Viêm đại tràng đi ngoài ra máu nguyên nhân do đâu, cách trị

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu có thể trở nên nghiêm trọng, lượng máu chảy nhiều, dẫn đến mất máu, chóng mặt, ngất xỉu và ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nếu gặp tình trạng này, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu
Viêm đại tràng đi ngoài ra máu có thể gây suy nhược cơ thể do đó cần được chăm sóc phù hợp 

Tại sao viêm đại tràng đi ngoài ra máu?

Chảy máu trực tràng hay đi ngoài ra máu là một dấu hiệu phổ biến ở viêm đại tràng. Người bệnh có thể thấy máu dính trên phân, rỉ thành từng giọt hoặc chảy thành dòng. Chảy máu nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm nguy hiểm đến tính mạng.

Những người bị viêm đại tràng đi ngoài ra máu nên hiểu rõ và phân biệt bất cứ thay đổi nào trong phần cũng như nhu cầu đi đại tiện để có kế hoạch điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số hướng dẫn về nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu, người bệnh có thể tìm hiểu:

1. Loét đại tràng

Viêm đại tràng là một tình trạng mãn tính, xảy ra từ từ trong một thời gian dài. Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm tính trạng này, tuy nhiên người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống, phong cách sống và dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng.

đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu có thể là xảy ra khi người bệnh bị viêm loét đại tràng nghiêm trọng

Ở người bệnh viêm đại tràng, viêm và vết loét có thể phát triển tại niêm mạc đại tràng. Đôi khi trực tràng cũng có thể bị ảnh hưởng. Tình trạng viêm có thể dẫn đến những thay đổi trong thói quen đi đại tiện, bảo gồm tiểu gấp, tiêu chảy, có máu hoặc chất nhầy trong phân. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị đau dạ dày, táo bón và một số rủi ro khác.

Tình trạng viêm mãn tính làm tổn thương niêm mạc đại tràng và dẫn đến các vết loét. Vết loét có thể chảy máu, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu. Nếu thường xuyên đi ngoài ra máu, đặc biệt là một lượng máu lớn, máu chảy thành dòng, người bệnh có thể bị thiếu máu (do có ít tế bào hồng cầu).

Các triệu chứng khác khi bị loét đại tràng bao gồm:

  • Đi đại tiện đau đớn
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Sốt

2. Bùng phát cơn viêm đại tràng

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu bùng phát tình trạng viêm đại tràng với các triệu chứng từ trung bình đến nghiêm trọng. Đây là khoảng thời gian bệnh đang hoạt động và cần được chăm sóc phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Các đợt bùng phát viêm đại tràng có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm thay đổi loại thuốc, sử dụng một số thực phẩm hoặc đồ uống, căng thẳng quá mức, sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.

Các đợt bùng phát viêm đại tràng có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên hầu hết người bệnh đều bị đi ngoài ra máu, đau dạ dày, chuột rút, đi đại tiện gấp, tiêu chảy và phân có máu.

Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và có thể cảm thấy ở trực tràng hoặc bên trái của bụng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị đau bụng dữ dội, đại tiện đau đớn và nhiều dấu hiệu khác.

3. Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một tình trạng phổ biến, xảy ra khi có các vết loét nhỏ ở niêm mạc ruột già, dẫn đến xuất hiện máu trong phân. Ngoài ra, viêm đại tràng nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh viêm ruột khác, bệnh trĩ, rò hậu môn, cũng có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu.

bị viêm đại tràng đi ngoài ra máu
Sử dụng thuốc không đúng liều lượng có thể khiến viêm đại tràng trở nên nghiêm trọng và dẫn đến chảy máu khi đi đại tiện

Người bệnh có thể bị chảy máu với nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên có một số loại thuốc điều trị viêm trực tràng và các bệnh lý khác có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Sử dụng thuốc không đúng liều lượng
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Ibuprofen, có thể dẫn đến viêm ruột và dẫn đến viêm đại tràng đi ngoài ra máu
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, dẫn đến thay đổi sự cân bằng vi khuẩn đường ruột, gây viêm, tiêu chảy và chảy máu

Đặc điểm nhận dạng viêm đại tràng đi ngoài ra máu

Theo thống kê, hầu hết người bị viêm đại tràng đều đi ngoài ra máu ít nhất một lần. Điều này có nghĩa là viêm đại tràng đi ngoài ra máu là dấu hiệu bình thường. Máu có thể được nhìn thấy rõ ràng trong phần, có độ đặc, rắn trên bề mặt phân. Màu máu có thể từ đỏ tươi đến hồng nhạt và màu hạt dẻ. Máu có thể dưới dạng cục máu động hoặc không. Ngoài ra, tình trạng đi ngoài ra máu cũng thường kèm theo các cơn đau bụng dưới hoặc muốn đi đại tiện gấp.

Máu xuất phát từ trực tràng và đại tràng thường có máu đỏ tươi. Nếu máu có màu sẫm hơn, máu có thể xuất phát từ vị trí cao hơn của hệ thống tiêu hóa, chẳng hạn như dạ dày.

Những người bị viêm dạ dày có thể chảy máu chậm và ổn định khi không đi đại tiện. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh cũng có thể tiêu chảy ra máu hoặc táo bón ra máu. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể thấy máu chảy trong phân nhiều hơn 10 lần mỗi ngày.

Viêm đại tràng đôi khi có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến lớp chất nhầy bảo vệ loét bên trong niêm mạc ruột. Điều này có thể dẫn đến chảy máu ồ ạt, gây chóng mặt, ngất xỉu và các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu các triệu chứng Viêm đại tràng đi ngoài ra máu trở nên nghiêm trọng, khó kiểm soát.

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Chảy máu dữ dội có thể khiến người bệnh mệt mỏi, chóng mặt, cảm thấy muốn ngất xỉu và đau đớn dữ dội. Trong các trường hợp này, người bệnh cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ nếu nhận thấy có máu xuất hiện trong phân. Bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Người bệnh cũng cần theo dõi các triệu chứng viêm đại tràng, các dấu hiệu bùng phát và thông báo ngay với bác sĩ bất cứ vấn đề bất thường nào.

viêm đại tràng co thắt đi ngoài ra máu
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe phù hợp

Theo khuyến cáo người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức hoặc gọi cho cấp cứu nếu:

  • Mất nước do nôn liên tục
  • Chảy máu trực tràng dưới dạng cục máu đông
  • Đau liên tục
  • Sốt trên 38 độ C
  • Nhịp tim nhanh hơn 100 nhịp mỗi phút
  • Giảm cân nhanh chóng không chủ đích
  • Chuột rút nặng ở bụng hoặc trực tràng

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu phải làm sao?

Điều trị viêm đại tràng đi ngoài ra máu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nếu chảy máu ồ ạt, người bệnh có thể cần truyền máu để tránh mất máu và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trong các trường hợp khác, người bệnh có thể sử dụng thuốc giúp giảm viêm ở trực tràng và ruột già, điều này có thể giúp giảm chảy máu. Ngoài ra, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống cũng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.

1.  Sử dụng thuốc điều trị

Ngăn ngừa viêm là cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng viêm đại tràng đi ngoài ra máu và các triệu chứng khác liên quan khác. Không viêm sẽ không gây loét và góp phần kiểm soát tổn thương ở đại tràng và ngăn ngừa chảy máu. Để giúp tình trạng viêm thuyên giảm, bác sĩ có thể kê một hoặc nhiều loại thuốc như:

thuốc viêm đại tràng
Sử dụng thuốc viêm đại tràng theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng có máu trong phân
  • Axit 5-Aminosalicylic: Thuốc có thể cải thiện tình trạng viêm cấp tính, ngăn ngừa viêm tái phát theo thời gian và cải thiện các tổn thương ở đại tràng.
  • Corticosteroid: Thuốc Corticosteroid được sử dụng ngắn hạn để điều chỉnh tình trạng viêm. Thuốc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, do đó người bệnh chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch giúp ức chế các phản ứng miễn dịch gây viêm, từ đó hạn chế các tổn thương gây viêm và ngăn ngừa nguy cơ đi ngoài ra máu. Tuy nhiên, thuốc có thể mất ít nhất 6 tháng để phát huy công dụng.
  • Thuốc sinh học: Các loại thuốc sinh học được chỉ định trong các trường hợp nghiêm trọng và khi các loại thuốc điều trị viêm đại tràng đi ngoài ra máu khác không mang lại hiệu quả. Các loại thuốc này giúp ngăn chặn các phân tử gây viêm, từ đó cải thiện tình trạng viêm đại tràng.

Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng Acetaminophen để giảm đau. Tránh sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID như Ibuprofen) khi bị viêm đại tràng đi ngoài ra máu, bởi vì các loại thuốc này có thể gây kích ứng ruột và khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong trường hợp, người bệnh bị mất máu thường xuyên, người bệnh có thể bị thiếu máu. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh bổ sung sắt, acid folic hoặc vitamin B12 để kiểm soát tình trạng thiếu máu.

2. Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu có thể dẫn đến mất chất lỏng, chất dinh dưỡng và chất điện giải trong cơ thể, đặc biệt là khi người bệnh bị tiêu chảy. Thực hiện chế độ ăn uống cần bằng dinh dưỡng có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

viêm đại tràng ăn gì
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để cải thiện viêm đại tràng

Có một số loại thực phẩm nhất định có thể ngăn ngừa các cơn viêm đại tràng bùng phát. Viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì phụ thuộc vào mỗi các nhân và phản ứng của cơ thể. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất.

Không có chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên người bệnh được khuyến khích ghi lại nhật ký thực phẩm và phản ứng của cơ thể sau khi sử dụng. Điều này có thể giúp người bệnh xác định được loại thực phẩm phù hợp, các loại cần tránh và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất.

Thực hiện các bữa ăn nhỏ, thường xuyên hơn cũng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng. Ngoài ra, bệnh nhân viêm đại tràng được khuyến khích ăn uống điều độ, khoa học, không nên bỏ bữa. Điều này có thê thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh, giúp giảm các tổn thương ở trực tràng và đại tràng.

3. Thay đổi lối sống

Một số thay đổi lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà cũng có thể hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm đại tràng đi ngoài ra máu. Phong cách sống khoa học có thể giúp chữa lành ruột kết, ngăn ngừa tình trạng bùng phát cũng như hạn chế các rủi ro liên quan, bao gồm ung thư đại trực tràng.

Bên cạnh chế độ ăn uống phù hợp, giảm stress là điều cần thiết để cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng hiệu quả. Căng thẳng không gây viêm loét đại tràng nhưng có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, dẫn đến viêm mãn tính, làm tăng vết loét và gây chảy máu.

viêm đại tràng uống thuốc gì
Thay đổi lối sống, kiểm soát stress có thể hỗ trợ giảm viêm và ngăn ngừa viêm đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn

Người bệnh nên học cách kiểm soát căng thẳng và quản lý cảm xúc. Một số lưu ý như sau:

  • Tránh tiêu thụ rượu và caffeine. Các loại đồ uống này có thể kích thích sự co bóp của ruột và khiến tình trạng đi ngoài ra máu trở nên nghiêm trọng hơn. Caffeine và rượu cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lo lắng và căng thẳng.
  • Tập thể dục cũng có thể giúp thư giãn, giảm căng thẳng và hỗ trợ cân bằng cảm xúc. Mục tiêu tập thể dục và hoạt động thể chất là ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc hơn 20 phút mỗi ngày.
  • Thiền, hít thở sâu hoặc yoga cũng có thể giảm mức độ căng thẳng và hỗ trợ phòng ngừa tình trạng viêm đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn.

Lời khuyên cho người viêm đại tràng đi ngoài ra máu

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong thói quen đi đại tiện và sức khỏe đường ruột. Do đó, người bị viêm đại tràng đi ngoài ra máu nên thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm các triệu chứng đường ruột. Người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên như sau:

  • Ghi lại nhật ký thực phẩm các nhân và tránh sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng.
  • Tránh hoặc hạn chế các sản phẩm từ sữa.
  • Tránh sử dụng đồ uống có gas.
  • Tránh đồ uống có chứa caffeine, như coffee hoặc trà.
  • Tránh sử dụng rượu, bia.
  • Tránh thức ăn cay.
  • Uống nhiều nước.
  • Ăn nhiều bữa ăn nhỏ.

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là dấu hiệu phổ biến, nhưng cần được điều trị để tránh các phản ứng không mong muốn. Điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán, hướng dẫn và điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 21/06/2023 - Cập nhật lúc 12:51 pm , 21/06/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc