Đau Thần Kinh Tọa Sau Khi Sinh: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

Đau thần kinh tọa sau khi sinh và đau thắt lưng nói chung thường liên quan đến cơn đau khi mang thai và các thay đổi của cơ thể sau khi sinh. Hầu hết các trường hợp này không nghiêm trọng và đáp ứng các biện pháp tự chăm sóc, chẳng hạn như thay đổi tư thế và tập thể dục phù hợp. Dưới đây là một số hướng dẫn về tình trang đau thần kinh ở phụ nữ sau sinh, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Đau thần kinh tọa sau khi sinh
Đau thần kinh tọa sau khi sinh cần được chăm sóc đúng cách để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ 

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa sau khi sinh

Đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai có thể kéo dài và không được cải thiện sau khi sinh con. Cơn đau thần kinh tọa sau khi sinh có thể liên quan đến việc thay đổi cấu trúc cơ thể hoặc các vấn đề cảm xúc.

Hầu hết phụ nữ sẽ bị đau lưng sau khi sinh con, tuy nhiên một số người khác có thể xuất hiện các cơn đau hông, mông và lan đến chân. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng dần theo thời gian và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ và bé. Để cải thiện cơn đau thần kinh tọa hoặc đau thắt lưng, người bệnh cần xác định các nguyên nhân và yếu tố rủi ro.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây tổn thương dây thần kinh tọa ở phụ nữ sau sinh:

1. Chèn ép dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa sau khi sinh con có thể xảy ra do sự thay đổi trọng lượng ở tử cung. Theo đó, dây thần kinh tọa có thể bị chèn ép, dẫn đến đau thắt lưng, đau hông và đau đớn lan xuống chân.

Sau khi chuyển dạ sinh con, trọng lượng và lực căng cơ thể giảm đột ngột, có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Người bệnh có thể cảm thấy bỏng rát, tê ngứa hoặc mất cảm giác ở thắt lưng, hông, chân.

2. Thay đổi cấu trúc cơ thể

Đau thần kinh tọa là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là vào 3 tháng cuối. Tuy nhiên, ngay sau khi sinh, cơ thể có thể tự chữa lành các tổn thương thần kinh tọa và cơn đau sẽ biến mất trong vài tuần.

Đau thần kinh tọa sau sinh
Những thay đổi về mặt cấu trúc cơ thể sau khi sinh có thể dẫn đến đau thần kinh tọa

Trong một số trường hợp khác, một số trường hợp khác, cơn đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai có thể kéo dài và không được cải thiện sau sinh. Tình trạng này dẫn đến đau đớn kéo dài, liên tục và đôi khi làm tăng nguy cơ chấn thương trong quá trình phục hồi sau sinh.

Hầu hết phụ nữ bị đau thần kinh tọa sau khi sinh có thể bị tổn thương tủy sống trong quá trình mang thai hoặc sinh con. Ngoài ra, phụ nữ khi sinh con cũng làm tăng nguy cơ chấn thương xương cụt và thoát vị đĩa đệm. Các tình trạng này có thể dẫn đến các cơn đau thần kinh tọa mãn tính cho đến khi được điều trị và chăm sóc đúng cách.

3. Rủi ro sau sinh

Sinh con là một quá trình nhiều rủi ro và có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa. Cảm xúc khi mang thai và sinh con có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm dẫn đến các cơn đau thể chất. Những lo lắng về cảm xúc, chẳng hạn như tức giận bị kìm nén, mệt mỏi khi làm mẹ hoặc không được quan tâm đúng cách, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các cơn đau thần kinh tọa sau khi sinh.

Có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố rủi ro dẫn đến đau thần kinh tọa sau khi sinh. Điều quan trọng là nhận biết các dấu hiệu cũng như xác định các nguyên nhân liên quan đến có kế hoạch điều trị phù hợp. Điều trị sớm và đúng cách có thể giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần.

Dấu hiệu đau thần kinh tọa sau sinh

Dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất ở người bệnh đau thần kinh tọa sau sinh là đau đớn dữ dội ở thắt lưng và mông. Cơn đau có thể bắt đầu ở lưng dưới sau đó lan tỏa rộng ra các khu vực khác của cơ thể, chẳng hạn như đùi, bắp chân, bàn chân và các ngón chân.

đau dây thần kinh tọa phải làm sao
Cơn đau thần kinh tọa thường bắt đầu ở thắt lưng, lan đến mông, hông và chân

Đau đớn là dấu hiệu phổ biến của tình trạng đau thần kinh tọa sau sinh. Tuy nhiên người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Cơ chân co cứng: Người bệnh có thể cảm thấy như bị kim châm vào chân. Cảm giác ngứa ran và co cứng này có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian.
  • Khó khăn khi di chuyển: Hầu hết phụ nữ bị đau thần kinh tọa sau khi sinh đều có thể di chuyển bình thường. Cơn đau đôi khi cơn đau có thể tồi tệ theo thời gian, gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường và khiến người bệnh đi lại khó khăn hơn.
  • Cảm giác viêm: Đau thần kinh tọa có thể dẫn đến cảm giác nóng rát và viêm trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến một số phản ứng trong cơ thể, khiến phụ nữ sau sinh có thể bị sốt hoặc không khỏe nói chung.
  • Mất hoặc giảm khả năng kiểm soát bàng quang: Phụ nữ sau sinh bị khó chịu ở bàng quang hoặc rò rỉ nước tiểu có thể liên quan đến tổn thương dây thần kinh tọa. Ngoài ra, nhu động ruột và khả năng giữ chất thải của người bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đau thần kinh tọa sau sinh có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm các triệu chứng nghiêm trọng. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Cách khắc phục tình trạng đau thần kinh tọa sau sinh

Đau thần kinh tọa sau sinh có thể gây đau đớn và khó chịu, tuy nhiên có nhiều phương pháp khác nhau điều trị hiệu quả cho tình trạng này. Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa đáp ứng các biện pháp điều trị không phẫu thuật và sẽ khỏi trong vòng 6 tuần. Các phương pháp điều trị thường bao gồm:

1. Tự chăm sóc

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và nguyên nhân gây bệnh, phụ nữ sau sinh có thể tham khảo một số biện pháp tự điều trị như:

làm sao biết đau thần kinh tọa
Thường xuyên thực hiện các động tác kéo giãn cột sống và gân kheo có thể góp phần cải thiện cơn đau thần kinh tọa
  • Bài tập nhẹ: Phụ nữ sau sinh có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện cơn đau thần kinh tọa và tăng cường sức khỏe tổng thể. Bắt đầu với các bài tập yoga nhẹ nhàng và kéo giãn cơ thể để cải thiện cơn đau thắt lưng. Sau đó có thể tham gia đạp xe hoặc đi bộ để tăng cường cơ bắp và ổn định cột sống.
  • Xoa bóp, massage: Xoa bóp vùng lưng dưới có thể cải thiện tình trạng viêm, giúp giảm đau và hỗ trợ phục hồi các chuyển động bình thường.
  • Kéo giãn cơ thể: Đau thần kinh tọa sau khi sinh con có thể được cải thiện bằng cách kéo căng cơ thể. Thường xuyên thực hiện động tác kéo căng gân kheo hoặc tư thế em bé để giảm áp lực lên dây thần kinh tọa và giúp giảm đau.
  • Chườm nóng: Tắm nước nóng và chườm nóng vào lưng dưới có thể thư giãn cơn đau thần kinh tọa.
  • Đảm bảo tư thế tốt: Thay đổi tư thế là điều cần thiết để cải thiện cơn đau thần kinh tọa. Do đó, phụ nữ sau sinh nên giữ tư thế tốt, giữ cột sống luôn thẳng khi ngồi hoặc đứng. Khi ngồi có thể đặt một chiếc gối nhỏ bên dưới thắt lưng để hỗ trợ cột sống.

Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể cải thiện cơn đau thần kinh tọa sau khi sinh con. Sau một vài tuần, người bệnh có thể quay trở lại các hoạt động bình thường, chẳng hạn như đi bộ và chăm con. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

2. Điều trị y tế

Trong trường hợp, các biện pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị chăm sóc y tế. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân sau đó đề nghị một kế hoạch điều trị hiệu quả.

thuốc đau thần kinh tọa
Sử dụng thuốc điều trị đau thần kinh tọa theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng

Các phương pháp y tế điều trị đau thần kinh tọa sau khi sinh bao gồm:

  • Thuốc điều trị: Có nhiều loại thuốc điều trị đau thần kinh tọa chẳng hạn như thuốc giảm đau không kê đơn (Acetaminophen), thuốc chống viêm không steroid (aspirin, ibuprofen và naproxen). Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn về liều lượng cũng như loại thuốc phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Tiêm steroid: Tiêm steroid vào màng cứng có thể ngăn ngừa cơn thần kinh tọa hiệu quả và nhanh chóng.
  • Điều trị phẫu thuật: Hầu hết phụ nữ đau thần kinh tọa sau sinh không cần phẫu thuật. Tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nếu cơn đau nghiêm trọng, dữ dội và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Phẫu thuật đau thần kinh tọa thường không phổ biến, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Phòng ngừa đau thần kinh tọa sau sinh

Thông thường tình trạng đau thần kinh tọa sau khi sinh có thể được phòng ngừa bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm:

  • Tăng cường sức khỏe lưng: Hầu hết cơn đau thần kinh tọa đều liên quan đến các tổn thương ở lưng, chẳng hạn như phồng đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm. Do đó phụ nữ sau khi sinh con nên giữ tư thế tốt, luôn đặt cột sống ở vị trí trung lập và tránh các tổn thương đến ngăn ngừa cơn đau thần kinh tọa.
  • Tập thể dục thường xuyên: Phụ nữ sau sinh nên thường xuyên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để tránh căng cứng cơ lưng, tăng cường cơ bắp và ngăn ngừa tổn thương các cơ cốt lõi.
  • Tránh ngồi lâu: Ngồi lâu gây áp lực lên các đĩa đệm và dây chằng ở lưng. Nếu cần ngồi lâu, hãy thường xuyên nghỉ ngơi, di chuyển và đi bộ trong quãng đường ngắn để phòng ngừa cơn đau thần kinh tọa.
  • Tránh nghỉ ngơi kéo dài: Người bệnh đau thần kinh tọa không nên nằm trên giường quá 48 giờ. Điều này có thể dẫn đến cứng khớp và đau cấp tính. Thay vào đó, người bệnh được khuyến khích di chuyển nhẹ nhàng, bơi lội hoặc đạp xe để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
  • Tránh lo lắng: Lo lắng quá mức có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo âu và khiến cơn đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, người bệnh được khuyến khích dành thời gian để thư giãn, trò chuyện với người thân với em bé mới chào đời để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Đau thần kinh tọa sau sinh có thể gây đau đớn và khó chịu, tuy nhiên thường không nghiêm trọng và đáp ứng các phương pháp chăm sóc bảo tồn. Điều quan trọng là giữ tư thế tốt, thường xuyên tập thể dục và thư giãn để ngăn ngừa cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp cơn đau trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 19/07/2023 - Cập nhật lúc 9:56 am , 19/07/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc