Bị Viêm Đại Tràng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Cho Sức Khỏe

Tìm hiểu viêm đại tràng nên ăn gì là điều cần thiết để tránh cải thiện tình trạng viêm, giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ tái phát trong tương lai. Không có chế độ ăn uống duy nhất cho người bệnh viêm đại tràng, tuy nhiên có một số loại thực phẩm nên bổ sung và cần tránh, người bệnh có thể tham khảo để cải thiện sức khỏe tổng thể.

viêm đại tràng nên ăn gì
Tìm hiểu viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để có kế hoạch ăn uống phù hợp

Điều cần biết về chế độ ăn uống của người viêm đại tràng

Không có chế độ ăn kiêng duy nhất phù hợp cho tất cả người bệnh viêm đại tràng. Các triệu chứng viêm đại tràng có thể giảm dần theo thời gian, do đó người bệnh cần có kế hoạch ăn uống linh hoạt cũng như thay đổi phù hợp để hỗ trợ phục hồi các triệu chứng.

Người bệnh viêm đại tràng được khuyến khích ghi lại nhật ký thực phẩm, theo dõi phản ứng của cơ thể về các loại thực phẩm tiêu thụ, thời gian xuất hiện các triệu chứng để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp. Có thể cần một khoảng thời gian nhất định để xác định viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì, do đó người bệnh cần kiên nhẫn theo dõi tình trạng để điều chỉnh kế hoạch ăn uống phù hợp.

Khi chuẩn bị bữa ăn, người bệnh cần lưu ý cân bằng các chất dinh dưỡng. Bữa ăn cần chứa đủ protein, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả.

Người bệnh viêm đại tràng không thể ăn tất cả các loại thực phẩm và cần kiêng một số loại thực phẩm nhất định, tuy nhiên hãy cố gắng tập trung vào nhóm thực phẩm yêu thích để cải thiện hương vị cũng như tăng cường cảm giác ngon miệng.

Bệnh viêm đại tràng nên ăn gì?

Viêm đại tràng gây ảnh hưởng đến ruột già (ruột kết), nơi kết nối ruột non và hậu môn. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm và loét niêm mạc đại tràng. Thông thường, viêm đại tràng là phản ứng của hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Có một số loại thực phẩm và thức ăn có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên rán, đồ uống có gas, rượu, bia và thực phẩm chứa nhiều chất xơ.

Do đó, người bệnh nên tìm hiệu viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để có kế hoạch ăn uống phù hợp. Dưới đây là một số loại thực phẩm phù hợp cho người viêm đại tràng, người bệnh có thể tham khảo.

1. Bột yến mạch

Đại tràng là một bộ phận quan trọng của hệ thống tiêu hóa, nơi hoàn thành quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và sản xuất chất thải để sau đó thải phân ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên đại tràng rất dễ bị viêm, đặc biệt là khi người bệnh có chế độ ăn uống không phù hợp.

bệnh viêm đại tràng nên ăn gì
Bột yến mạch rất tốt cho hệ thống tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm đại tràng

Bột yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan và cũng là một loại thực phẩm tốt để ăn sau khi bùng phát các cơn viêm đại tràng. Ăn nhiều chất xơ có thể làm tăng nhu động ruột và khiến cơn đau ở đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên bột yến mạch là một dạng chất xơ hòa tan, có thể cung cấp năng lượng phù hợp có thể giúp cải thiện cơn đau viêm đại tràng. Người bệnh có thể sử dụng yến mạch kết hợp với các chất xơ lành mạnh khác, chẳng hạn như cơm, mì, khoai tây nghiền, bánh mì, nước sốt táo và trái cây.

2. Trái cây

Những loại trái cây như chuối, dưa, việt quất, dâu tây, cam và nho có thể cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa, đồng thời cũng bổ sung lượng đường trong cơ thể. Khi tiêu hóa các loại trái cây, người bệnh sẽ không bị đầy hơi, điều này hạn chế tình trạng kích thích lên đại tràng.

Khi ăn trái cây, người bệnh được khuyến khích gọt vỏ, cắt nhỏ và tiêu thụ với số lượng phù hợp. Ngoài ra, không tiêu thụ nhiều hơn 130 gram trái cây cho mỗi bữa ăn, điều này có thể giúp phòng ngừa nguy cơ tiểu đường loại hai.

3. Rau củ nhiều màu sắc

Các đợt bùng phát viêm đại tràng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, do đó điều quan trọng là sử dụng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khi bệnh thuyên giảm. Các loại rau củ nhiều màu sắc có thể giúp người bệnh nhận đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết.

đau đại tràng nên ăn gì
Các loại rau củ nhiều màu sắc có thể góp phần điều chỉnh hoạt động của hệ thống miễn dịch và cải thiện tình trạng viêm đại tràng

Khi bổ sung rau củ, người bệnh nên gọt vỏ, cắt nhỏ và nấu chín. Ngoài ra, cần tránh một số loại rau củ chứa nhiều chất xơ, chẳng hạn như ngô và bông cải xanh, bởi vì các loại thực phẩm này có thể tạo ra nhiều khí trong hệ thống tiêu hóa.

Các loại rau xanh và rau củ phù hợp cho người viêm đại tràng bao gồm:

  • Cà rốt
  • Bí ngô
  • Bí ngồi
  • Khoai tây
  • Khoai lang
  • Đậu xanh

4. Protein nạc

Các loại protein nạc như ức gà không da nấu chín có thể bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp khi các triệu chứng viêm đại tràng bùng phát. Tuy nhiên người bệnh cần tránh không để thịt chín quá, tránh chiên thịt và tránh thêm bơ, các loại gia vị hoặc nước sốt nhiều chất phụ gia.

Nếu không ăn thịt và bổ sung protein từ thực vật, chẳng hạn như các loại đậu, hãy nhớ các loại thực phẩm này có thể gây ra khí và đầy bụng. Đậu phụ và đậu tempeh có thể bổ sung protein phù hợp cho người viêm đại tràng, bởi vì các loại thực phẩm này dễ tiêu hóa cũng như không gây đầy hơi, chướng bụng.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho biết quả óc chó có đặc tính bảo vệ và chống lại bệnh viêm đại tràng. Do đó, người bệnh có thể bổ sung óc chó vào chế độ ăn uống. Nếu không thể ăn hạt óc chó, người bệnh có thể nghiền nhỏ và cho vào thức ăn.

5. Cá hồi

Cá hồi và các loại thực phẩm giàu omega 3 khác, chẳng hạn như các trích, cá ngừ vây xanh, cá thu, cá mòi, cá cơm, cá vược, có thể hỗ trợ giảm viêm ở người bị viêm đại tràng. Người bệnh nên cố gắng ăn một hoặc hai bữa cá hồi mỗi tuần để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Nếu tài chính cho phép, người bệnh nên tiêu thụ cá hồi hoang dã thay vì cá nuôi để hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt nhất.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm giàu omega 3 khác có nguồn gốc từ thực vật bao gồm dầu hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, thực phẩm từ đậu nành và hạt bí ngô. Omega-3 có nguồn gốc thực vật chứa ALA. Cơ thể sẽ chuyển hóa ALA thành DHA và EPA, từ đó giúp giảm tình trạng viêm trong ruột.

6. Nghệ

Nghệ có chứa Curcumin, là một chất chống viêm có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm đại tràng và duy trì sức khỏe đại tràng. Hoạt chất này cũng làm giảm sản xuất các cytokine gây viêm và các protein khác tham gia vào quá trình gây viêm. Do đó, người bệnh có thể bổ sung nghệ vào chế độ ăn uống hàng ngày để ngăn ngừa và điều trị tình trạng viêm đại tràng mãn tính hoặc viêm, đau dạ dày.

viêm đại tràng nên ăn quả gì
Nghệ có đặc tính chống viêm, từ đó hỗ trợ điều trị viêm đại tràng và các tình trạng viêm mãn tính khác

Nghệ cũng có thể điều chỉnh hoạt động của hệ thống miễn dịch, điều chỉnh các yếu tố tiền viêm và ngăn ngừa các cơn viêm đại tràng cơ cơ. Ngoài ra, thường xuyên sử dụng nghệ cũng giúp tăng cường sức khỏe đại tràng, hạn chế các cơn bùng phát và ổn định hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

Người bệnh viêm đại tràng có thể thêm một vài lát nghệ vào công thức nấu ăn. Ngoài ra, có thể sử dụng ¼ hoặc ½ muỗng cà phê bột nghệ mỗi ngày kéo dài trong một tuần để cắt giảm cơn đau do viêm đại tràng. Tránh sử dụng nghệ lúc đói hoặc sử dụng với liều lượng lớn.

7. Sữa chua

Người bệnh viêm đại tràng cần tránh sử dụng lactose và một số sản phẩm sữa để tránh đầy hơi, chướng bụng. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy, sữa chua có chứa Lactobacillus GG, có thể giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

Điều này giúp các vi khuẩn có lợi phân hủy thức ăn mà không khiến người bệnh bị đầy hơi.

8. Thực phẩm giàu Probiotic và Prebiotics

Probiotics là những vi sinh vật sống có lợi sống trong đường ruột. Người bệnh có thể bổ sung Probiotics từ các loại thực phẩm như sữa chua, dưa cải bắp, kim chi, miso và kefir. Probiotics hoạt động như một rào cản, lót đường ruột để vi khuẩn xấu không xâm nhập vào thành ruột. Probiotics cũng bổ sung vi khuẩn tốt cho đường ruột, từ đó cân bằng hệ thống vi sinh vật, giúp giảm viêm và làm dịu phản ứng của cơ thể.

viêm đại tràng nên ăn rau gì
Thực phẩm giàu Probiotic và Prebiotics có thể cân băng hệ thống vi sinh vật đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa

Prebiotics là thực phẩm hỗ trợ vi khuẩn tốt trong đại tràng. Hoạt chất này đến từ các phần xơ của thức ăn mà người bệnh không thể tiêu hóa. Các sợi Prebiotic cung cấp năng lượng cho các tế bào lót thành ruột để xây dựng các lớp bảo vệ chống lại vi khuẩn xấu. Thực phẩm Prebiotic bao gồm trái cây, rau và thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như chuối, hành, tỏi, tỏi tây (hành baro), măng tây, đậu nành và yến mạch.

Mặc dù Prebiotics tốt cho người viêm đại tràng, tuy nhiên một số người bệnh có thể phản ứng quá mức với nhóm thực phẩm này. Do đó, nếu gặp các phản ứng không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

9. Dầu ô liu

Dầu ô liu có chứa các chất gọi là biophenol, là một nguồn chất chống oxy hóa dồi dào nhất từ trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống của con người. Một số nghiên cứu cho biết biophenol có khả năng chống viêm ở người viêm đại tràng và các bệnh lý viêm mãn tính khác. Bên cạnh đó, dầu ô liu cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch và hệ thống miễn dịch.

Trong thời gian đang bùng phát các triệu chứng, người bệnh cần tìm hiểu viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì. Người bệnh có thể chia nhỏ các bữa ăn, ăn thường xuyên hơn để đảm bảo năng lượng, chất dinh dưỡng và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm đại tràng không nên ăn gì?

Không có tiêu chuẩn cụ thể về việc viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì, do đó người bệnh cần ghi lại nhật ký thực phẩm để theo dõi phản ứng của cơ thể với các loại thực phẩm. Bên cạnh đó, có một số loại thực phẩm cần tránh đối với người viêm đại tràng, chẳng hạn như:

viêm đại tràng không nên ăn gì
Người bị viêm đại tràng cần tránh sử dụng các loại thực phẩm cay, rượu, bia, nước ngọt và các loại thực phẩm kích thích khác
  • Thịt đỏ: Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, là một tác nhân gây kích thích viêm đại tràng phổ biến, do đó người bệnh nên hạn chế sử dụng.
  • Thức ăn cay: Ớt có chứa capsaicin, hoạt chất có xu hướng khiến thực phẩm di chuyển nhanh hơn trong ruột. Điều này làm tăng nhu động ruột và tác động không tốt đến bệnh viêm đại tràng.
  • Đường tinh luyện: Các món tráng miệng và đồ ăn ngọt có thể khiến bệnh viêm đại tràng tái phát ở một số người bệnh.
  • Soda và cà phê: Đường và quá trình cacbonat hoá soda có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Các phê có thể làm tăng tốc độ di chuyển của thức ăn trong ruột, dẫn đến nhu động ruột và nhu cầu đi vệ sinh. Do đó, người bệnh nên tránh sử dụng soda và cà phê để ngăn ngừa các triệu chứng viêm đại tràng.
  • Sữa: Một số bệnh nhân viêm đại tràng không dung nạp lactose, do đó hạn chế hoặc tránh sử dụng sữa, kem và các loại phô mai có chứa lactose. Điều này có thể ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, chuột rút và các triệu chứng viêm đại tràng khác.
  • Bơ, sốt mayonnaise và bơ thực vật: Các loại thực phẩm này có chứa chất béo bão hòa, có thể khiến các triệu chứng viêm đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Rau họ cải: Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, có chứa nhiều lưu huỳnh dẫn đến khó dung nạp ở người viêm đại tràng. Do đó, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này có thể góp phần cải thiện các triệu chứng.
  • Đường: Các loại đường như sorbitol, mannitol, maltitol và xylitol, được tạo ra khi người bệnh sử dụng một số loại trái cây như táo, lê, đào và rau như súp lơ. Các loại đường này cũng có trong các chất làm ngọt và làm đặc nhân tạo. Khi đến đại tràng các chất này có thể dẫn đến khí gas, đau và viêm bùng phát.
  • Rượu: Rượu có chứa sulfat và đường, có thể khiến các triệu chứng viêm đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu bị viêm đại tràng, người bệnh được khuyến khích thực hiện chế độ ăn uống làm dịu đường ruột trong thời gian bùng phát để cải thiện các triệu chứng. Tìm hiểu viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì là điều cần thiết để cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm loét đại tràng có thể tham khảo

Như đã thông tin, không có chế độ ăn uống dành riêng cho người bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên có một số chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mà người bệnh có thể tham khảo, chẳng hạn như:

1. Chế độ ăn không có gluten

Loại bỏ bánh mì, các loại bia có chứa lúa mạch, bánh ngọt, ngũ cốc tổng hợp và các loại thực phẩm có chứa gluten khác trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm đại tràng.

2. Chế độ ăn ít FODMAP

Chế độ ăn ít FODMAP có thể hỗ trợ cải thiện Hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm đại tràng. Để thực hiện chế độ ăn uống nay, người bệnh cần tìm hiểu các loại thực phẩm có FODMAP cao hoặc thấp và có kế hoạch sử dụng phù hợp. Khi FODMAP bị phân hủy trong ruột có thể gây ra chứng đầy hơi đau đớn.

Các FODMAP thông thường gồm Fructose có nhiều trong rau quả, đường, Lactose được tìm thấy trong các loại sữa, Galactan có nhiều trong cây họ đậu.

3. Chế độ ăn ít natri

Muối có thể gây ra hoặc khiến tình trạng viêm đại trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, chế độ ăn ít natri (muối) có thể góp phần cải thiện một số triệu chứng viêm đại tràng.

4. Chế độ ăn ít chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ dẫn đến nhu động ruột và đại tiện nhiều hơn, điều này có thể gây kích thích đại tràng. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên cắt giảm những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ để ngăn ngừa nguy cơ bùng phát.

5. Chế độ ăn nhiều calo

Viêm đại tràng dẫn đến mất năng lượng, gây mệt mỏi và thiếu sức sống. Do đó, người bệnh viêm đại tràng nên trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống nhiều năng lượng, giàu calo và protein để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tìm hiệu viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì là điều cần thiết để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên các yếu tố kích thích và thực phẩm an toàn là khác nhau ở mỗi người, do đó người bệnh cần ghi lại nhật ký thực phẩm để có chế độ ăn uống phù hợp nhất. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 14/06/2023 - Cập nhật lúc 11:51 pm , 14/06/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc