thời gian nghỉ ngơi để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa gai gót chân trở nên nghiêm trọng hơn

Bên cạnh đó, có một số mẹo bổ sung giúp cải thiện các triệu chứng gai gót chân, chẳng hạn như:

  • Giảm cân và giữ cân nặng hợp lý, điều này có thể giảm áp lực lên gót chân cũng như các mô mềm xung quanh.
  • Ngâm chân trong nước ấm để giảm đau và giúp người bệnh thoải mái hơn.
  • Thực hiện các động tác khởi động nhẹ nhàng trước khi tập thể dục hoặc vận động.
  • Tránh sử dụng đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt hoặc chất béo hydro, bởi vì các loại thực phẩm  này có thể gây mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm gót chân để làm ẩm và mềm gót chân, hạn chế các cơn đau liên quan đến gai gót chân,
  • Thiền định, yoga và châm cứu cũng có thể hỗ trợ giảm đau, chống viêm, hỗ trợ điều trị gai gót chân.
  • Luôn duy trì một tư thế thích hợp để tránh hoặc cải thiện cơn đau do gai gót chân.

Sử dụng thuốc Nam chữa bệnh gai gót chân giúp cải thiện các triệu chứng an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì thực hiện biện pháp từ 1 – 3 tháng để nhận được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, các bài thuốc không thể thay thế chỉ định của bác sĩ, do đó điều quan trọng là trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 19/07/2023 - Cập nhật lúc 12:12 pm , 19/07/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc