Viêm Đại Tràng Thể Táo Bón: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Viêm đại tràng thể táo bón là tình trạng phổ biến, thường xảy ra khi người bệnh bị viêm ở cả đại và trực tràng. Theo thống kê, táo bón xảy ra ở hơn 80% những người bệnh viêm đại tràng, tuy nhiên tình trạng này thường có thể điều trị bằng cách biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm đại tràng thể táo bón
Viêm đại tràng thể táo bón có thể gây suy nhược cơ thể và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác

Viêm đại tràng thể táo bón là gì?

Viêm đại tràng xảy ra khi niêm mạc đại tràng bị viêm. Các vết loét có thể được hình thành bên trong ruột già, tạo ra mủ và chất nhầy. Các triệu chứng viêm đại tràng thường không giống nhau, tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều gặp tình trạng đau bụng, phân có máu, đi tiêu lỏng hoặc gấp và tiêu chảy kéo dài.

Trên thực tế, tiêu chảy là triệu chứng phổ biến nhất của viêm đại tràng. Tuy nhiên đôi khi người bệnh cũng gặp vấn đề ngược lại, là táo bón. Viêm đại tràng thể táo bón sẽ khiến phân ở trong đại – trực tràng lâu hơn, trở nên cứng, phình to và người bệnh đi vệ sinh ít hơn bình thường.

Ở bệnh nhân viêm đại tràng, đôi khi cơ sàn chậu sẽ bị co thắt không được co giãn. Điều này gây cản trở hoạt động bình thường của ruột, khiến người bệnh khó đi ngoài. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị mất khả năng đi tiêu phân, dẫn đến đau dạ dày, đầu hơi, khiến tình trạng viêm đại tràng trở nên phức tạp hơn.

Hầu hết mọi người đều bị táo bón một lần trong đội và thường xảy ra không liên quan đến viêm đại tràng. Tuy nhiên, nếu bị viêm đại tràng và táo bón, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân, các vấn đề nguy cơ và đề nghị biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng thể táo bón

Theo thống kê, một số người bị viêm đại tràng hoạt động ở bên trái đại tràng có thể bị táo bón ở bên phải của đại tràng. Táo bón sẽ khiến phân trở nên cứng hơn, khiến người bệnh bị đau bụng, căng thẳng và đi tiêu ít hơn.

Táo bón được xem là một tình trạng phổ biến và bình thường ở người bệnh viêm loét đại tràng, đặc biệt là ở bệnh nhân nữ. Phụ nữ có nguy cơ viêm loét đại tràng thể táo bón cao gấp 3 lần nam giới.

Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng
Viêm đại tràng có thể gây tắc nghẽn đường ruột và dẫn đến táo bón

Có một số nghiên cứu về nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến viêm đại tràng thể táo bón bao gồm:

  • Bên phải đại tràng hoạt động kém: Viêm đại tràng ở bên trái có thể làm chậm quá trình đi đại tiện ở bên phải của đại tràng. Không rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên các nghiên cứu cho biết sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan trong ruột ngay sau khi ăn và trong suốt cả ngày là nguyên nhân dẫn đến táo bón.
  • Tắc nghẽn cơ học: Viêm đại tràng có thể gây thu hẹp đại tràng, điều này làm tắc nghẽn dòng chảy của phân. Người bệnh có thể cần chụp X – quang, nội soi đại tràng sigma, nội soi đại tràng hoặc thực hiện các xét nghiệm hình ảnh khác để xác định các vật cản trong ruột kết.
  • Thay đổi hệ thần kinh: Viêm mãn tính có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh kiểm soát tần suất co bóp của ruột kết. Các tế bào bị thương có thể không hoạt động trở lại bình thường, điều này dẫn đến viêm đại tràng thể táo bón. Điều này cũng chứng minh tại sao đôi khi các triệu chứng táo bón không được cải thiện ngay cả khi cơn bùng phát viêm đại tràng đã được kiểm soát.

Ngoài ra, các loại thuốc Corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch được kê đơn điều trị viêm đại tràng cũng có thể làm tăng nguy cơ táo bón.

Yếu tố nguy cơ:

Theo thống kê, có khoảng 30 – 50% người bệnh viêm đại tràng thể táo bón. Tình trạng này thường phổ biến hơn ở nhóm đối tượng:

  • Viêm đại tràng bên trái
  • Có bệnh trực tràng
  • Giới tính nữ

Viêm đại tràng thể táo bón có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Điều quan trọng là xác định các triệu chứng, chẩn đoán sớm và có kế hoạch điều trị hợp lý.

Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng thể táo bón

Không có dấu hiệu cụ thể và đặc trưng để nhận biết tình trạng viêm đại tràng thể táo bón. Tuy nhiên hầu hết người bệnh sẽ có ít nhất 2 trong số các dấu hiệu này:

Triệu chứng táo bón ở người lớn
Viêm đại tràng thể táo bón có thể khiến bụng phình to, đau đớn và phân khô cứng nhỏ vón cục cứng
  • Bụng dưới, đại tràng, trực tràng phình to
  • Đau bụng, đau dạ dày và chuột rút
  • Đại tiện khó khăn và đau đớn
  • Đi đại tiện ít hơn so với bình thường
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Phân khô, cứng
  • Có cảm giác không để đẩy tất cả phân ra bên ngoài
  • Phân nhỏ, vón cục
  • Có cảm giác nôn nao trong bụng
  • Mệt mỏi, chán ăn, thiếu năng lượng

Viêm đại tràng thể táo bón có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là khi người bệnh căng thẳng quá mức khi đi đại tiện. Các vấn đề liên quan bao gồm:

  • Chảy máu hoặc hình thành vết loét ở niêm mạc hậu môn (nứt hậu môn)
  • Các mạch máu xung quanh hậu môn sưng lên, hình thành bệnh trĩ
  • Phân khô cứng và bị kẹt bên trong trực tràng

Cách chữa viêm đại tràng thể táo bón hiệu quả

Bệnh viêm loét dạ dày thể táo bón có thể cải thiện các triệu chứng thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, tăng lượng chất lỏng hoặc tập thể dục thường xuyên hơn. Nếu cần thiết, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc hoặc sản phẩm bổ sung để tăng cường hiệu quả điều trị.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các biện pháp điều trị bao gồm:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Tăng cường chất xơ có thể giúp giảm táo bón. Thông thường, một chế độ ăn uống có chứa 20 – 35 gram chất xơ mỗi ngày có thể giúp hình thành phân, làm mềm phần và giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn.

Tuy nhiên những người bệnh viêm đại tràng không nên tăng lượng chất xơ mà không trao đổi với bác sĩ. Việc bổ sung chất xơ quá mức có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách dễ đi cầu khi táo bón
Thay đổi chế độ ăn uống là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng táo bón

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh viêm đại tràng thể táo bón sử dụng các loại trái cây giàu chất xơ chẳng hạn như mận, sung, táo, quả mọng, lê, kiwi, bơ, cam. Ngoài ra các loại rau củ cũng cung cấp một lượng chất xơ dồi dào phù hợp cho người viêm đại tràng. Các loại rau củ bao gồm rau bina, ngô, bí đao, cà rốt, củ cải trắng và khoai tây.

Ngoài ra, người bệnh viêm đại tràng có thể bổ sung một số loại thực phẩm giàu chất xơ khác trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như:

  • Bánh mì nguyên hạt, mì ống và bánh quy giòn
  • Gạo lứt hoặc gạo nguyên cám
  • Ngũ cốc giàu chất xơ (nguyên cám)
  • Bổ sung các loại đậu, chẳng hạn như đậu xanh hoặc đậu tây
  • Ăn nhẹ với đậu phộng, hạnh nhân và quả óc chó

Đối với bệnh nhân viêm đại tràng thể táo bón, điều quan trọng là không được bỏ bữa. Ăn uống sẽ bắt đầu phản xạ thải độc, kích thích có thể sản xuất và tích tụ chất thải để loại bỏ khỏi cơ thể. Nếu không ăn, cơ thể sẽ không tạo ra nhu động ruột, điều này này khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Uống đủ nước

Tăng lượng chất lỏng tiêu thụ có thể giúp cải thiện táo bón và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương trực tràng, hậu môn. Nước giúp phân mềm hơn và dễ đi ra khỏi hậu môn mà không gây đau đớn, khó chịu và rách hậu môn. Khi bị viêm đại tràng táo bón, người bệnh nên uống nhiều hơn bốn cốc nước mỗi ngày so với bình thường để tăng lượng chất lỏng trong cơ thể.

Cũng như việc tăng cường chất lỏng, người bệnh cần cắt giảm hoặc tránh caffeine và rượu để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

3. Tham gia các hoạt động thể chất

Tập thể dục và thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất sẽ giúp củng cố các cơ ở thành bụng và cơ hoành. Các cơ này có một vai trò quan trọng trong nhu động ruột và hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm đại tràng thể táo bón. Nếu các cơ ở bụng và cơ hoành yếu, việc đại tiện có thể khó khăn hơn, dẫn đến táo bón nghiêm trọng.

Các hoạt động thể chất phù hợp với người viêm đại tràng bao gồm:

  • Đi bộ nhanh
  • Đi xe đạp
  • Bơi lội
  • Yoga
  • Thể dục nhịp điệu
  • Chèo thuyền

Nếu có thể, người bệnh nên sắp xếp thời gian vận động ít nhất ba đến bốn lần một tuần.

4. Tạo thói quen đi đại tiện

Cố gắng đi đại tiện vào một thời gian nhất định mỗi ngày. Người bệnh viêm đại tràng thể táo bón được khuyến khích đi đại tiện trong vòng 15 – 45 phút sau bữa ăn. Bằng cách này, khả năng phản xạ của dạ dày sẽ được phục hồi và giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn.

5. Sử dụng tinh dầu

Các loại tinh dầu được chiết xuất từ thực vật và được sử dụng như một loại thuốc thay thế để cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ các bệnh ngoài da, như nổi mề đay, viêm da cơ địa, đến các vấn đề tiêu hóa, bao gồm đau dạ dày hoặc viêm đại tràng.

Một số loại tinh dầu như tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu gỗ phong, cũng có thể được sử dụng để điều trị viêm đại tràng thể táo bón. Người bệnh có thể xông tinh dầu trong phòng thông qua máy khuếch tán để cải thiện tâm trạng và hỗ trợ điều trị táo bón.

6. Sử dụng thuốc nhuận tràng

Nếu việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống không thể cải thiện các triệu chứng táo bón, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như sử dụng thuốc nhuận tràng và thuốc bổ sung để kiểm soát táo bón. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tình trạng viêm đại tràng thể táo bón bao gồm:

Thuốc chữa đại tràng táo bón
Sử dụng thuốc chữa đại tràng táo bón theo hướng dẫn của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể

– Chất làm mềm phân:

Các chất làm mềm phân có chứa natri docusate, là một hoạt chất hóa học đưa nước vào phân. Điều này giúp phân mềm hơn và giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn. Sử dụng chất làm mềm phân trong vài ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Thuốc nhuận tràng thẩm thấu:

Các loại thuốc này có thể giúp phân hấp thụ nước từ các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Phân chứa nhiều nước sẽ dễ đi qua đại tràng, trực tràng và ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Tuy nhiên các loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu có thể gây mất nước hoặc mất cân bằng khoáng chất, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.

Các loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu phổ biến chẳng hạn như Magie hydroxit đường uống hoặc Polyethylene glycol.

– Bổ sung chất xơ:

Các chất xơ bổ sung là những có dạng viên bột hoặc bột có thể giúp tăng kích thước phân. Tương tự như bổ sung trái cây và rau quả, việc bổ sung chất xơ có thể cải thiện tình trạng viêm đại tràng thể táo bón nghiêm trọng ở một số người. Các chất bổ sung chất xơ phổ biến thường sử dụng bao gồm Canxi polycarbophil, sợi metylcellulose hoặc chất xơ Psyllium.

– Thuốc nhuận tràng kích thích:

Các loại thuốc nhuận tràng kích buộc đại tràng thu nhỏ lại, nhằm mục đích giảm đau ngắn hạn nếu táo bón kéo dài hoặc nghiêm trọng. Tuy nhiên, loại thuốc này không phù hợp đối với người bị táo bón mãn tính hoặc nghiêm trọng.

Trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Đôi khi các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như co thắt dạ dày, mất nước hoặc mất khả năng cân bằng các khoáng chất. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc và không thể đi đại tiện nếu không sử dụng.

– Thuốc điều trị viêm đại tràng thể táo bón theo toa:

Thông báo với các bác nếu các loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kê đơn không mang lại hiệu quả điều trị. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống táo bón mạnh hơn để làm dịu cơn đau, làm mềm phân và giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn.

7. Liệu pháp tâm lý

Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa hệ thống tiêu hóa, đường ruột và não. Các nghiên cứu cho thấy, một số kỹ thuật tâm lý có thể làm dịu các triệu chứng ở bụng và ruột, từ đó cải thiện các vấn đề đại tràng, trực tràng và táo bón.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các liệu pháp như:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức
  • Liệu pháp thôi miên hướng dẫn đường ruột
  • Liệu pháp chánh niệm
  • Tâm lý trị liệu tâm động học

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Thông thường, viêm đại tràng thể táo bón có thể được cải thiện với các biện pháp tự chăm sóc hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Các triệu chứng kéo dài hơn 3 tuần
  • Gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày
  • Đi ngoài phân đen
  • Giảm cân mà không rõ nguyên nhân

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu táo bón đi kèm với các triệu chứng như:

  • Phân có máu
  • Đau bụng dữ dội
  • Sốt
  • Đau lưng dưới

Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể, từ đó đề nghị các biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Viêm đại tràng thể táo bón có thể gây suy nhược cơ thể. Có một số biện pháp tự nhiên như thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể cải thiện tình trạng này. Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhuận tràng hoặc các loại thuốc điều trị viêm đại tràng theo toa để ngăn ngừa các biến chứng.

Nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 26/05/2023 - Cập nhật lúc 12:22 am , 26/05/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc